Chăn nuôi
Kháng thề trong trứng giúp phát huy hết tiềm năng của heo con
Tình trạng sức khỏe tốt và ảnh hưởng của nó đối với sự thành công trong sản xuất thịt heo đã được khẳng định và công nhận như là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Trong đó, cần phải nhấn mạnh rằng heo con không có tình trạng miễn dịch tốt sẽ không thể chịu đựng được những áp lực từ bệnh tật, cũng như dễ dàng bị tấn công bởi mầm bệnh, nhất là tiêu chảy.
Khi heo bị bệnh không những giá thành và tỷ lệ chết tăng cao, mà điều quan trọng nhất là heo sẽ không cho được năng suất cao nhất. Từ đó, việc tăng cường hệ miễn dịch cho heo con mới sinh với các kháng thể từ trứng có thể là phương pháp tối ưu.
Miễn dịch cho vật nuôi còn nhỏ
Động vật hữu nhũ khi còn nhỏ được bảo vệ chống lại bệnh tật nhờ những kháng thể đặc hiệu. Kháng thể này được cung cấp từ con mẹ thông qua sữa non khi cho con bú (miễn dịch thụ động), hoặc được hình thành sau khi thú con tiếp xúc với mầm bệnh (miễn dịch chủ động).
Không như con người, bào thai nhận kháng thể từ người mẹ trong quá trình mang thai, heo nái lại sở hữu nhau thai có nhiều lớp, điều này cản trở việc vận chuyển các kháng thể sang bào thai. Vì thế, việc cung cấp kháng thể từ sữa non nhanh chóng sau khi sinh là điều rất cần thiết. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, sự vận chuyển kháng thể thông qua thành ruột đạt hiệu quả cao.
Nếu trễ hơn, không chỉ hàm lượng của kháng thể trong sữa non giảm nghiêm trọng, mà cả tính thấm của niêm mạc đường ruột cũng giảm xuống gần như bằng không.
Chính vì vậy, sau khi nhận được một lượng nhỏ những chất miễn dịch đầu tiên, heo con phải nhanh chóng tự xây dựng cho riêng mình hệ thống miễn dịch để tồn tại.
Các nguy cơ tiềm tàng
Sơ đồ 1 cho thấy rõ ràng có hai giai đoạn tương ứng với sự thiếu hụt miễn dịch: giai đoạn thứ nhất là ngay sau khi sinh và giai đoạn thứ 2 là giữa tuần thứ tư và thứ năm. Đó là vì miễn dịch thụ động giảm nhanh hơn so với sự gia tăng của miễn dịch chủ động. Sự thiếu hụt miễn dịch này dù chỉ nhất thời, nhưng cũng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu heo con không được bú sữa non đầy đủ hoặc được bú quá trễ sau khi sinh (do biến chứng trong quá trình sinh nở, số lượng heo con đẻ ra quá lớn, heo mẹ đang sốt…).
Hơn nữa, có những con heo nái không thể cung cấp đủ lượng sữa non hay sữa non bị thiếu hụt globulin miễn dịch đặc hiệu tại trại (những heo nái mới nhập về chưa thích ứng được với điều kiện của trại). Nếu heo con bị tác động thêm bởi những nhân tố gây stress (thay đổi thức ăn, chuyển chỗ...), các tác nhân gây bệnh sẽ gặp điều kiện thuận lợi tấn công và gây bệnh cho heo con.
Hậu quả thường gặp là bệnh tiêu chảy, bệnh phù, tăng trưởng kém, và tăng tỉ lệ tử vong.
Giải pháp hiện đại
Trước đây, trong trang trại nhiều loại vật nuôi, trong đó có gia cầm, được nhốt chung và gia cầm được tiếp xúc với hầu hết các tác nhân gây bệnh trong trang trại. Gia cầm tuy vậy không có biểu hiện bệnh, ngược lại, chúng lại sản sinh ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh này.
Không như động vật hữu nhũ, gia cầm chỉ có một cơ hội duy nhất để hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch của gà con trong những ngày đầu tiên của cuộc sống, đó chính là thông qua trứng. Ngày nay, trứng được bán ở siêu thị dùng cho người cũng chứa các kháng thể chống lại các mầm bệnh mà những con gà mái đã cảm nhiễm, và những kháng thể này hoàn toàn tự nhiên.
Ngày trước, những người nông dân đã biết áp dụng hiện tượng tự nhiên này vào việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho những con vật yếu hay đang bệnh bằng cách bổ sung trứng trong thực phẩm chăn nuôi.
Phương pháp truyền thống đã được chứng minh và được áp dụng vào giai đoạn hiện đại. Gà mái được gây miễn dịch mạnh chống lại mầm bệnh gây ra triệu chứng tiêu chảy trên heo con.
Gà không bị bệnh, nhưng trứng do chúng đẻ ra có chứa một lượng lớn các kháng thể đặc hiệu đối với những mầm bệnh này. Vì vậy, bột trứng là chất bổ sung hữu hiệu giúp bảo vệ heo con một cách có hiệu quả chống lại bệnh tiêu chảy trong suốt những tuần đầu tiên của cuộc đời.
Cách thức tác động
Đầu tiên, chúng tôi sẽ nói ngắn gọn cách thức hoạt động của các kháng thể nói chung. Kháng thể nhận diện mầm bệnh (kháng nguyên) nhờ vào cấu trúc của nó.
Trong hầu hết các trường hợp, không cần thiết nhận diện toàn bộ cấu trúc của tác nhân mà chỉ cần một vài yếu tố cơ bản (ví dụ như lông bám của vi khuẩn). Cách thức hoạt động rất chuyên biệt và thường được biết đến như hệ thống “chìa khóa - ổ khóa”.
Kháng thể trứng (IgY) có độ kết bám cao và thường hoạt động chủ yếu trong ruột. Kháng thể nhận diện mầm bệnh một cách đặc hiệu, thường là chỉ cần dựa vào một vài cấu trúc đặc trưng.
Ví dụ, như trường hợp của E. coli, lông bám của vi khuẩn có tác dụng giúp cho chúng bám dính vào thành ruột sẽ bị kháng thể nhận diện và khóa lại. Kết quả là phức hợp mầm bệnh – kháng thể vô hại được loại ra ngoài qua phân.
Cơ sở khoa học
Một thí nghiệm đã được thực hiện bởi Kellner et al. (1994) cho thấy rõ hiệu quả tốt của trứng thông thường, và tốt hơn nữa khi sử dụng trứng của đàn gà có gây miễn dịch mạnh đối với những mầm bệnh đặc biệt (Sơ đồ 4). Kết quả cho thấy, thậm chí là với bột trứng thông thường, không có những kháng thể đặc hiệu liên quan, cũng có khả năng làm giảm tiêu chảy trên heo con.
Trong ngày đầu tiên (bắt đầu thí nghiệm), tất cả con vật đều bị tiêu chảy. Sau khi bổ sung bột trứng có các kháng thể đặc hiệu, vào ngày thứ tư, đã không còn hiện tượng tiêu chảy. Trong nhóm được bổ sung trứng thông thường, vào ngày thứ tư, có 9% heo còn biểu hiện tiêu chảy. Trong khi đó, ở nhóm đối chứng (không bổ sung kháng thể bột trứng), chỉ có 27% heo không còn tiêu chảy, phần còn lại, 18% vẫn còn bị tiêu chảy nặng, và 55% bị tiêu chảy vừa.
Thử nghiệm tại thực địa - bệnh tiêu chảy
Nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này đã được tiến hành ở nhiều quốc gia. Tất cả những thí nghiệm đều cho thấy, bổ sung globulin miễn dịch của trứng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm tỉ lệ bị tiêu chảy và tử vong trên heo.
Ở đây, chúng tôi nêu ra vài thí nghiệm: Sơ đồ 5 minh họa một thí nghiệm được thực hiện ở Đức (2007) trên 698 heo con. Những con heo trong thí nghiệm được bổ sung 2ml Globigen Pig Doser (có globulin miễn dịch trứng) trong 2 ngày tuổi đầu. Kết quả là tỉ lệ tử vong giảm 31%.
Trong một thí nghiệm khác (sơ đồ 6), heo con đã bị nhiễm E. coli, và tỉ lệ heo bị tiêu chảy đã giảm 62.5% sau khi bột trứng được bổ sung vào thức ăn.
Thậm chí khi so sánh với các dược phẩm thường được sử dụng, việc bổ sung bột trứng cũng cho thấy những biểu hiện rất tốt. Ví dụ, tại Việt Nam (2007) heo con đã được chữa trị chống lại bệnh tiêu chảy với:
Phương pháp 1: Coli 200 (chứa colistin và trimethoprim) + E. Lac (probiotic)
Phương pháp 2: Sulfachlozin + E. Lac
Phương pháp 3: Chỉ có Globigen Pig Doser
Kết quả được biểu thị trong sơ đồ 7.
Globulin miễn dịch trứng cho thấy kết quả chữa trị cao (97.9%) so với các loại thuốc thông thường (85.5 và 86.8%).
Từ thí nghiệm này đã chứng minh kháng thể trứng có thể là chất thay thế cho kháng sinh rất hữu hiệu.
Các ứng dụng khác
Globulin miễn dịch trứng cũng có hiệu quả cao chống lại bệnh phù do E. coli. Trong một thí nghiệm ở Bulgaria (2008) trên 460 heo con, tất cả đều bị tác động của bệnh phù, nhóm được bổ sung kháng thể trứng cho thấy tăng trọng ngày tăng 10% so với nhóm đối chứng. Tỉ lệ tử vong giảm hơn một nửa và chi phí chữa trị giảm 39%.
Kháng thể trứng cũng có thể được sử dụng trong việc cải thiện tăng trưởng của vật nuôi khỏe. Một thí nghiệm đã được tiến hành ở Osnabruck, Đức ( 2004) trên 211 vật nuôi, đã cho thấy nhóm được bổ sung kháng thể trứng có tăng trọng ngày cao hơn 23% so với nhóm đối chứng.
Trong thí nghiệm này, liều lượng sử dụng là 2kg Globigen Jump Start/ tấn thức ăn cho giai đoạn trước khi cai sữa, và 1kg cho giai đoạn sau khi cai sữa. Hệ số chuyển đổi thức ăn được cải thiện hơn 16%.
Kết luận
Nhờ vào việc ứng dụng kháng thể trứng, heo con sẽ có tình trạng miễn dịch tốt nhanh ngay sau khi sinh, vì thế, có được sức đề kháng mạnh đối với các bệnh thông thường.
Điều này sẽ giúp giảm hiện tượng tiêu chảy, cũng như chi phí chữa bệnh và tỉ lệ tử vong. Cuối cùng, heo con khỏe mạnh hơn sẽ phát huy được hết các tiềm năng của mình, cho năng suất cao, chi phí thấp, lợi nhuận chăn nuôi tăng.
Theo International Pig Topics
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó