Chăn nuôi
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng thỏ đẻ
1. Kỹ thuật chọn giống thỏ đẻ:
– Thỏ cái giống: 4 chân khỏe, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, đầu nhỏ, lưng phẳng, hông rộng, tính hiền, có 8 vú trở lên. Bộ phận sinh dục phát triển bình thường.
Thỏ cái giống được chọn từ thỏ mẹ có tỷ lệ thụ thai cao, mắn đẻ, đẻ 5 – 6 lứa/năm, 6 – 7 con/lứa.
Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80%, thích nghi tốt, không bệnh tật, tăng trọng nhanh
– Thỏ đực giống: nhanh nhẹn, khỏe mạnh, đầu to vừa phải, mắt lanh, ngực to, lưng rộng, chân sau vạm vỡ, lông mướt và rậm, 2 hòn cà đều.
2. Kỹ thuật phối giống thỏ:
* Biểu hiện thỏ cái động dục: thỏ cái nằm chổng mông, bỏ ăn, bứt lông mình, cắn máng ăn máng uống, bới lung tung rơm rạ lót chuồng. Hai mép âm hộ lúc đầu hồng nhạt sau hồng đậm hoặc tím bầm. Cho thỏ cái phối giống lúc mép âm hộ có màu hồng đậm. Bắt con cái sang chuồng của con đực để cho phối giống. Nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.
* Thời gian phối giống: vào buổi sáng sớm hay chiều mát (3-4 giờ chiều), nếu thấy thỏ cái cụp đuôi xuống hay vùng vẫy không cho thỏ đực đến gần thì bắt thỏ cái ra, hôm sau thả lại vào chuồng thỏ đực. Khi con cái chịu đực rồi, con đực sẽ kêu lên 1 tiếng và nằm ngửa thở nhanh. Lúc đó đem thỏ cái về chuồng. Mỗi thỏ cái cho phối giống 2 lần cách nhau khoảng 4 – 6 giờ.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ:
– Thỏ mang thai 1 tháng, 4 – 5 ngày trước khi đẻ cho ăn nhiều cám, củ cải, rau quả tươi để tránh táo bón và có nhiều sữa nuôi con. Cho thỏ ăn cỏ phơi khô để tránh bụng chứa quá nhiều nước làm ép thai. Gần ngày đẻ thỏ nằm duỗi dài, thời gian đẻ xong 1 – 2 giờ, nếu trời lạnh thắp đèn sưởi ấm ổ thỏ con. Thỏ đẻ không thích ồn ào, ánh sáng và mùi thuốc lá.
– Theo dõi thỏ đẻ để phòng thỏ mẹ ăn con, thỏ con lọt chuồng. Thỏ đẻ xong phải vệ sinh ổ đẻ và cho thỏ uống nước ngay. Cung cấp đủ nước uống, nếu thiếu nước khi đẻ thỏ mẹ sẽ ăn thịt thỏ con
4. Phòng bệnh:
– Khi thời tiết, môi trường sống thay đổi, bổ sung kháng sinh và vitamin cho thỏ 3 – 5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress.
– Theo dõi đàn thỏ để phòng trị bệnh kịp thời các bệnh: sình bụng, tiêu chảy, ghẻ, viêm mũi, tụ huyết trùng, cầu trùng.
Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản
Trong những năm gần đây, phong trào chăn nuôi thỏ phát triển mạnh do nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ ngày càng tăng. Bên cạnh đó chăn nuôi thỏ nguồn vốn đầu tư ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền để làm, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Thỏ rất dễ nuôi, không kén thức ăn, thức ăn chủ yếu là rau cỏ, lá cây. Thời gian sinh trưởng của thỏ ngắn, thời gian nuôi khoảng 3-3,5 tháng sẽ đạt trọng lượng giết thịt; khoảng 5,5-6 tháng thỏ bắt đầu sinh sản. Một năm thỏ cái đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con. Một thỏ mẹ 4-5kg có thể sản xuất ra 90-140kg thịt thỏ một năm, nên thu hồi vốn nhanh. Phù hợp với khả năng của nhiều gia đình. Tuy nhiên, để chăn nuôi thỏ thành công cần phải nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật trong chăn nuôi thỏ, cách chọn giống, làm chuồng trại chuẩn bị thức ăn, công tác vệ sinh phòng bệnh…Sau đây Chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi thỏ để bà con nông dân tham khảo.
Kỹ thuật làm chuồng trại:
Có thể làm chuồng xây bằng gạch, bằng gỗ, tranh tre hoặc bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương nhưng phải đảm bảo các yêu cầu:
– Thỏ hoạt động thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng. Thuận tiện trong việc chăm sóc thỏ.
– Bảo vệ thỏ khỏi sự tấn công của các địch hại bên ngoài (mèo, chuột,…).
– Phải chắc chắn, rẻ tiền và dễ thay thế khi bị hư hỏng.
– Phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa. Đặc biệt, vì thỏ là vật nuôi rất mẫn cảm, dễ lây nhiễm bệnh nên chuồng nuôi thỏ phải cách xachỗ nuôi các loài gia súc khác.
– Máng ăn: Có thể làm bằng chậu sành, máng nhựa, máng bằng gỗ,…
– Máng uống: Có thể làm bằng chậu sành, gáo dừa, chai nhựa,… Với những trại nuôi quy mô lớn, cần bố trí hệ thống máng nước uống tự động để đảm bảo vệ sinh, thuận tiện hơn trong việc chăm sóc.
Thức ăn nuôi thỏ
Gồm 2 nhóm: Nhóm thức ăn thô và nhóm thức ăn tinh. Nhóm thức ăn thô được sử dụng với khối lượng tương đối lớn (gồm thức ăn thô xanh, thô khô và củ quả), nhóm thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng thấp, chủ yếu cung cấp chất xơ cho thỏ. Thức ăn tinh ít nước, ít xơ, có giá trị dinh dưỡng cao và thỏ chỉ sử dụng với khối lượng rất nhỏ.
Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và nuôi dưỡng
Chọn giống: Có hai phương pháp chọn giống: Phương pháp chọn theo gia phả là cách chọn giống dựa vào sổ sách, lý lịch được ghi chép lại của các thế hệ trước (ông bà, cụ kỵ, cha mẹ,…), các thế hệ cùng thời (anh, chị, em,…), chủ yếu căn cứ khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản. Phương pháp chọn theo cá thể là căn cứ vào ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản của cá thể được chọn.
Thỏ đực giống: Thỏ đực giống đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đàn. Một con đực giống tốt có thể phụ trách phối giống cho 5-6 con cái. Ngoài việc chọn đực giống tốt, việc chăm sóc nuôi dưỡng thỏ đực giống có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phối giống, tỷ lệ đậu thai, số con đẻ ra trong một lứa và chất lượng thỏ con. Có thể sử dụng thỏ đực ở độ tuổi từ 6 tháng đến 3 năm tuổi và chỉ nên cho phối giống tối đa 1 lần/ngày.
Thỏ cái sinh sản: Thỏ cái bắt đầu động dục và có thể chịu đực khi 4-5 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của thỏ từ 10-16 ngày và thời gian kéo dài từ 3-5 ngày. Thỏ động dục sớm hay muộn là do thể lực, sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và môi trường khí hậu quyết định. Khi thấy thỏ lâu ngày không động dục, không phối giống được thì phải xem xét xác định nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Kỹ thuật Chăm sóc thỏ con:
* Giai đọan thỏ con theo mẹ: Sau khi thỏ đẻ xong phải kiểm tra số lượng con và loại ngay những con bị chết, sau đó tiến hành ủ ấm ngay cho thỏ con bằng chất lót ổ. Mỗi ngày thỏ mẹ chỉ vào ổ cho con bú 1 lần, vì thế sau khi thỏ con bú mẹ xong nên đưa ổ đẻ ra khỏi lồng thỏ mẹ đậy nắp cẩn thận để thỏ mẹ được yên tĩnh.
Thỏ sơ sinh nặng 40-60 g, thỏ con sinh ra sau 14-15 giờ mới bắt đầu cho bú mẹ. Thỏ con mới sinh ra không có lông, có hình dạng giống như chuột, 12 ngày mở mắt. Trong 18 ngày đầu, thỏ con sống và phát triển hoàn toàn bằng sữa mẹ, đây là giai đoạn quyết định đến tỷ lệ nuôi sống của thỏ con.
Sau 18 ngày thỏ con có thể ra khỏi ổ, thỏ con được để trong lồng cùng với mẹ và tập ăn thức ăn của thỏ mẹ, thức ăn cần bổ sung thêm thức ăn thô xanh là loại rau, lá, cỏ non để thỏ con có thể tập ăn. Khi thỏ con được 23-25 ngày tuổi, cơ thể thỏ con đã có thể hấp thụ được 50% chất dinh dưỡng từ thức ăn ở bên ngoài. Sau 30 ngày có thể cai sữa cho thỏ con, lúc này trọng lượng đạt 400-500 g/con là tốt.
* Thỏ con sau cai sữa: Giai đoạn này thỏ con ăn chưa nhiều và khả năng tiêu hoá các loại thức ăn được cung cấp từ bên ngoài chưa cao nên cần cho ăn thức ăn dễ tiêu, bảo đảm chất lượng. Sau khi cai sữa nên cho thỏ ăn theo khẩu phần định lượng tăng dần (thỏ con ở giai đoạn từ 3 – 8 tuần tuổi có tốc độ tăng trưởng cao nhất). Bắt đầu từ tuần thứ 9 (giai đoạn vỗ béo thỏ thịt) nên cho ăn tự do với những loại thức ăn giàu năng lượng, thức ăn thô có mức độ. Đến 14 tuần tuổi tăng trọng chậm và tiêu tốn thức ăn nhiều. Vì vậy, không nên nuôi thỏ thịt quá 14 tuần tuổi.
Phòng và điều trị một số bệnh trên thỏ:
1/ Bệnh bại huyết còn gọi là bệnh xuất huyết:
– Là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh, bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lớn từ 1,5 tháng tuổi trở lên. Khi thỏ bị bệnh, thỏ lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chất hàng loạt. Trước khi chết thỏ giãy giụa, quay vòng, máu ộc ra ở mồm, mũi; gan sưng to, bở; vành tim, phổi, khí quản xuất huyết.
– Phòng bệnh bằng vaccine VHD bại huyết .
– Không có thuốc điều trị.
2/ Bệnh cầu trùng:
– Xuất hiện trong điều kiện vệ sinh kém. Thỏ kém ăn, xù lông, phân lỏng.
– Phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại.
– Điều trị: Sử dụng Anticoc, HanE trộn với thức ăn tinh với liều 0,1-0,2g/kg thể trọng.
3/ Bệnh ghẻ:
– Biểu hiện Thỏ ngứa, rụng lông và có vảy, khô, cứng (chủ yếu ở tai, chân và mũi). Đôi khi dưới vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da.
– Phòng bệnh: Thường xuyên tẩy uế, vệ sinh chuồng trại. Cách ly thỏ ghẻ và điều trị.
Tag: phương pháp chọn giống nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ đẻ, kỹ thuật nuôi dưỡng thỏ đẻ, cách thức nuôi dưỡng thỏ đẻ, mô hình nuôi thỏ đẻ, cung cấp thỏ giống, mua bán giống thỏ, trang trại sản xuất thỏ giống, trang trại cung cấp con giống, mua bán thỏ giống,
Theo Kỹ thuật nuôi thỏ - TTKHCN
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó