Chăn nuôi
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi gà rừng
Gà rừng là động vật hoang dã, rừng là nhà của chúng. Gà rừng rất nhút nhát nên khó nuôi. Chúng thường sống theo đàn và rất cảnh giác với các vật lạ, mọi thay đổi gà đều biết và tránh xa.
Thịt gà rừng có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ gan, thận, tăng cường gân cốt.
Nuôi gà rừng mang lại lợi ích kinh tế khá cao.
Với kinh nghiệm có được sau khoảng 8 năm triển khai thành công dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng, gà rừng, giống rau rừng kết hợp với các kinh nghiệm đúc rút, chúng tôi tạm thời biên soạn “ Quy trình Kỹ thuật Chăn nuôi gà rừng” để cung cấp cho các trang trại, các nông dân chăn nuôi gà rừng.
Đặc điểm của gà rừng
Gà rừng có cánh dài 200 – 250 mm nặng 1 – 1,1kg. Con trống có lông ở đầu và cổ màu đỏ cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen.
Con mái nhỏ hơn con trống, toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam ở con mái và màu đỏ ở con trống. Mỏ nâu, chân xám xanh.
Thân hình thanh, mào nhỏ. Gà rừng duy nhất chỉ có mào cờ. Khi gà thay lông thì mào gà giảm đi 1/3 kích cỡ.
Tích, tai:
+ Gà trống có tích dài thong nhưng không quá to, tai màu trắng
+ Gà mái tích rất nhỏ hầu như không có, tai gà mái cũng có màu trắng nhưng rất nhỏ so với gà trống.
Gà rừng có mặt nhỏ, không dài, mỏ thẳng màu sắc của mỏ phụ thuộc vào màu sắc của chân gà có thể là màu nâu hơi trắng hoặc vàng hơi xanh
Gà trống: Lông đuôi thưa tối đa 2 cọng lông đuôi chính chia đều 2 bên mỗi bên 1 cọng. 4 cọng lông đuôi phụ cong đều mỗi bên không quá dài. Lông đuôi gà rừng thường chụm lại chứ không xòe ra. Độ dài lông đuôi phụ thuộc vào từng loại gà.
Có sức đề kháng cao, khỏe mạnh, ít xảy ra bệnh dịch.
Dễ nuôi, không cần nhiều thức ăn.
Sống theo đàn, ngủ trên cành cây.
Chất lượng thịt cao, thịt thơm ngon, giá bán cao.
Gà trống được khoảng 6 tháng tuổi bắt đầu gáy và được 8 tháng tuổi là gáy rành rọt. Gà biết gáy là có thể đạp mái.
Gà mái khoảng 7 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Gà đẻ tối đa 3 lứa/năm (đối với gà nuôi ở nhà).
Khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch thì gà trống bắt đầu thay lông và trong thời gian này thì gà mái cũng không đẻ.
Chân gà rừng là chân tròn chứ không có chân vuông. Chân màu xanh đá hoặc xanh vỏ đậu. Cựa gà rừng ra rất nhanh khoảng 10 tháng tuổi cựa dài hơn 1cm nhưng gà hơn 1 năm tuổi cựa mới nhọn. gà rừng chân cũng có 4 ngón như chân gà ta.
Gà non có sọc to màu nâu sẫm ở chính giữa lưng chạy từ đỉnh đầu cho đến đuôi. Hai sọc mỏng màu nâu sẫm khác ở hai bên sườn (chạy từ cổ đến đuôi). Màu giữa các sọc là màu kem. Những sọc điển hình khác chạy từ mắt đến sau đầu. Phần còn lại trên lưng màu nâu nhạt và ở bụng màu nâu nhạt hơn. Lông cánh mọc nhanh và gà có thể bay 1 đoạn ngắn khi đạt1 tuần tuổi. Cẳng chân và các ngón chân ở vài ngày tuổi có màu xanh nhạt.
Cách thuần dưỡng gà rừng
Gà rừng có bản tính nhút nhát hơn nhiều nên thuần hóa gà rừng cũng khá khó khăn.
Tùy theo gà được bắt ở rừng về hay được ấp nở từ trứng mà ta có cách thuần hóa khác nhau.
Đối với gà được bắt từ rừng về:
+ Nếu bắt được gà mái thì ta có thể nhốt cùng gà trống và ngược lại. Việc nhốt chung như vậy giúp gà rừng nhanh chóng biết được chỗ để ăn.
+ Nếu bắt được gà con thì ta có thể nhốt chung với những con gà khác cùng kích cỡ, dùng bạt che kín 3 phía lồng nhốt để tránh gây tổn thương cho gà con, trừ phía trước lồng ra vì để cho thoáng khí và gà không đâm về hướng này.
Đối với gà nuôi ở nhà:
Khi gà con nở ra thay vì ném thức ăn vào cho gà ăn thì ta cần ngồi cạnh gà cho gà ăn đây là cách tốt nhất cho gà quen với sự có mặt của người và xác định được con người không có gây hại đối với nó. Qua tuần thứ 5 gà đã cứng cáp hơn ta thả gà con theo mẹ nhưng đến thời gian cho ăn thì gọi gà về và ngồi cạnh cho ăn hoặc cho ăn quanh bạn. Đây là cách tốt nhất để cho gà quen với người.
Kỹ thuật chọn lọc gà con.
+ Khối lượng sơ sinh lớn
+ Nhanh nhẹn, linh hoạt, thân hình cân đối.
+ Mắt tròn sáng mở to
+ Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo.
+ Lông khô, bông tơi xốp, mọc đều
+ Cánh áp sát vào thân
+ Bụng thon mềm, rốn kín.
+ Mỏ to, chắc chắn, không vẹo, khép kín.
Hướng dẫn chọn lọc gà hậu bị
Tiêu chuẩn chọn gà:
+ Đầu: rộng sâu, không dài và quá hẹp.
+ Mắt: to, lồi, sáng,tinh nhanh
+ Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.
+ Mào: to màu đỏ tươi
+ Thân: dài, sâu, rộng.
+ Bụng: phát triển tốt, khoảng cách giữa xương ức và xương lưỡi hái rộng.
+ Chân: sáng, bong, ngón chân ngắn.
+ Lông: Màu sáng, bóng, phát triển tốt.
+ Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.
Hướng dẫn chọn lọc gà đẻ
+ Đầu: rộng, sâu, không dài và quá hẹp.
+ Mắt: nhanh nhẹn, to, lồi, sáng.
+ Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.
+ Mào: màu đỏ tươi.
+ Thân: dài, sâu, rộng.
+ Bụng: khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương ức rộng khoảng 3 – 4 ngón tay, giữa 2 xương chậu rộng khoảng 2 – 3 ngón tay.
+ Lỗ huyệt: ướt, cử động đều, màu hồng.
+ Chân: màu đặc trưng, sáng bóng, ngón chân ngắn.
+ Lông: sáng, bóng, mềm mượt.
Hướng dẫn chọn lọc gà trống
+ Đầu: rộng, sâu, không dài, quá hẹp.
+ Mắt: to, tinh nhanh,sáng, màu đỏ
+ Mào: to, đỏ tươi.
+ Mỏ: ngắn, khép kín.
+ Thân hình: dài, sâu, rộng.
+ Chân: sáng, bóng, màu đặc trưng của giống (màu xám xanh).
+ Lông: phát triển tốt, sáng bóng, mềm, mượt.
+ Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.
Thiết kế chuồng trại nuôi gà rừng
Tùy điều kiện của từng hộ gia đình khác nhau, giai đoạn và nguồn gốc gà khác nhau mà có phương thức nuôi khác nhau như nuôi nhốt hoặc thả rông.
Quây xung quanh chuồng bằng lưới B40, xung quanh xây gạch cao 40cm, nền đổ cát vàng.
Khô ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
Đảm bảo ấm mùa đông , mát mùa hè. Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.
Phòng dịch bệnh trong chuồng như quét vôi xung quanh, tiêu độc khử trùng trong chuồng bằng NaOH…
Để trống chuồng 15 – 20 ngày trước khi cho đàn mới vào nuôi.
Nuôi gà cùng lứa tuổi trong 1 chuồng để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.
Cách ly những con mới bắt để phòng bệnh.
Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm chân tránh nhiễm bệnh nên cần làm một số dàn đậu trong chuồng. Khoảng cách giữa các dàn đậu khoảng 0,3 – 0,4 m nhằm đảm bảo gà không bị đụng vào nhau, không mổ nhau, không ỉa phân lên nhau.
Làm ổ đẻ cho gà ở nơi tối nhưng vẫn phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
Đảm bảo diện tích đủ rộng để nuôi gà mật độ nuôi càng thấp thì khả năng tăng trọng cao, dich bệnh xảy ra ít và ngược lại.
Thức ăn của gà rừng
Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho gà phát triển tốt cho từng giai đoạn.
Thức ăn tinh bột gồm: cám gạo, cám ngô, tấm…
Thức ăn bổ sung đạm gồm: dế, cào cào, mối, giun quế…
Thức ăn bổ sung khác premix khoáng, premix vitamin, rau xanh…
Gà con: cho ăn cám dành cho gà 1 – 21 ngày sau đó có thể cho ăn thêm gạo, tấm.
Gà đẻ cho ăn thêm cám dành cho gà đẻ, bổ sung thêm canxi và cho ăn thêm mồi tươi.
Gà trống: khi thấy gà có biểu hiện thay lông cần cho gà ăn nhiều mồi tươi có thể cho ăn thêm thịt mỡ ít nạc vì trong thời gian này gà trống rất mất sức.
Thái nhỏ rau cho gà hàng ngày.
Yêu cầu nguyên liệu:
Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng: không bị ẩm mốc, sâu mọt, hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục. Một số nguyên liệu cần phải sơ chế trước khi cho gà ăn như đậu tương cần rang chín, vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền… Các loại nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn cần nghiền nhỏ.
Công thức phối trộn thức ăn.
Chú ý: khẩu phần ăn này chỉ mang tính chất tham khảo.Tỷ lệ phối trộn chỉ mang tính chất tương đối tùy thuộc vào từng giai đoạn của gà có thay đổi khác nhau trong khẩu phần.
Hướng dẫn cách phối trộn thức ăn cho gà rừng:
Dàn đều các thức ăn đã nghiền ra nền nhà theo thứ tự nhiều đổ trước ít đổ sau, các nguyên liệu ít như premix khoáng, vitamin ta cần trộn với các nguyên liệu khác như cám ngô, cám gạo trước rồi mới trộn với các nguyên liệu khác. Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều sau đó đóng vào bao sau dó đặt bao thức ăn lên chỗ cao ráo cách xa tường và trần nhà. Cần bảo quản kỹ tránh bị chuột cắn.
Cho ăn: lượng thức ăn cho 1 ngày đêm:
+ Gà từ 1 – 10 ngày tuổi : 6 – 10g/con
+ Gà từ 11 – 30 ngày tuổi : 15 – 20g/con
+ Gà từ 31 – 60 ngày tuổi: 30 – 40 g/con
+ Gà từ 61 – 150 ngày tuổi (gà dò): 45 – 80g/con
+ Gà sinh sản : gà mái cho ăn 100g/con, gà trống 110g/con.
Đối với gà thả vườn cần quan sát diều gà vào buổi chiều khi gọi gà về cho ăn để quyết định lượng thức ăn cho gà ăn
Máng ăn, máng uống
Gà có thói quen ăn uống cùng nhau nên ta treo máng ăn và máng uống cạnh nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của gà.
Gà ở lứa tuổi khác nhau cần treo máng ăn và máng uống có kích cỡ thích hợp đảm bảo cho gà ăn được lượng thức ăn nhiều nhất.
Vệ sinh sạch sẽ máng ăn và máng uống cuả gà tránh cho gà mắc bệnh.
Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý gà con.
Hướng dẫn cách úm gà rừng con:
+ Quây úm: kích thước 2 x 1 m cao 0,5 m đủ đẻ nuôi 100 con gà.
+ Chuẩn bị quây úm: Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng Formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót quây khoảng 2 – 4 m tùy theo số lượng gà định úm. Nền chuồng có lớp độn chồng bằng trấu dày 10 – 15 cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.
+ Mật độ chuồng nuôi: sau khi gà con nở được 18 – 24 giờ (đủ thời gian để gà con khô lông), chọn những gà con đạt tiêu chuẩn như khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tơi xốp, không bị dị tật.
Mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi như sau:
Tuần tuổi | Mật độ trung bình (con/m2) | |||
Mật độ tối thiểu | Mật độ tối đa | |||
1 | 30 – 35 | 30 – 45 | ||
2 | 20 – 25 | 25 – 30 | ||
3 | 15 – 20 | 20 – 25 | ||
4 | 12 – 15 | 15 – 20 | ||
+ Sưởi ấm: bằng 2 bóng 75W dùng cho 100 con gà. Tùy theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp. Gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nếu gà tụ lại xung quanh nguồn nhiệt , kêu chiếp chiếp không ăn có nghĩa là gà bị lạnh cần tăng thêm nhiệt độ. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở có nghĩa là thừa nhiệt. gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường có nghĩa là nhiệt độ thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không.
Chú ý: Nên sử dụng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà.
Nhiệt độ sưởi ấm thích hợp:
Ngày tuổi | Quây úm | Nhiệt sưởi ấm nhiệt độ chuồng | |
Nhiệt độ nguồn sưởi (0C) | Nhiệt độ trong quây (0C) | ||
1 – 3 | 38 | 28 – 29 | 31 – 33 |
4 – 7 | 35 | 28 | 31 – 32 |
8 – 14 | 32 | 28 | 29 – 31 |
15 – 21 | 29 | 28 | 28 – 29 |
22 – 28 | 29 | 25 – 28 | 23 – 28 |
Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng rất qua trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng2,5 m với cường độ chiếu sáng như sau:
Ngày tuổi | Thời gian chiếu sáng hàng ngày (giờ) | Cường độ chiếu sáng (W/m2) |
1 – 2 | 22 | 5 |
3 – 4 | 20 | 5 |
5 – 7 | 17 | 5 |
8 – 10 | 14 | 3 |
11 – 13 | 11 | 3 |
14 – 28 | 8 | 2 |
Kỹ thuật chăm sóc gà rừng con:
+ Khi gà mới nhập về: bổ sung nước uống, đường Glucose, Permasol 500, vitamin C như sau:
50g đường , 1g Permasol, 1g vitamin C hòa với 1 lí nước cho gà uống để tăng sức đề kháng cho gà, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống,rửa sạch.
+ Sau 2 -3 giờ đổ thức ăn cho gà ăn
Chú ý: Chon loại cám thích hợp với khả năng tiêu hóa của gà con lúc này tốt nhất nên cho gà ăn cám dành cho gà giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi , không nên đổ thức ăn quá nhiều vì gà con vừa ăn vừa bới.
Cho gà con ăn 5 – 6 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn với lượng thức ăn vừa đủ đảm bảo thức ăn luôn tươi mới kích thích tính ăn của gà.
Giai đoạn này không nên thả gà ra vì giai đoạn này gà nhỏ dễ mắc bệnh. Có thể thả gà ra khi gà được 4 tuần tuổi.
Chú ý: thời gian thả gà con ngày đầu tiên thả gà ra khoảng 2 tiếng sau đó nhốt lại, gà mái và gà trống thả tự do. Những ngày sau đó thời gian thả tăng dần, cho gà con theo mẹ
Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho gà
Chỉ tiêu | Nhu cầu |
Năng lượng trao đổi(kcal/kg) | 2950 – 3000 |
|
19 – 20 |
Xơ (%) |
|
Canxi (%) |
|
Photpho (%) |
|
Lysine (%) |
|
Methionine %) |
|
Kỹ thuật chăm sóc - nuôi dưỡng - quản lý gà hậu bị
Thức ăn: giảm bớt thức ăn công nghiệp, giảm thức ăn nhiều năng lượng, protein, tăng cường xơ, cho gà ăn thức ăn đã phối trộn kết hợp cho gà ăn rau xanh.
Giai đoạn này cho gà ăn 2 bữa/ ngày vào lúc 7h sáng và 17h chiều. Xung quanh khu vực chăn thả nếu dồi dào thức ăn thiên nhiên thì ta nên giảm bớt lượng thức ăn cho gà trước khi cho gà vào chuồng ngủ.
Tạo giàn đậu cho gà để cho gà ngủ vào ban đêm.
Có hố tắm cát cho gà để gà trừ mạt, bong các tế bào già ngoài da. Hố có thể xây bằng xi măng hoặc bằng gỗ ở góc sân chơi dài 1m, rộng 60cm, cao 15cm dùng cho 1 đàn gà 100 – 200 con. Trong hố gồm 1 phần cát, 1 phần tro bếp và 1% lưu huỳnh.
Nhu cầu dinh dưỡng cho gà :
Chỉ tiêu | Nhu cầu |
Năng lượng trao đổi (kcal/kg) | 2750 – 2800 |
Protein (%) | 15 – 16 |
Xơ (%) |
|
Canxi (%) | 0,9 – 1 |
Photpho (%) |
|
Lysine (%) |
|
Methionine (%) |
Trong giai đoạn này tránh để gà quá gầy hoặc quá béo ảnh hưởng đến sản lượng trứng.
Lúc trước khi chuyển từ gà hậu bị lên gà đẻ cần tẩy giun sán. Bốn tháng sau lần tiêm Newcastle hệ 1 lần thứ 1, lặp lại tiêm lần thứ 2.
Ở giai đoạn hậu bị hay bị bệnh tụ huyết trùng cấp tính. Ngoài ra tuy đã tiêm phòng bệnh Marek 1 ngày tuồi nhưng trước lúc gà đẻ hay bị u cục ở phủ tạng, buồng trứng. Có thể do bệnh Lơco hoặc u cục chưa rõ nguyên nhân. ở nước ta chưa có vacxin phòng bệnh này. Tốt nhất là phát hiện sớm, cách ly con bị bệnh, tẩy uế, sat trùng chuồng trại.
Hướng dẫn cách chăm sóc - nuôi dưỡng - quản lý gà rừng đẻ
Gà đẻ khi được 6 – 7 tháng tuổi. Gà rừng sinh sản vào đầu tháng 3, một lứa đẻ khoảng 10 quả trứng và ấp 21 ngày thì nở.
Để đảm bảo chất lượng trứng ấp nở tốt thì 1 trống có thể phối giống với 10 – 12 mái.
Khi gà đẻ cho ăn thêm cám dành cho gà đẻ và bổ sung canxi cho gà khi bắt đầu thấy mặt gà đỏ.
Tạo ổ đẻ cho gà ở nơi tối nhưng vẫn đảm bảo khô ráo thoáng mát.
Nhu cầu dinh dưỡng dành cho gà đẻ:
Chỉ tiêu | Nhu cầu |
Năng lượng trao đổi (kcal/kg) | 2750 – 2800 |
Protein (%) | 17,5 – 18 |
Canxi (%) |
|
Photpho (%) |
|
Lysine (%) |
|
Methionine (%) |
|
Xơ (%) |
|
Cho ăn: khi gà đẻ cần tăng lượng thức ăn lên so với những ngày gà chưa đẻ. Cho gà ăn 3 lần/ngày. Nên cho gà ăn thêm rau xanh để bổ sung vitamin.
Hướng dẫn Cách ấp trứng gà rừng:
Có 2 cách ấp trứng là ấp trứng tự nhiên (gà mẹ tự ấp) và ấp trứng nhân tạo.
Ấp trứng tự nhiên
+ Thu nhặt và bảo quản trứng:
Ngay sau khi gà đẻ xong cần thu trứng luôn sau đó xếp trứng vào khay, rổ, rá đầu to hướng lên trên tránh va chạm, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thích hợp để bảo quản không quá 180C. Mùa hè bảo quản trứng không quá 5 ngày, mùa đông bảo quản trứng không quá 7 ngày. Trứng để lâu, nhiều trứng chết phôi, tỷ lệ ấp nở kém.
Chọn trứng: chọn trứng không quá to, quá nhỏ, tròn quá, dài quá.
Chọn mái ấp: khi gà đẻ hết trứng, nhưng còn sung sức, lông không quá xơ xác, đầu thanh nhỏ, chân thấp, lông tơ nhiều, thân hình vừa phải, không bé quá sẽ ấp được ít trứng, không nặng nề quá sẽ làm vỡ trứng. Gà có tính đòi ấp cao, tính ôn hòa, không mắc bệnh, không có ký sinh trùng.
Số lượng trứng: Nên cho gà ấp số trứng lẻ vì cho ấp trứng chẵn thường bị 1 quả lăn ra ngoài, mất nhiệt, phát dục không bình thường.
Ổ ấp: có thể dùng thúng, rổ, hoặc có thể đóng thùng gỗ có diện tích 40 x 40 cm, lót rơm khô, để ở vị trí thoáng, khô ráo, nhưng không sáng quá, tránh gió lùa, yên tĩnh. Trong quá trình ấp có thể phát sinh mạt gà theo kinh nghiệm dân gian có thể lót lá xoan ở dưới ổ. Nếu trứng bị vỡ phải thay rơm luôn.
Nếu gà ấp quá say không chịu xuống ăn cần cố định giờ bắt gà xuống ăn ngày 2 lần và để gà bài tiết tránh phóng uế phân ra ổ.
Thức ăn lúc này của gà là các thức ăn giàu năng lượng (ngô, thóc cám gạo, … ) nhằm cung cấp năng lượng cho gà đồng thời tiêu hóa chậm, thời gian duy trì dài. Nên cho ăn thêm rau xanh để cung cấp vitamin.
Gần chỗ gà ăn nên có ổ tắm cát (cát + tro bếp + 1% lưu huỳnh) để trừ bọ mạt.
Soi trứng: soi 2 lần: lần 1 vào ngày thứ 6 để loại những trứng không có phôi và ngày thứ 11 để loại những trứng chết phôi.
Ấp trứng nhân tạo
+ Chọn trứng ấp:
Chọn trứng theo ngoại hình:
Chọn trứng chú ý loại bỏ các quả trứng quá to hoặc quá nhỏ, quá mỏng hoặc méo mó, xù xì, rạn nứt, dập không nên cho vào ấp vì những trứng này không chỉ tỷ lệ nở kém mà chất lượng gà con thấp không thể cho làm giống được.
Trứng quá dài hoặc quá tròn cũng không nên cho vào ấp vì tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng không can đối.
Chọn trứng theo khối lượng trứng.
Chọn trứng có khối lượng đặc trưng cho từng giống. Ví dụ:
Giống gà | Khối lượng trứng (g) |
Gà rừng | 28 – 30 |
Gà Ri | 41 – 43 |
Gà Tre | 20 – 22 |
Gà Tàu Vàng | 45 – 50 |
Gà Đông Tảo | 55 – 62 |
Chọn trứng bằng đèn soi: Sau khi kiểm tra ngoại hình để loại bớt trứng không đủ tiêu chuẩn ấp cần soi đèn kiểm tra để phát hiện và loại bỏ những trứng sau đây:
Trứng rạn, dập vì trong quá trình ấp chỗ rạn, nứt sẽ tạo khe hở để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây thối, đồng thời tỷ lệ mất nước loại trứng này lớn, sẽ dẫn đến phôi chết cao.
Trứng có lòng đỏ không nằm ở vị trí giữa, có dị vật, cục máu bên trong.
Trứng có buồng khí nằm không đúng vị trí (buồng khí không ở đầu to, buồng khí di động hoặc rung động đều), kích thước buồng khí quá lớn.
+ Bảo quản trứng ấp
Trứng trước khi đưa vào bảo quản được phân loại, chỉ chọn những trứng đạt tiêu chuẩn ấp mới đưa vào bảo quản. Phòng bảo quản phải tối, không có ánh sáng lọt vào. Đồng thời bảo quản trứng cần có những yêu cầu sau:
Xếp trứng
Trứng cho vào khay chuyên dụng, xếp khay nghiêng góc 300 đầu to (đầu buồng khí) hướng lên trên. Đảo trứng 1 lần/ngày (đảo ngược lại 1800)
Chọn trứng cùng kích cỡ để cùng 1 khay.
Khay trứng đưa vào bảo quản phải được ghi rõ ngày thu trứng.
Nhiệt độ
Nhiệt độ bảo quản trứng ấp tốt nhất là 15 – 200C có thể bảo quản trứng trong vòng 7 – 14 ngày. Trong trường hợp bảo quản trứng dưới 3 ngày có thể bảo quản trứng trong điều khiện nhiệt độ phòng.
Ẩm độ
Ẩm độ thích hợp để bảo quản trứng là 75%.
Chú ý: Trứng được đưa khỏi phòng bảo quản phải được làm ấm trở lại bằng cách đặt xếp lên giá ở phòng ấp 6 – 10 giờ trước khi đưa trứng vào máy ấp, nhằm tránh stress do nhiệt độ chênh lệch.
+ Xử lý trứng ấp:
Trước khi đưa trứng vào ấp cần phải xông khử trùng trứng bằng Formol, thuốc tím diệt vi khuẩn, nếu trứng không được xông khử trùng vi khuẩn sẽ lưu giữ trên vỏ trứng và trong máy sẽ có điều kiện xâm nhập vào trong gây chết phôi, tỷ lệ trứng thối tăng, độc tố lây lan sang trứng khác, lượng amoniac (NH3), H2S tăng gây ngộ độc cho hàng loạt trứng trong máy ấp.
Phương pháp xông khử trùng trứng.
Cho trứng vào khay xếp vào trong một khoang kín có cánh cửa hoặc xông vào tủ ấp. 1m3 buồng xông cần 17,5 g thuốc tím đổ vào 1 cái khay nhỏ đường kính 30cm sau đó đong 35 ml Formol và 35 ml nước đổ vào khay đã có thuốc tím. Đóng cửa 30 phút rồi từ từ mở ra.
Xếp trứng thẳng đứng trong khay, đầu to là đầu có buồng khí được quay lên trên.
Đối với máy ấp đa kỳ khay ấp trứng trước để lên trên, khay ấp trứng sau để bên dưới.
+ Kỹ thuật ấp trứng
Thời gian ấp trứng:
Khi trứng đưa vào ấp đến ngày thứ 21 nở ra gà con. Trứng to nở muộn, trứng nhỏ nở sớm,thời gian nở chênh lệch 5 – 10 giờ.
Chuẩn bị máy ấp, máy nở và xếp trứng vào máy
Máy ấp và máy nở phải được vệ sinh trước, sau đó xông khử trùng (dùng thuốc tím và Formol giống như phần phương pháp xông khử trùng trứng, sau đó mở cửa cho khí Formol bay hết)
Đối với máy ấp:
Bật máy trước 2 – 4 giờ để máy đạt nhiệt độ yêu cầu sau đó mới xếp trứng vào máy ấp.
Có thể đưa trứng vào máy trước khi xông khử trùng (phương pháp này vừa xông trứng vừa xông khử trùng máy ấp nhưng chỉ áp dụng cho máy đơn kỳ). Sau đó bật máy ấp, nhưng thời gian ấp phải được tính từ khi máy đạt nhiệt độ yêu cầu.
Đối với máy nở:
Bật máy trước khi chuyển trứng từ 4 – 5h (đủ nhiệt độ)
Sau khi gà nở, lấy gà ra khỏi máy thì tiến hành vệ sinh máy, xông khử trùng với cách làm như trên chuẩn bị cho đợt ấp tiếp theo.
Khay trứng đưa vào ấp phải được ghi ngày thu trứng
+ Các yêu cầu kỹ thuật
Nhiệt độ ấp:
Đối với máy ấp đơn kỳ
Ngày ấp | Nhiệt độ |
1 – 7 ngày | 37,80C |
8 – 18 ngày | 37,60C |
19 – 21 ngày | 37,20 |
Đối với máy ấp đa kỳ: Trong máy có nhiều lô trứng được đưa vào với thời gian khác nhau. Vì vậy phải sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng đều có thể chấp nhận được và cần phải có máy nở riêng. Nhiệt độ được điều chỉnh như sau:
Lô trứng đầu tiên: từ 1 – 15 ngày |
|
Sau đó cố định nhiệt độ máy ấp |
|
Lô trứng nào ấp được 18 ngày thì chuyển sang máy nở (từ 19 – 21 ngày) |
|
Gà bắt đầu nở giảm nhiệt độ xuống ở 350C.
Độ ẩm:
Những ngày đầu tiên nhiệt độ ấp cao nên độ ẩm phả cao để giảm bớt sự bốc hơi nước trong trứng.
Vào vài ngày cuối của thời kỳ ấp, sự trao đổi chất của phôi mạnh nhất, nhiệt độ của trứng tăng lên cao nhất nên nhiệt độ của máy ấp phải giảm, đồng thời ẩm độ của máy ấp phải tăng (phun nước ấm lên trứng) để vừa hạ nhiệt trứng vừa tránh gà nở bị sát vỏ và chết ngạt.
Ẩm độ thích hợp cho ấp trứng cụ thể như sau:
Đối với máy ấp đơn kỳ:
Ngày ấp | Ẩm độ |
1 – 5 ngày | 60 – 61 % |
6 – 11 ngày | 55 – 57% |
12 – 18 ngày | 50 – 53% |
19 ngày | 60% |
20 – 21 ngày | 70 – 75% |
Máy ấp | Lô trứng đầu tiên: từ 1 – 7 ngày | 58 – 60% |
Sau đó ổn định ẩm độ máy | 55 – 57% | |
Máy nở | 19 ngày |
|
21 ngày | 70 – 75% |
Gà bắt đầu nở tăng ẩm độ tối đa (bằng cách phun nước ấm)
Trước khi ra gà, chú ý cắt ẩm độ trước 6 giờ.
Chú ý: - Trong những ngày nóng cần hạ nhiệt độ phòng ấp bằng cách mở cửa phòng, phun nước ấm (35 – 360C) làm mát phòng ấp.
-Nếu trong quá trình ấp độ ẩm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Nếu độ ẩm thiếu lông gà sẽ dính vào vỏ trứng và gà sẽ không thể đạp vỏ ra khỏi cơ thể dẫn đến chết trong vỏ, nếu gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp có khi có tật ở chân, mỏ và cổ. Ẩm độ thích hợp cho gà nở có khối lượng đạt 60 – 61% so với khối lượng trứng.
+ Các thao tác kỹ thuật khác
Đảo trứng
Tránh cho phôi dính vào vỏ làm cho quá trình trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan tâm ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa. Đảo trứng cũng là cách để điều hòa nhiệt độ, độ ẩm và không khí ở tất cả mọi vị trí của trứng.
Phương pháp đảo trứng:
Trứng được đảo một góc 900C và đảo 2 giờ/lần
Ngưng đảo trứng từ ngày thứ 18 sau khi ấp trứng.
Soi trứng.
Kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để tiết kiệm diện tích máy, đồng thời tránh ô nhiễm và xác định thời điểm phôi chết để có biện pháp cải thiện chế độ ấp hoặc chất lượng trứng giống tránh thiệt hai không cần thiết.
Dụng cụ soi trứng
Bóng đèn đặt trong hộp gỗ, hộp carton hay giấy báo quấn tròn có lỗ tròn đủ để ánh sáng lọt qua chum kín trứng
Phương pháp chọn và loại trứng khi soi.
Trong quá trình ấp cần soi trứng 3 lần vào các thời điểm ấp như sau:
Lần 1: lúc 6 ngày để biết được trứng có phôi (có các mạch máu bên trong trứng tỏa ra ngoài từ một đốm nhỏ đen gọi là phôi, phôi di chuyển bên trong trứng), loại bỏ trứng không phôi và chết phôi qua các đặc điểm sau:
Trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng lẫn lộn.
Phôi nhẹ nằm lên sát mặt vỏ trứng, nhìn rõ tâm phôi .
Hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt.
Đôi khi buồng khí khá lớn.
Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng phôi di động nhanh, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu sẫm, vòng máu chạy ngang.
Lần 2: lúc 11 ngày, phôi sống giống như lúc 6 ngày tuổi tuy nhiên phôi lớn hơn nhiều và di chuyển bên trong trứng với động tác mạnh mẽ hơn, loại tiếp những trứng chết phôi qua đặc điểmn như sau:
Phôi không chuyển động.
Trứng có màu nâu sẫm do mạch máu bị vỡ, máu đen.
Sờ vỏ trứng lạnh.
Lần 3: lúc 18 ngày loại bỏ những trứng chết phôi và trứng thối qua các đặc điểm sau:
Khi soi trứng có màu sáng hơn (trứng không phôi, trứng chết phôi sớm)
Các trứng vỏ rạn nứt, vỏ sùi bọt nâu hoặc có màu đen (trứng thối)
Chú ý: + Lấy khay trứng ra khỏi máy và đưa vào phòng kiểm tra (phải tối và kín gió)
+ Đặt khay trứng vào phía bên phải đèn soi, bên trái đặt khay không.
+ Loại bỏ trứng chết phôi, trứng dập vào khay không . Soi hết khay trứng, kiểm tra đếm số trứng chết phôi và xếp lại khay trứng có phôi đưa vào máy ấp.
+ Soi trứng phải nhanh, hạn chế trứng bị mất nhiệt, phòng soi trứng phải ấm.
+ Khi soi trứng lúc 6 ngày, khi soi phải xoay quả trứng mới thấy phôi.
+ Khi soi trứng lúc 11 ngày phải soi đầu nhọn của quả trứng, cần chú ý xem màng niệu nang đã khép kín chưa.
Chuyển trứng sang máy nở
Đối với máy ấp đơn kỳ: sau khi ấp khoảng 21 ngày trứng bắt đầu khẩy mỏ, khi có khoảng 10% trứng đã khẩy mỏ thì chuyển sag máy nở.
Đối với máy ấp đa kỳ: Khi trứng đã ấp được 18 ngày thì chuyển trứng sang máy nở
Lấy gà ra khỏi máy
Trước khi lấy gà ra khỏi máy cần tắt công tắc cho bộ phận tạo độ ẩm ngừng hoạt động.
Lần lượt rút khay gà ra khỏi máy, đặt lên bàn rồi tiến hành chọn gà.
Nhặt trứng không nở ra khay.
Khi đã đưa hết gà ra khỏi máy thì tắt máy để thu dọn vệ sinh, cọ rửa và xông khử trùng.
Chú ý: Gà con nở ra để lâu trong máy không cho ăn uống được sẽ bị khô chân khó nuôi. Do đó ta phải đưa gà con ra khỏi máy ấp sang ô úm trước 6 giờ.
Hướng dẫn cách lai tạo gà rừng
Chọn giống: ta có thể lai gà rừng với gà ác, gà rừng với gà tre thậm trí lai cả với gà Ri tạo ra con lai có hình dáng tương đồng với gà rừng.
Công tác tác thú y và biện pháp phòng bệnh cho gà.
Các biện pháp phòng bệnh cho gà rừng
Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tẩy uế, sát trùng.
Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, khô.
Tiêm phòng vacxin đầy đủ.
Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.
Mùa đông che chắn giữ ấm cho gà mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi.
Khi thấy gà có biểu hiện ủ rũ cần phải tách ra khỏi đàn để điều trị tránh lây nhiễm cả đàn.
Vacxin và tiêm phòng.
Sau khi tiêm phải sau 7 – 21 ngày vacxin mới có tác dụng gà mới có thể miễn dịch.
Vacxin chỉ có tác dụng trong 1 thời gian nhất định nên cần phải tiêm nhắc lại.
Chú ý: + Với vacxin ngoại thì 6 tháng tiêm lại theo định kỳ, đối với vacxin của Trung Quốc thì 3 tháng tiêm lại theo định kỳ.
+ Trong quá trình tiêm vacxin có thể thay đổi tùy thuộc vào sức khỏe của gà, bệnh dịch, thời tiết…
Lắc kỹ vacxin trước và trong khi sử dụng
Vacxin mở ra chỉ sử dụng trong ngày dư thừa phải hủy bỏ.
Dùng vitamin để tăng cường sức khỏe cho gà.
Phòng bênh: + đường tiêu hóa: oxyteracilin, chloramphenicol…
+ đường ho hấp: tyrosin, tyamulin…
Theo CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KỸ THUẬT NTC
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó