Chăn nuôi
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi Gà Chín Cựa
Gà nhiều cựa là đặc sản của xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao. Gà nhiều cựa nuôi sống chủ yếu trên vùng đồi núi cao, nhiệt độ tương đối thấp. Đặc biệt, loài gà này có khả năng chống chịu bệnh rất cao, màu sắc đẹp, thịt thơm, ngon.
Đặc điểm gà nhiều cựa:
Đặc điểm của loại gà này có màu hoa mơ pha với tím sẫm, hình dáng giống gà bình thường. Trọng lượng gà trưởng thành khoảng 1,5 - 1,8 kg. Cả gà trống và gà mái đều có cựa mềm, thường 6 - 8 cựa (hiếm gặp con có 9 cựa).
Phương pháp nuôi gà nhiều cựa dễ dàng và giống với các giống gà địa phương khác:
Chuồng nuôi gà chín cựa
- Chuồng làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như tre, nứa, luồng, lá cọ tranh, rạ… Nuôi 100 con cần diện tích khoảng 25 - 30m2.
- Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40 - 50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân.
- Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.
- Chuồng gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước, tránh giập vỡ trứng và tránh gà mổ trứng.
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Giai đoạn gà con : từ 1ngày - 4 tuần tuổi
- Nuôi trong lồng: Kích cỡ lồng: 1 m x 2 m x 0,9 m (kể cả chân đáy 0,4 m) để nuôi 100 gà con. Đáy lồng làm bằng sắt ô vuông 1 x 1 cm, xung quanh chuồng dùng lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao
- Nuôi trên nền : Chất độn chuồng (trấu, dăm bào dày 7 - 10 cm và phun thuốc sát trùng (Formol 2%). Dùng cót cao 50 - 70 cm để quây (15 - 20 con/m2 và nới rộng cót theo thời gian sinh trưởng của gà
- Sưởi ấm cho gà : Dùng bóng điện, đèn dầu, than củi để sưởi ấm cho gà: tuần 1 : 31 – 340C; Tuần 2 : 29 - 310C; Tuần 3 : 26 – 290C và tuần 4 : 22 – 260C.
- Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp
+ Nếu nhiệt độ vừa phải : gà nằm rải rác đều khắp chuồng, đi lại ăn uống bình thường.
+ Nếu nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau.
+ Nhiệt độ cao: gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ thở mạnh, uống nhiều nước.
+ Gió lùa: gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng.
+ Chiếu sáng suốt đêm cho gà trong 2 - 3 tuần đầu để đảm bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ, chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể.
- Thức ăn cho gà : Ngày đầu tiên chỉ cho gà ăn tấm hoặc ngô nghiền nhuyễn. Từ ngày thứ hai trở đi cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dùng cho gà con, tỷ lệ protein thô từ 19 - 21% và năng lượng 2800 - 2900 kcal. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp trộn với thức ăn địa phương cho gà ăn. Cho thức ăn vào mẹt , khay tôn, khay nhựa cao 3 - 5 cm hoặc máng bằng tre luồng để cho gà ăn.
- Nước uống: nước cho gà pha 50 gr đường glucoza với 1 g Vitamin C/ 3 lít nước để chống stress cho gà. Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước, nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16-20 oC. Sử dụng máng uống bằng hộp nhựa, chai đựng đầy nước úp ngược hoặc các chụp ống bằng nhựa hoặc ống bương từ 3 - 5 lít nước cho 100 gà.
- Nuôi gà từ 4 tuần tuổi đến khi giết thịt:
Sau 4 tuần tuổi bắt đầu thả gà ra vườn, thả khi mặt trời đã mọc từ 1 - 2 giờ. Ngày đầu thả ra khoảng 2 giờ và tăng dần vào những ngày sau để gà quen dần trong vòng một tuần.
Đảm bảo dinh dưỡng cho gà ăn với tỷ lệ protein thô 15 - 16 %, năng lượng 2800 kcal. Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám và giun đất.
Trước khi bán 10 - 15 ngày vỗ béo cho gà ăn bằng cách cho gà ăn tự do thức ăn hỗn hợp tấm hoặc ngô vàng.
Nuôi gà mái đẻ
Từ 1 - 6 tuần tuổi : Nuôi như gà thịt thương phẩm.
Từ 7 - 20 tuần tuổi: Cho gà ăn hạn chế với lượng thức ăn ít hoặc thức ăn có năng lượng thấp dưới 2700 kcal để tránh gà quá béo, vì gà béo quá dễ đẻ muộn để thưa, năng suất trứng thấp.
Đảm bảo thức ăn cho gà trong thời gian đẻ với tỷ lệ protein thô 16 - 18% và năng lượng 2.750 kcal. Cho gà ăn bổ sung thêm canxi bằng bột vỏ ốc, bột vỏ sò, bột đá vôi nghiền.
Tỷ lệ đẻ của gà tăng thì cũng tăng lượng thức ăn cho gà. Mật độ nuôi gà đẻ: 4 - 5 con/m2 chuồng.
Lượng thức ăn cho gà : tuần tuổi gr/con/ngày
1 - 6 tuần tuổi ăn tự do
7 - 10 tuần tuổi : 45 – 55 gr/con/ngày
11 - 16 tuần tuổi : 55 - 65 gr/con/ngày
17 - 20 tuần tuổi: 70 - 80 gr/con/ngày
Gà đẻ 115 - 125 gr/con/ngày
Phòng bệnh cho gà chín cựa
- Gumboro lần 1 : 5 - 7 ngày tuổi : Nhỏ mắt,mũi
- Dịch tả lần 1 : 5 - 7 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi
- Chủng đậu 1 : 7 ngày tuổi : Chủng dưới cánh
- Gumboro lần 2 : 21 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi
- Dịch tả lần 2 : 18 ngày tuổi: Nhỏ mắt mũi
- Gumboro lần 3 : 33 - 35 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi.
Theo Agriviet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó