Chăn nuôi
Kỹ thuật chăm sóc heo con: Đừng để bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài
Khi mà năng suất sinh sản của nái ngày càng gia tăng, heo con được cai sữa sớm hơn trong khi sức đề kháng còn non nớt và hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện. Chính vì vậy, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng rất quan trọng để tạo tiền đề cho phát triển năng suất ở các thời kỳ sau này.
Một giờ của heo con là một ngày của heo thịt
Để một đàn heo con khỏe mạnh là cả một nghệ thuật! Con nái đóng vai trò như một người mẹ trong khi người nuôi đóng vai trò như một người cha.
Em bé cần 17 tuần để tăng trọng gấp đôi nhưng với heo con điều đó sẽ diễn ra trong … 1 tuần.
Giai đoạn heo con rất ngắn, ngắn hơn rất nhiều so với giai đoạn heo thịt nhưng thành tích giai đoạn heo con ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ thành tích chăn nuôi. Quá trình chăm sóc heo con cần nhiều sự quan tâm và nhiều kỹ năng chuyên nghiệp. Do đó bạn cần phải phản ứng nhanh với bất kì dấu hiệu thay đổi nào của heo con “theo từntg giờ”.
Sự chăm sóc tốt bắt đầu từ việc quan sát. Quan sát cẩn thận:
- Bao lâu nái sinh?
- Tất cả heo con có được bú sữa đầu trong giờ đầu tiên sau khi sinh không?
- Chúng có dễ tiếp cận núm vú của heo mẹ không?
- Bao nhiêu heo con không ăn sau khi cai sữa?…
Bạn không thể quan sát một cách cẩn thận trong khi phải theo dõi quá nhiều công việc khác, cố gắng quan sát các dấu hiệu. Bạn theo dõi càng lâu thì giúp bạn nhận biết càng nhiều dấu hiệu, bao gồm cả những dấu hiệu khó thấy. Một heo con bị què luôn có một chân giơ lên khỏi sàn, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn phát hiện vấn đề quá trễ.
Chữa trị cho heo con rất khó khăn và không phải lúc nào cũng thành công cho nên việc phát hiện vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng sẽ giúp chăm sóc heo con tốt hơn.
Bạn đã hài lòng với việc hoàn thành chăm sóc tốt và xuất bán một bầy heo con khỏe mạnh? Như vậy cũng chính là bạn đã đặt nền tảng cho sự thành công của người nuôi heo thịt về sau. Cùng nhau chúng ta tối đa hóa kết quả đạt được!
Quan sát – suy nghĩ – hành động
Cuốn sách Piglet là một phần trong loạt chuyên đề “Pig Signal® -Dấu hiệu của heo”, bao gồm những nguyên tắc chính trong qui trình quan sát–suy nghĩ–hành động. 3 câu hỏi cơ bản là:
1. Tôi thấy gì? (dấu hiệu)
2. Tại sao nó xảy ra? (giải thích)
3. Tôi phải làm gì? (hành động)
Cẩm nang Piglets được biên soạn đặc biệt cho người chăn nuôi heo nhưng nó vẫn có ích lợi cho tất cả mọi người trong phân khúc liên quan đến heo (sản xuất thức ăn, thuốc thú y…).
Piglets không chỉ là sổ tay lý thuyết mà còn là hướng dẫn thực hành. Cảm nang này không có tham vọng bao gồm tất cả thông tin nhưng sẽ chứa đựng những điều cần thiết trong quản lý heo con.
Bức ảnh này có thể là đẹp. Tuy nhiên nhìn kỹ hơn, ta sẽ thấy heo con nằm trên heo nái, như vậy chỗ nằm của chúng đã không được thoải mái lắm. Và có nguy cơ cao là heo con nằm trên heo mẹ sẽ bị mẹ đè. Do đó, đừng để sự thoạt nhìn đánh lừa, đó là lý do chúng ta cần quan sát, suy nghĩ và hành động!
Giai đoạn heo con theo mẹ
Chương đầu tiên của Piglets đề cập đến việc quản lý heo con trong chuồng nái đẻ. Tầm quan trọng của sữa đầu, nhiệt độ, việc nhập bầy, chuyển chuồng, và tiêu chảy việc là những vấn đề cần quan tâm.
Hình minh họa bên dưới cho thấy những vấn đề cấp thiết cần chú ý trong giai đoạn này:
Giai đoạn heo con cai sữa
Heo con cai sữa phải tiếp tục được cho ăn. Nước, thức ăn, chuồng trại đều quan trọng nhưng nhận biết các dấu hiệu ”đói” của heo con được ưu tiên hàng đầu.
Quan sát hành động của heo con (tư thế nằm, vị tri phân bố trong chuồng…) sẽ phát hiện các vấn đề về nhiệt độ và tiểu khí hậu chuồng, chương 4 và 5 của cẩm nang này sẽ đề cấp chi tiết về những dấu hiệu đó. Hình ảnh minh họa cho thấy những điểm quan trọng khi quan sát heo con:
Chương 1: Đằng sau vẻ bề ngoài
Có nhiều vấn đề cần quan tâm nhằm đảm bảo có nhiều heo con khỏe mạnh và nặng cân được sinh ra. Đầu tiên phải phối giống trong điều kiện tốt nhất, sau đó đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai và chuẩn bị chuồng nái chờ sinh cẩn thận. Đây là chuyện rất đáng làm.
Ở hình chúng ta không nhìn thấy chú heo con nào cả, nhưng phía sau đó, chúng đã sẵn sàng cho cuộc sống ngoài bụng mẹ: hình thành nội tạng và phát triển các nguồn dự trữ cho cơ thể.
Trong thập niên gần đây, số lượng heo con trên lứa đẻ tăng khoảng 1 heo con sau mỗi 3 năm, có nghĩa càng ngày sự cạnh tranh của heo con trong bầy càng tăng lên. Kết quả là trọng lượng trung bình của heo con khi sinh giảm làm cho tỷ lệ sống của heo con trở thành vấn đề rất được quan tâm. Làm cách nào chúng ta có thể cải thiện sức khỏe heo con? Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu các tác nhân tác động lên năng suất heo con như:
• Nguồn giống.
• Thể tích dạ con của heo nái.
• Thời điểm và chất lượng phôi đã thụ tinh.
• Lượng thức ăn nái tiêu thụ trong suốt thời gian mang thai.
• Dinh dưỡng của nái thời kỳ mang thai.
• Thời gian đẻ, giục sanh
• Môi trường chuồng nái đẻ (điều kiện vệ sinh và vùng tiểu khí hậu trong chuồng)
• Hiệu lực của sữa đầu.
• Số lượng núm vú cho sữa tốt.
Khả năng tích lũy nạc là yếu tố quan tâm khi chọn nguồn giống heo đực. Tuy nhiên khả năng tạo nạc lại thường đi kèm với sức sống thấp. Heo con có nguồn giống tạo nạc cao thì phải cần được chăm sóc cẩn thận hơn trong quá trình đẻ ra và theo mẹ. Nái giống thường được chọn dựa vào khả năng sống cao của heo con. Bằng phương pháp lai chọn lọc với nguồn giống khác sẽ chọn giống heo có chất lượng thịt tốt và khả năng sống cao.
Sự đồng đều quyết định bởi mức độ chăm sóc
Sự phân hóa trọng lượng khi sinh được quyết định trong 3 đến 4 tháng đầu tiên: thời điểm rụng trứng, thụ tinh và hình thành phôi. Nái cần được phục hồi tốt nhất sau thời gian nuôi con đến khi lên giống lại. Nái cần được cung cấp năng lượng cần thiết cho sự hình thành tế bào trứng, điều này giúp trứng rụng đồng loạt trong quá trình rụng trứng, có nghĩa là tất cả các tế bào trứng sẽ cùng tuổi khi thụ tinh. Bổ sung đường trong 1 tuần trước khi thụ tinh sẽ hỗ trợ quá trình này tốt hơn (dextrose thường dễ hấp thu vào máu nhất). Sự kích thích sản sinh insulin tạo hiệu ứng hỗ trợ cho quá trình trưởng thành và rụng trứng.
Bí mật của dầu cá Bổ sung dầu cá trong suốt quá trình nái mang thai sẽ tăng số lượng heo con cai sữa nhờ kéo dài thời gian mang thai. Khi quá trình mang thai kéo dài, não bộ của heo con sẽ phát triển tốt hơn, trọng lượng sinh sẽ tăng nhẹ và heo con tích lũy nhiều glycogen hơn. Kết quả là nhiều heo con khỏe mạnh và có cơ hội sống cao hơn. |
Heo con nhạy cảm với vị ngon bắt đầu cả khi đang phát triển trong dạ con. Chất tạo hương và vị trong thức ăn heo nái sẽ tác động vào nước ối heo nái, heo con thỉnh thoảng có uống một ít dịch này. Nếu bạn bổ sung những chất này vào trong cám tập ăn thì heo con sẽ ăn nhiều thức ăn này hơn.
Mặc dù trong dạ con không có vi khuẩn gây bệnh, nhưng heo con trong môi trường này có thể nhiễm bệnh thông qua máu của heo nái. Heo con có thể gây bệnh cho nhau thông qua nước ối. Trong suốt quá trình sinh nở, cổ tử cung nở rộng và tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh trong ống sinh sản. Đừng để heo con đẻ ra trên sàn chuồng dơ bẩn do đó hãy dọn sạch phân heo nái trong suốt quá trình sinh.
Mỗi con heo mỗi khác. Thể tích dạ con và sức khỏe nhau thai sẽ quyết định tổng số heo con cà khả năng sống sót của chúng. Nếu bạn muốn có nhiều heo con khỏe mạnh hãy nhớ chú ý vào việc chọn lựa và chăm sóc heo hậu bị.
Chọn lựa chuồng heo nái đẻ lý tưởng
Chuồng nái đẻ có rất nhiều hình dáng và kích cỡ nhưng làm sao có thể chọn giải pháp phù hợp nhất? Những điểm sau đây có thể giúp bạn có sự lựa chọn chính xác:
- Kích cỡ buồng nái đẻ qui định số nái đẻ
- Số núm vú có sữa (chú ý đến số núm vú
- Sàn heo nái phải chống trơn trượt.
- Khoảng không cho đầu heo nái.
- Vị trí chuồng thẳng hay trong góc.
- Sàn gia nhiệt hay không.
- Đảm bảo đủ không gian cho heo con
- Nhiệt độ phù hợp cho heo nái.
- Khu vực tiểu khí hậu 2 bên của nái.
- Không gian cho heo con chơi đùa
Heo nái trong hình chỉ nằm vừa đủ trong chuồng, đừng mua một chuồng nái mới với cùng kích thước cũ. Heo nái sẽ tăng trọng và lớn hơn. Kích cỡ chuồng nhỏ sẽ làm heo nái khó chịu và ảnh hưởng lên heo con bởi vì heo nái khó đứng lên và nằm xuống.
Kiểu chuồng “kinh điển” và kiểu chuồng thoải mái
Trong chuồng nái hở không có đèn sưởi ấm, heo con tự thích nghi với nhiệt độ buồng đẻ. Không có đèn úm nên chuồng dễ vệ sinh hơn nên chăm sóc dễ hơn và ít công việc hơn.
Còn đối với chuồng nái có đèn úm sẽ đảm bảo heo con có tỷ lệ sống cao hơn và thoải mái hơn. Tuy nhiên, quá trình vệ sinh sẽ phức tạp hơn.
Trong tự nhiên hoang dã
Trong điều kiện tự nhiên, heo nái kết thúc quá trình mang thai sẽ chọn một vị trí yên tĩnh để sinh con. Ổ đẻ sẽ dựa một mặt vào gò đất, tảng đá hay bụi cây. Tránh xa những tiếng ồn và đồng loại, heo con được sinh ra trong hố cạn. Trong chuồng nái đẻ hiện nay, heo nái không được phép làm ổ nhưng được cung cấp vật liệu như mùn cưa hoặc rơm trước khi sinh để giúp giảm heo con chết trước khi sinh và bị đè do stress.
Chuồng đẻ của tương lai:
Chuồng heo nái lý tưởng của tương lai phải phù hợp với sự phát triển tiềm năng giống của heo nái (số heo con/lứa đẻ). Rất khó để thỏa mãn nhu cầu của heo nái, heo con và lợi ích của người chăn nuôi, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn chuồng nái đẻ.
Chuồng heo nái đẻ hơi trũng xuống, bắt chước điều kiện heo đẻ trong tự nhiên. Một đường rãnh nhỏ cho chân trước của heo con ngay vị trí bú sữa giúp heo con dễ tiếp xúc với núm vú và ngăn ngừa các tổn thương khớp gối. Cả heo nái và heo con đều cảm thấy thoải mái, do đó năng suất tốt hơn.
Số heo con bị đè sẽ được hạn chế trong chuồng đẻ với phần sàn có thể di chuyển. Ngay khi heo nái đứng lên, sàn sẽ chuyển động. Khi nái nằm xuống, heo con được an toàn hơn, tránh bị đè. Tùy theo thiết kế mà heo con sẽ di chuyển xuống hoặc heo nái di chuyển lên.
Chuồng heo nái kiểu Thụy Sĩ được phát triển dựa trên thoái quen tự nhiên của heo nái, nái sẽ có thể làm ổ mà không bị giam hãm. Trong điều kiện này heo nái có thể di chuyển xung quanh, luật của Thụy Sĩ yêu cầu chuồng nái phải có 5kg rơm băm nhuyễn trong thời gian heo đẻ. Điều kiện này giúp giảm stress cho heo nái và giảm tỷ lệ chết của heo con.
Trong một trang trại heo hữu cơ ở Hà Lan, heo nái đẻ được tự do di chuyển (ngoại trừ 2 ngày đầu sau khi sinh). Chuồng nái đẻ luôn rộng rãi khoảng 10m2 (7.5m2 bên trong và 2,5m2 bên ngoài. Heo con được bý mẹ đến tận ngày thứ 40.
Điều kiện vệ sinh
Trước khi con nái đẻ, cần đảm bảo heo con sẽ không bị tấn công bởi mầm bệnh ngay khi vừa sinh ra. Phải đảm bảo chuồng được vệ sinh nghiêm ngặt, thực hiện khử trùng chuồng, tắm heo nái và dọn phân thường xuyên để tránh heo con bị ảnh hưởng bởi sự lây nhiễm vi khuẩn từ lứa heo trước.
Khi sử dụng quá nhiều, chuồng heo sẽ hình thành mảng bám hay một một lớp sinh học gồm chất bẩn, phân và vi khuẩn. Mảng này bám lên các bề mặt như là song sắt, bên trong ống nước. Tưới nước trước khi vệ sinh sẽ làm mảng bám được làm sạch dễ hơn, do đó không còn chỗ cho vi khuẩn khu trú. Cần phun khử trùng kỹ trong 1 đến 5 giờ sau khi cọ rửa để ngăn mảng bám quay trở lại.
Nên phun khử trùng ổ đẻ bằng dung dịch có bọt, vì bọt giúp chúng ta dễ quan sát, không bỏ sót bất kì vị trí nào. Trước khi phun cần làm sạch bề mặt, gỡ bỏ rác, phân và các cặn bám khác. Chùi rửa chuồng khoảng 1 giờ bằng vòi sạch cao áp bao gồm cả hành lang. Khử trùng cả lối đi nối giữa các chuồng.
Ngay cả chiều cao trên 1m kể từ mặt sàn, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rất nhiều phân, bụi bẩn ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu mầm bệnh! Một buồng nái đẻ ẩm thấp là nơi lý tưởng để nuôi dưỡng các mềm bệnh. Vì vậy chúng ta cần khử trùng ổ đẻ cho đến chiều cao trên 1m so với mặt đất và để chuồng khô hoàn toàn (mất khoảng trên 24h).
Bài kiểm tra Kleenex là gì?
Bằng cách lau sạch các vết bẩn khó vệ sinh bằng khăn giấy trắng, bạn có thể kiểm tra xem chuồng nái đẻ đã sạch hay chưa. Khăn giấy sẽ lau sạch những vết phân mà bạn bỏ sót trong lần đầu vệ sinh, đó là những vết bẩn khó quan sát. Nhiều vi khuẩn và mầm bệnh tồn tại trong phân sau một thời gian dài vẫn có thể gây bệnh. Có một vài nơi rất dễ nhiễm phân bẩn bạn nên chú ý những nơi này và vệ sinh chúng trước sau đó hãy vệ sinh phần còn lại. Không nên đi từ chuồng cai sữa hay chuồng thịt rồi đến chuồng nái đẻ, điều đó làm việc vệ sinh trở nên vô nghĩa. Hãy thay ủng hoặc dùng đôi ủng riêng cho mỗi chuồng.
3 tháng, 3 tuần và 3, 4 hoặc 5 ngày?
Một lợi điểm của việc giục sinh là việc giám sát nái đẻ trở nên hiệu quả hơn, số lần heo con ra đời gần nhau hơn, giảm số ngày căng thẳng cũng như thời gian dành cho việc giám sát nái đẻ.
Tuy nhiên thời gian mang thai lại khác nhau giữa các trại khác nhau. Và ta không thể giục sinh cho nái trước ngày 113.Heo con bị giục sinh sớm quá sẽ bị đẻ non do đó cơ hội sống sót giảm xuống, đường hô hấp và đường ruột của chúng vẫn chưa hoàn thiện. Song việc giục sinh trễ cũng không có ý nghĩa gì vì heo đã chuẩn bị được sinh ra một cách tự nhiên.
Heo sinh non có rủi ro bị chết yểu trong vòng 24h sau khi sinh vì:
- Dự trữ glycogen thấp hơn
- Dự trữ béo thấp hơn
- Tiếp nhận ít hoặc chậm sữa đầu (bị lạnh)
- Vùng phổi chưa phát triển
- Chân dễ bị yếu (dẫn đến di chuyển kém)
Ngày cai sữa và giám sát nái đẻ
Hầu hết những người chăm heo nái đều cho cai sữa vào thứ Tư hoặc thứ Năm. Nhưng họ có cân nhắc gì khi làm điều này không? Tùy thuộc vào thời gian gian mang thai ở mỗi trại, nên xem lại thời gian cai sữa. Việc chọn ngày cai sữa thực sự có giúp bạn cũng tập trung hiệu quả vào việc phối và đẻ của nái? Hay là một trong những hoạt động này phải để đến cuối tuần?
Biên dịch: Phạm Duy Hảo - chăn nuôi VN
Nguồn tin: Provimi Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó