Chăn nuôi
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim cút giống Nhật Bản
I.Giống chim cút
- Chim cút giống trứng được nuôi rông rãi là giống chim cút Nhật Bản , tên khoa học là “Corturnix japonica”.
- Có đặc điểm dễ nuôi , sức kháng bệnh cao , đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài , nhiều con đẻ trên 300 trứng/năm.
- Trên lưng , đầu màu vàng nghệ có các vết sọc đen chạy dọc trên lưng và cánh.
- Lông bụng , lông cổ dưới ức có màu vàng nhạt.
- Chân xám hồng có chấm đen. Mỏ xám đá. Mắt đen , đôi khi có con có màu sắc lạ như hung , đen , trắng.
- Chim trưởng thành lông ống phủ kín thân; lông lưng , đầu ,cổ , đuôi có màu xám lẫn đen.
- Chim đực lông mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng. Chim mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen , lông bụng trắng xám , mỏ đen xám , chân trắng xám và hơi hồng , mắt đen.
- Chim cút đực trưởng thành hậu môn có một u lồi, chim mái không có. Chim cút đực biết gáy còn chim mái không biết gáy.
- Chim đực tiết ra “quả bóng bọt”- sản phẩm có trong nước tiểu- là một trong những dấu hiệu cho phép nhận dạng chúng.
- Chim đực bé hơn chim mái ( chim mái có khối lượng 197gam, chim đực: 155gam ).
- Năng suất: Bắt đầu đẻ lúc 39 – 40 ngày tuổi. Sản lượng trứng 260-270 trứng/mái/năm.
- Người ta thường phân biệt giới tính chim cút sau 2 tuần tuổi khi các khác biệt về giới tính bắt đầu được biểu lộ.
- Thông thường , toàn bộ chim cút đực và chim mái không đạt chuẩn sẽ được nuôi thịt.
II. Chuồng nuôi và dụng cụ
1. Chuồng
- Cách xa khu dân cư , có nguồn nước sạch và chiều dài của chuồng chạy theo hướng mặt trời mọc và lặn.
- Kích thước: chiều rộng 8m x chiều cao 2.5m.
- Dùng lưới sắt để ngăn các vách chuồng giữ cho chim và chuột không lọt vào chuồng , nền chuồng bằng xi măng , hơi dốc để dễ dàng vệ sinh , dọn rửa
- Nếu có nhiều dãy chuồng , nên bố trí mỗi chuồng cách nhau 10 m để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
2. Lồng :
Nên sử dụng các loại vật liệu sẵn có để tiết kiệm chi phí.
3. Máng uống:
Giai đoạn úm dùng bình nước uống loại nhỏ , tỷ lệ 3 bình/200 con. Sau khi úm
xong , thay máng dài ở bên ngoài lồng cho chim uống nước.
4. Máng ăn:
- Thời kỳ nuôi con trong lồng úm dùng máng ăn kích cỡ 6x40x2cm , tỷ lệ 3máng/200 con.
- Sau khi úm xong , thay máng ăn đặt bên ngoài chuồng , mặt trên máng ăn cần có lưới kích cỡ mắt 0.8 x 0.8 cm phủ lên tránh hiện tượng chim bới tung thức ăn lên , làm rơi vãi và tiêu hao thức ăn.
III. Úm Chim con:
Nhiệt độ úm thay đổi theo ngày tuổi:
Ngày tuổi | Nhiệt độ ( oC ) | Thời gian úm/ ngày |
1 – 3 | 34 – 35 | 24 giờ |
4 – 7 | 32 – 33 | Ban đêm hoặc trời lạnh |
8 – 10 | 30 – 31 | Ban đêm hoặc trời lạnh |
>11 | 28 – 29 | Ban đêm hoặc trời lạnh |
Khi úm chim non tùy thuộc vào nhiệt độ và thòi tiết để điều chỉnh thời gian úm và nhiệt độ cho phù hợp.
V.Chiếu sáng
Ngày tuổi | Giờ chiếu sáng/ngày | Phương pháp | Mục đích |
1 – 3 | 24 | 24 giờ. | Để cung cấp nhiệt và chim con ăn được nhiều. |
4 – 14 | 24 | Ban đêm hoặc trời lạnh, mưa. | Cung cấp nhiệt và cho chim ăn. |
15 – 28 | 20 – 16 | Ban đêm nhưng thời gian giảm bớt. | Hạn chế sự phát dục (đẻ) sớm. |
29 – 42 | 12 | Không chiếu sáng vào ban đêm. | Hạn chế đẻ sớm. |
>42 | 14 – 17 | Tăng thời gian chiếu sÁNG. | Kích thích chim ăn nhiều. |
VI. Chọn giống và phối giống:
1. Chọn giống:
-Từ ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng.
-Cút trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, 25 ngày tuổi nặng 70 – 90g.
-Cút mái, đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đóm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại… Trọng lượng lớn hơn cút trống.
2. Phối giống:
Phải trên 3 tháng mới cho phối giống, phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn.
VI.Phòng dịch bệnh:
Các bệnh thường gặp ở cút: Dịch tả, marek, thương hàn, cầu trùng, coryza
Phòng bênh:
- Mua giống tại nơi tin tưởng
- Giữ gìn vệ sinh và sát trùng định kỳ
- Cách ly
- Lịch tiêm phòng cho chim cút:
Ngày tuổi | Thuốc | Liều dùng | Mục đích |
1 1 – 3 |
Vaxcin ND – B1 Coli Teranet | Phun sương 1g/lít nước , liên tiếp 3 ngày. | Phòng bênh Newcastle Phòng chống Stress |
5 – 10 |
Anticoc | 2g/lít nước, dùng 3 ngày nghỉ 4 ngày. | Phòng chống cầu trùng. |
12 |
Tri Alpucine | 1g/5 lít nước, uống 3 ngày liên tiếp. | Phòng chống CRD và thương hàn. |
20 |
Vitamin | 1g/5 lít nước, uống 3 ngày liên tiếp. | Tăng lực và tăng đề kháng. |
21 |
ND – Lasota | Phun sương | phòng bệnh Newcastle. |
30 |
Tri Alpucine | 1g/5 lít nước, uống 3 ngày liên tiếp. | Phòng chống CRD và thương hàn |
Cách 3 tháng |
ND – Lasota | Phun sương. | Phòng bênh Newcatsle |
VII. Thu hoạch và loại thải
-Chim cút bắt đầu đẻ vào 40-45 ngày tuổi , tăng nhanh sau 80-120 ngày tuổi sau đó giảm dần.
-Tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở sẽ giảm sau 1 hoặc 2 năm. Vì vậy, để tỷ lệ phôi đạt cao nhất thì cần loại bỏ hoặc thay thế đàn mới.
Tag: quy trình kỹ thuật nuôi chim cút giống nhật bản, cung cấp chim cút giống nhật bản, cty phân phối chim cút giống, trang trạisản xuất chim cút giống nhật bản, mô hình
Theo TS. Dương Xuân Tuyển / Trung tâm NC&PTCN Gia cầm Vigova
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó