Hướng dẫn kỹ thuật nuôi yến phụng sinh sản

Ngày đăng: 2015-04-12 16:59:08


XÂY DỰNG CHUỒNG NUÔI CHIM

Chuồng nuôi yến phụng sản thường được làm theo hình hộp chữ nhật, tuỳ theo số lượng chim nuôi mà ta làm chuồng lớn hay nhỏ sao cho mật độ phân bố thích hợp. Chuồng được chia làm 2 phần : phần nhà và sân

1. Phần sân nhà nuôi tổ yến:

Phần sân được nối liền với phần nhà , phần này chiếm 2/3 diện tích chuồng, được bao bọc phía trên và xung quanh bằng lưới 1 phân. Chiều cao của khung lưới phải trên 2 m. Yến phụng rất sạch sẽ thích tắm, vì vậy trong sân ta cần thiết kế những rãnh nước hay hồ nhân tạo để chim tắm và uống nước, ngoài ra phải bố trí nhiều sào dài, cây cối để làm chỗ đậu cho chim. Chim yến phụng rất thích chơi đùa đánh đu, leo trèo bay nhảy. Chọn một chỗ thích hợp nào đó trong sân đặt máng ăn cho chim.

2. Phần nhà nuôi tổ yến:

Phần nhà chiếm khoảng 1/3 diện tích chuồng, được xây bằng gạch, lợp mái sao cho thật kín không để kẻ hở để chim thoát ra ngoài đồng thời tránh các tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng đến yến. Phần nhà là nơi chim trú mưa, trú nắng và sinh sản do đó các tổ đẻ phải đặt trong này, các tổ chỉ cần máng vào vách tường và chia đều khoảng cách các tổ với nhau .

 

mr_189573_6e4177669e312fc7

 

 

3. Tổ đẻ tập thể của chim yến :

Là 1 hình hộp dựng đứng, bề ngang 12 cm, chiều cao 20 cm. Mặt đáy khoét lòng chảo đường kính độ 9 cm để trứng tụ vào cho chim mẹ dễ ấp. Phần trên là nắp đạy có bản lề đóng mở để dễ kiểm soát chim và vệ sinh tổ. Mặt trước khoét 1 lổ tròn đường kính 4 cm để chim ra vào, dưới cái lỗ tròn đó gắn thẳng góc với tổ 1 khúc cây tròn, để chim đậu trước khi vào tổ. Ưu điểm của kiểu tổ này là chim non khó lọt được ra bên ngoài .

to chim yen phung

Tổ đẻ cho chim yến phụng

CHĂM SÓC CHUỒNG TRẠI

1. Cung cấp lương thực :

  • Mỏ Yến phụng khoằm, sắc nhọn, rất thích hợp với việc nhằn gặm các loại hạt ngũ cốc, hạt cỏ… như kê, lúa, lúa mì, hạt hướng dương, hạt yến mạch…
  •  Yến phụng rất thích rau vì vậy phải cho chim ăn thêm rau xanh như: xà lách, rau muống. Rau cho chim ăn cần lựa và ngâm rửa kĩ nếu không chim sẽ bị bệnh tiêu chảy!
  • Ngoài rau, người nuôi Yến phụng còn phải bổ sung khoáng cho chim để đảm chất dinh dưỡng cho chim khỏe mạnh.
  • Khi nuôi nhiều chim ta phải bố trí máng ăn sao cho đủ dài để chim được đứng ăn thỏa mái tránh giành giật. Đồng thời phải cung cấp nước uống đầy đủ cho chim.

2. Vệ sinh – Chăm sóc :

  • Nuôi Yến Phụng tuy không dơ bẩn như gà, vịt nhưng chỗ nào có đồ ăn rơi vãi là có ruồi bọ, vì vậy ta phải quét dọn chuồng trại hằng ngày .
  • Ngoài ra người nuôi phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của bầy chim.
  • Thường xuyên kiểm tra lưới bao quanh sân có chổ hở nào không để tránh chim bay ra ngoài.
  • Tổ nào có lứa chim ra ràng sau khi bắt con ra phải  rửa sạch sẽ, đem phơi nắng xong đem treo vào chỗ cũ.
  • Rau cho chim ăn phải rửa sạch sẽ, tránh cho chim bị bệnh đường ruột.
  • Máng ăn, máng uống luôn được cọ rửa sạch sẽ, luôn thay nước mới.
  • Vào mùa mưa bão, chim đều trú trong nhà, vì vậy ta phải lo chỗ đậu và ăn uống cho chim ngay trong nhà.

YP-3

 

3. Kiểm soát ổ đẻ :

  • Chim giống thả vào chuồng tập thể lần đầu, nên chọn chim tơ có cùng lứa tuổi, số lượng trống mái bằng nhau, sau này cỡ năm bảy năm ta loại bỏ 1 lần và thay lứa mới vì lúc này chim đã già nên sinh sản kém.
  • Tuyệt đối không di dời vị trí tổ đẻ vì sẽ làm cho chim bị sốc, và có thể sẽ làm sốc lây những cặp chim khác.
  • Nhiệm vụ chính của người kiểm soát ổ đẻ là kiểm tra loại bỏ trứng không cồ, rồi tùy theo đó dồn trứng, dồn con sao cho thích hợp, lập sổ theo dõi chất lượng sinh sản, sức khỏe của từng cặp chim.
  • Khi chim con ra ràng thì bắt nhốt riêng để đem bán sau đó vệ sinh tổ đẻ để chim cha mẹ chuẩn bị đẻ lứa sau .

 

Trích nguồn: ./.






TIN TỨC KHÁC :