Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương thịt

Ngày đăng: 2015-12-12 11:29:58


Chồn hương cho xạ hương là một loại dược liệu quý. Thịt nó rất mềm, thơm, ngọt và ngon, vì thế thịt chồn hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng

chồn hương giống, Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương thịt

 

I / Giới Thiệu Chuồn Hương

1/  Mô tả : 
    Chồn hương cho xạ hương là một loại dược liệu quý. Thịt nó rất mềm, thơm, ngọt và ngon, vì thế thịt chồn hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, hiện nay giá chồn hương khoảng 1.000.000 – 1.200.000 ngàn đồng/kg.  Nghề nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chồn hương tên khoa học là Viverricula indica, họ: cầy Viverridae, bộ: ăn thịt Carnivora. Chồn hương thân thon dài, chân ngắn, đầu và mõm nhọn. Lông màu xám đen và có khoang màu trên cơ thể. Dọc sống lưng có các vệt xám đen sọc dưa, xếp thành hàng chạy từ vai đến mông. Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7 vòng đen. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn. Chồn hương nặng 2 - 5 kg. 
   Cầy hương nhỏ hơn cầy giông, nặng đạt tối đa 6 kg, dài thân 540 - 630mm, dài đuôi 300 - 430mm. Lông màu xám bẩn. Dọc sống lưng có các vệt xám đen, hông có nhiều vệt đen mờ xếp thành hàng chạy từ vai đến mông, Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7 vòng đen. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn.
 

2/ Sinh thái và tập tính: 
    Cầy hương không sống trong rừng. Sinh cảnh thích hợp là trên nương rẫy, ven khe suối, trên các savan đồi cây bụi. Sống đơn độc, kiếm ăn đêm (thường từ chập tối đến nửa đêm). 
Thức ăn ưa thích của cầy hương là côn trùng và chuột. Ngoài ra chúng còn ăn chim và một số loài bò sát (rắn, nhông) một số loại quả và rễ cây. Cầy hương sinh sản tập trung vào tháng 4,5,6. Mỗi lứa 2 - 3 con. Tuổi thọ khoảng 8 - 9 năm.

3/ Phân bố:
   Trên toàn vùng Nam châu Á.Ở nước ta, cầy hương phân bố khắp các tỉnh miền núi và trung du.
Giá trị sử dụng: 
Cầy hương cho xạ hương là một loại dược liệu quí.

4/ Tình trạng: 
  Số lượng không còn đối phổ biến, cần bảo vệ nghiêm ngặt để phát triển vững bền loài cầy hương.

5Chồn chế biến Cà phê
  Cà phê chồn được sản xuất bằng cách cho chồn hương ăn quả cà phê tươi, sau đó lấy hạt cà phê từ phân của chồn để làm sạch và chế biến thành cà phê hảo hạng. Kỹ thuật tạo ra cà phê tuyệt hảo này là nhờ chồn hương tham gia vào quá trình “chế biến”. 
Người ta chọn những trái cà phê chín đỏ hái ngay ở các vườn và đem về rửa sạch. Chồn hương khỏe, tiêu hóa tốt được chọn cho ăn cà phê để… thải ra cà phê có chất lượng tốt. Hạt cà phê do chồn hương “xử lý” phơi khô kỹ, cất giữ vài năm vẫn không mất đi hương vị độc đáo của nó. 
Nếu cà phê nhân thông thường có giá 40.000 đồng/kg thì cà phê chồn cùng thời điểm giá từ 500 – 1 triệu đồng/kg nguyên liệu ( có thể thay đổi theo giá thị trường ). Trên thế giới có một số nước sản xuất cà phê chồn như Indonesia, Philippines, Ethiopa… nhưng với số lượng rất hạn chế và giá thành rất đắt (khoảng 1.300 USD/kg). Còn riêng tại Buôn Ma Thuột, một ly cà phê chồn để bạn nhâm nhi thưởng thức cũng có giá… 200.000 đồng.

 

II / Kỹ thuật chuồng trại nuôi chồn hương thịt

  Chuồng trại: Trại nuôi làm theo hướng đông nam, mái lợp lá hoặc ngói , cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng mở thuận lợi,  đảm bảo đông ấm, hè mát. 
Trong chuồng có thiết kế khoảng 2-3 tầng(tùy theo số lượng nuôi) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa lồng nhốt chồn, mỗi tầng cao 0,7 - 0,8 m. Nền tầng bằng bê tông dốc để thoát nước tiểu. Các lồng để trên một tầng phải được ngăn kín để chồn hương trong hai lồng không trông thấy nhau, chống hiện tượng stress. Thông thường lồng nhốt chồn hương được làm kiên cố bằng lưới sắt B 40 hoặc đan bằng tre,  bằng gỗ, cửa có then cài chắc chắn để chúng không chui ra được. Chúng ta nên mua lưới thép vuông 3cm. 
Mỗi lồng cao 70 cm, rộng 1 m, dài 1,2m. Nếu làm đáy lồng làm bằng tre, gỗ nên đóng chừa khe hỡ để phân lọt xuống nền. Với lồng nuôi sinh sản cần làm kĩ lồng nuôi: đáy lồng bằng gỗ nhẵn, dày 1cm, rộng 3cm và đóng chừa khe hở 1cm để chồn con khỏi lọt chân. Nên để lồng nuôi chồn sinh sản chỗ yên tĩnh hơn. 
Vệ sinh chuồng trại: mỗi ngày phải dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi. Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống rãnh bố trí khi thiết kế chuồng, đảm bảo chuồng luôn khô, sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường nuôi… 
  Kết luận : 
-          > Chuồng nuôi tốt nhất làm bằng khung sắt V2 – V3, dài 2m x cao 0.5 m x sâu 1m chân chuồng cách mặt nền 0.3m, nền cán bằng xi măng tạo dộ dốc để thuận lợi việc vệ sinh hàng ngày.  Mỗi một chuồng được chia làm 4 ngăn mỗi ngăn dài 0.5 m x sâu 1 m x cao 0.5 m , mỗi ngăn thả một con và mỗi ngăn có một cửa ( 20 cm x 30 cm ) cài then chắc chắn để chồn không phá chuồng chui ra ngoài được.

-          > Bao quanh chuồng và vách giữa các ngăn được làm bằng lưới B40 cứng cáp có ô vuông 3cm, loại lưới đặc biệt này tìm mua ở chợ <em "mso-bidi-font-style:="">kim biên – tp. HCM mới có .

-          > Chuồng để nuôi chồn sinh sản cũng giống loại chuồng trên nhưng lưới bao quanh chuồng có ô tròn khoảng 1cm để chồn mới sinh không lọt chân xuống dưới và chết .

 

III / Kỹ thuật chọn giống chồn hương

Chọn giống bố mẹ :
         Chọn những con nhanh nhẹn, không bị thương, bị tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn, tinh tường… Những con muốn chọn làm giống nên chọn những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã thích nghi với môi trường sinh thái. 

 

IV / Kỹ thuật nuôi sinh sản của Chồn Hương 

   Để nuôi sinh sản cần đặt những chuẩn mực sau:
1-chồn cần đạt 2,5 – 4 kg nuôi trên 8 tháng
2-chọn chồn thật khỏe mạnh- tẩy giun, trước thời gian giao phối 1 tuần
3-chồn đực trong giai đoạn phát dục, mùi hương phát ra rất mạnh ta có thẻ cảm nhận tốt, chồn cái lúc này cũng quậy phá chuồng
Chọn chồn sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên. Khi đến thời gian động đực con cái hay bỏ ăn phá chuồng và phát ra tiếng kêu lạ , con đực tiết ra xạ hương để quyến rũ con cái. Lúc này ta bắt con cái bỏ vào con đực cho chúng giao phối. Khi chồn động đực thì ta nên cho giao phối ngay tránh chậm trễ mà giảm hiệu quả. Giao phối xong là tách con cái và con đực nuôi riêng. Nếu sau 30 ngày mà không thấy chồn mang thai thì ta để ý và cho giao phối lại. Thời gian mang thai của Chồn là 90 ngày. Từ 7-10 ngày chồn con mở mắt. Chồn con mới sinh ra bú sữa mẹ. Sau 35 ngày thì chồn con tập ăn thức ăn của mẹ. Từ lúc đẻ đến 60 ngày tuổi thì tách bầy.
Chồn con nuôi 2-3 tháng là có thể xuất chuồng bán giống, sau 11-12 tháng bán chồn sinh sản. Hiện tại 1 cặp chồn con khoảng 1 kg/con bán 6 triệu đồng; chồn sinh sản 2 – 2,4 kg /con bán 9 triệu đồng / cặp;  2,5-4,5 kg/con bán 12 triệu đồng/cặp. 
thông thường thả chồn giống vào mùa xuân, từ tháng 2 - 3 dương lịch. Cầy hương nếu chăm sóc tốt sẽ tăng trọng rất nhanh, có thể đạt 0,7 - 1 kg/con/tháng. Cầy trưởng thành sau khi nuôi khoảng 4 - 5 tháng, trọng lượng đạt từ 4 - 6 kg. Lúc này có thể bán theo nhu cầu của khách hàng, hoặc chọn giống bố mẹ để nuôi sinh sản.
Chồn hương ở ngoài thiên nhiên một năm đẻ được 1 lứa, chồn đã được thuần hóa, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình từ 3 - 6 con.
    Một số biểu hiện khi chồn động dục: chồn cái thường bỏ ăn 3 ngày, phá chuồng, phát ra tiếng kêu lạ. Chồn đực tiết ra mùi thơm (xạ hương) để quyến rũ con cái. Thời gian này, bắt con cái cho vào chuồng con đực để cho chúng giao phối. Lưu ý khi phát hiện chồn có biểu hiện động dục cần cho chồn giao phối ngay, sau đó tách con cái, con đực nuôi riêng. Thời gian chồn mang thai khoảng 90 ngày. Chồn con 7 - 10 ngày mới mở mắt, thời gian này chồn mẹ cho chồn con bú. Nếu chồn đẻ nhiều, tách từng cặp cho bú luân phiên, khoảng 1 tuần sau nhốt chung trở lại. Trước khi đẻ khoảng 30 ngày cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho chồn mẹ như: B complex, vitamin tổng hợp... Sau khi sinh cần cho chồn mẹ uống nước đầy đủ. Chồn con được 35 ngày tuổi sẽ tự ăn được. Từ lúc đẻ tới lúc xuất chuồng khoảng 60 ngày, trọng lượng đạt 400 - 600 g/con. 

 

IV / Kỹ thuật cho chồn hương ăn 

Chồn hương ngoài thiên nhiên ưa thích côn trùng: mối kiến, chim chuột các loại bò sát rắn, nhông và một số loại quả: chuối, đu đủ, cafe, mít, rễ cây… Khi nuôi thuần cần cho ăn thức ăn cơm có thịt cá do con người chế biến. Chồn ở ngoài thiên nhiên mới đem về rất nhát cần kiên trì tập cho ăn. Cho chồn ăn buổi ăn tối là chính, buổi ăn sáng là phụ. Cho chồn ăn đầy đủ. Để đảm bảo chồn phát triển tốt cần bổ sung thêm B.complex loại tốt, cám gà đậm đặc (concentrat), loại chất lượng cao của các nhà máy chế biến thức ăn như: Proconco, Guyomach, AFP, CP Group...  
Chồn hương đã được thuần hóa ăn rất đơn giản, chủ yếu là cơm, cháo nấu với cá biển. Một ngày cho ăn một bữa chính vào lúc 6 giờ tối, ban ngày cho ăn thêm rau củ quả, đặc biệt trái cây có độ ngọt cao như mít, chuối, đu đủ…
  Chồn nuôi thức ăn chủ yếu là trái cây chín như chuối, đu đủ… ăn vào ban ngày, nấu cháo đường, cháo cá, thịt ăn vào ban đêm. Cho chồn ăn 1-2 quả chuối chín ( ………….)  vào ban ngày,1/3 tô cháo/con vào ban đêm thông thường vào khoảng 6h tối , chi phí thức ăn chỉ hết khoảng 2.000-3.000 đồng/con.

 

V / Kỹ thuật phòng chữa bệnh Chồn Hương

Theo kinh nghiệm chồn là động vật hoang dã nên nuôi rất dễ. Không cho ăn thức ăn đã ôi thiu, hàng ngày cần phải dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ, đảm bảo chuồng luôn khô, thoáng, thì chồn rất ít khi bị bệnh, chỉ có bị bệnh tiêu chảy trị được bằng thuốc đi ngoài dạng viên của người. Khi chồn cái có biểu hiện kêu, phá chuồng, bỏ ăn phải bắt chồn ra khu khác để cho giao phối, giai đoạn mang bầu lại bắt trở lại vào chuồng ban đầu. Khi chồn chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn cà phê để tạo ra cà phê chồn thì cần chăm sóc tốt để chồn có sức khỏe, ăn được nhiều lượng cà phê hơn. 
  Chồn hương là loại động vật hoang dã mới được con người thuần hóa, nên sức đề kháng tốt ít bị bệnh tật. Nhưng trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ. Khi thay đổi thức ăn chúng thường hay bị bệnh tiêu chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiều nước. Nên phòng bệnh tiêu chảy bằng cách tiêm thuốc  kháng sinh 
  Chồn hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng) như các loại gia súc, gia cầm khác. Ta có thể điều trị bằng các loại thuốc thú y. Liều lượng tính lượng thuốc/kg thể trọng, tương tự như liều dùng đối với gia cầm. 

 

V / Kỹ thuật cho chồn ăn cà phê

   Ngoài việc nuôi chồn bán thương phẩm, bán giống thì chồn còn được nuôi để làm cà phê chồn, cà phê chồn mang lại một giá trị kinh tế vô cùng lớn cho người chăn nuôi chồn. Chúng được ví như thứ vàng sống.
  Vào mùa cà phê từ tháng 9 – 12 âm lịch chúng ta hái những trái cà phê tươi chín đỏ, rửa sạch để khô ( chọn những cây cà phê mà dới thường hay ăn ) .
  Bắt đầu cho ăn vào lúc 6h, 8h, 10h, 12h tối mỗi lần cho ăn khoảng ½ một bát ô tô. Mỗi lần cho ăn thì bỏ những trái cà phê mà chồn không ăn hết ra ngoài không cho ăn lại. Tới 3h sáng hốt hết cà phê do chồn thải ra, sau đó cho 1/3 tô cháo để chồn có sức hôm sau ăn tiếp. ( lưu ý : không cho chồn ăn toàn cà phê mà không ăn thức ăn khác chồn sẽ chết )
  Chọn những con chồn khẻo mạnh đạt từ 2 kg trở nên mới cho ăn cà phê, chồn đang mang thai hoặc đang nuôi con không cho ăn cà phê.  

 

Trích nguồn: nai hươu

 

Từ khóa: kinh nghiệm nuôi chồn hương, hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương thương phẩm, mô hình nuôi chồn hương, cung cấp chồn hương giống, mua bán chồn hương giống, cơ sở sản xuất chồn hương giống, trang trại sản xuất chồn hương giống, thu mua chồn hương giống, kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản, kỹ thuật nuôi cầy hương






TIN TỨC KHÁC :