Chăn nuôi
Kỹ thuật chăn nuôi gà tây Huba thịt (Phần 1)
Gà tây Huba được nhập vào nước ta từ năm 2008, sau thời gian nuôi thích nghi chịu đựng tốt trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm, có khả năng chăn thả, tự kiếm ăn. Tỷ lệ nuôi sống: 92-95%, khối lượng cơ thể 5 tháng tuổi: 5,5- 6,0 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: 3,2-3,3 kg. Hiện nay, nhiều vùng ở Hưng Yên và Hà Nội phát triển chăn nuôi giống gà này thay thế dần gà tây nội có năng suất thấp.
Kỹ thuật chăn nuôi gà tây Huba thịt (Phần 2)
I. ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI
1. Chuồng nuôi gà tây
- Chuồng nuôi cần đáp ứng yêu cầu chung về chuồng nuôi gia cầm.
- Tiến hành xây chuồng nuôi trên một khu đất cao 30 - 50 cm trong vùng đất khô.
- Độ cao thích hợp cho chuồng nuôi là 2,5 - 2,8m vì gà tây thích nghỉ ngơi trên sào gỗ cao. Mái hiên rộng ít nhất 30 - 40cm.
- Chuồng nuôi cần phải có cửa sổ ánh sáng ở phía Nam hoặc phía Đông Nam, Cửa sổ phải cách sàn nhà 40 - 50cm, diện tích cửa sổ tối thiểu 20% khoảng không gian trong chuồng.
- Nền chuồng có thể được làm bằng đất sét nện hoặc bằng bê tông để dễ dàng vệ sinh và tẩy uế.
Đối với gà non và gà trưởng thành chuồng nuôi đơn giản. Chúng được làm từ vật liệu rẻ và đơn giản, có thể tháo rời được và vận chuyển dễ dàng. Chuồng nuôi kín 3 phía. Độ cao đằng trước: 2,5- 3m, đằng sau: 1,5 - 2m; chiều rộng: 2-3 m; chiều dài phụ thuộc vào số lượng nuôi.
Trong chuồng nuôi cần có sào đậu, chiều cao sào đậu: 50cm (con non); 70 - 150cm (con trưởng thành); chiều dài sào đậu tối thiểu: 35 - 40 cm/con.
2. Dụng cụ chăn nuôi
2.1. Máng ăn
Máng ăn: gà tây 1 ngày tuổi có thể cho ăn từ những hộp giấy cắt (mép cao 2-3cm), hoặc hộp nhựa mép cao 5cm.
0-7 ngày tuổi: 40- 60 con/máng (kích thước máng: cao 3cm x rộng 50cm x dài 80cm)
7-42 ngày tuổi: 30-40 con/máng tròn (đường kính 40cm).
Sau 42 ngày tuổi: máng ăn tự động: 1 con/3 - 4cm máng dài.
Máng ăn tự động có thể được thay thế bằng máng sắt hoặc máng gỗ rộng 25 - 30cm và cao 15 - 20 với chân máng cao 40 - 60cm.
2.2. Máng uống
1-5 ngày tuổi: 30 con/máng uống (2 lít)
hoặc 1 con/1 cm máng uống dài
5-42 ngày tuổi: 60 con/máng uống tròn (đường kính 40cm)
hoặc 1 con/2 cm máng uống dài.
Sau 42 ngày tuổi: Máng ống cắt (đường kính 130 mm) hoặc máng uống dài: 1 con/2 cm (1 con/1 cm trong trường hợp 2 mặt ngang nhau).
3. Sân chơi và bãi cỏ cho gà tây
- Diện tích sân chơi tối thiểu gấp 2 - 3 lần diện tích chuồng nuôi.
- Bãi cỏ tiêu chuẩn cho gà tây là vườn cây ăn quả.
- Có thể đưa gà tây tới nơi trồng cỏ.
- Nếu không có đồng cỏ nào tốt, chúng ta phải tạo nơi chạy nhảy cho gà tây: yêu cầu 20 - 25 m2/con.
- Nơi tắm cát cần được đặt trong khu chơi.
- Nơi chơi cần phải được bảo vệ bằng lưới cao 2,5m.
II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ TÂY THỊT
1. Chuẩn bị điều kiện nuôi gà tây con
Mục đích: Tạo những điều kiện tối ưu cho gà tây đến 6 tuần tuổi.
Trước khi nuôi gà cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kĩ thuật như: chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống. Kiểm tra các trang thiết bị lần cuối trước khi đưa gà vào nuôi.
Tất cả các dụng cụ phải được khử trùng trước khi sử dụng 2 - 3 ngày. Chuồng được xông hơi bằng KMnO4 + Foocmol (120 ml foocmol + 60g KMnO4 cho 4 m3 chuồng) rồi đóng kín cửa lại trong 24 giờ, sau đó mở cửa và thông hơi 12 – 24 giờ trước khi đưa gà xuống chuồng. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn giống.
Chuồng nuôi phải được thông thoáng tốt sau lần khử trùng cuối cùng. Được đặt ở nhiệt độ ấm tối ưu, hoặc bật lò sưởi và điều chỉnh nhiệt độ chuẩn. Nhiệt độ trong quây úm phải được đảm bảo cao hơn 2 - 30C so với nhiệt độ trong chuồng nuôi.
Sử dụng cót ép cao 40 - 50cm để quây cho gà tây 1 ngày tuổi.
Chất độn chuồng: trấu, dăm bào sạch hoặc rơm chặt ngắn (cắt khoảng 5 - 6 cm), không bị mốc trải dày 5 - 10 cm và được phun thuốc sát trùng (fooc mol 2%). Sưởi ấm chuồng 10 - 12 giờ trước khi đưa gà vào.
2. Chọn giống và thả gà con
Chọn những con gà nhanh nhẹn, mắt sáng, bông lông, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn nuôi những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông.
Các bước khi tiến hành thả gà con:
- Máng uống cần phải được đổ đầy nước (20-220C) với lượng vitamin mới và phải được hòa tan.
- Đổ sẵn thức ăn vào máng ăn trước khi đưa con non vào.
- Hộp vận chuyển khi mang tới chuồng nuôi được sắp xếp đều trong khu vực thích hợp.
- Bắt đầu thả gà từ những hộp phía trong trước và lùi dần ra ngoài.
Lưu ý:
- Nơi đặt máng ăn cần phải được chiếu sáng vì gà tây con nhìn rất kém.
- Để gà con lớn đều cần nuôi ở mật độ đàn tương đối thấp và kích cỡ đàn nhỏ.
- Gà con ở độ tuổi khác nhau cần phải nuôi riêng biệt.
3. Nhiệt độ
Gà tây con rất cần ấm bởi vì nó không tự điều chỉnh thân nhiệt trong 2 tuần đầu. Do vậy việc giữ ấm theo nhu cầu cơ thể gà trong các tuần tuổi đầu mới xuống chuồng rất cần thiết. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa dễ phát sinh.
Bảng 1. Nhiệt độ nuôi gà tây con
Ngày tuổi |
Nhiệt độ trong quây (0C) |
Nhiệt độ trong chuồng (0C) |
1-3 |
32-34 |
29-31 |
4-7 |
31-33 |
29-31 |
8-14 |
29-31 |
28-30 |
15-21 |
28-30 |
27-29 |
22-28 |
26-28 |
24-26 |
29-35 |
24-26 |
22-24 |
>35 |
23-24 |
20-22 |
Từ 3 tuần tuổi, gà con cần có nơi để chạy. Đầu tiên chỉ cần mở lỗ hổng vào ban ngày - gà con có thể ra ngoài nếu muốn. Sau đó, chúng ta có thể ngăn gà con ở bên ngoài khoảng 1 - 2 giờ khi thời tiết cho phép. Không cho chúng ở ngoài khi trời mưa, hoặc nơi có nước ở khu vực chơi hoặc cỏ bị ướt vì chúng rất nhạy cảm. Khi chúng có bộ lông hoàn chỉnh đầu tiên (5 tuần tuổi) - sau khi thay lông - chúng chịu được nước, thậm chí chúng có thể tắm được. Khi đó, máng ăn và máng uống có thể để ra ngoài.
Thiết bị sưởi ấm: Có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại ở những nơi có điện hoặc đèn măng xông, bếp than, lò ủ trấu,... ở vùng sâu vùng xa.
Dụng cụ sưởi treo giữa quây trong ô chuồng, đặt cao hay thấp tùy theo yêu cầu nhiệt độ cụ thể.
Trong quá trình nuôi, quan sát phản ứng của đàn gà đối với nhiệt độ:
- Nếu đàn gà tập trung gần nguồn nhiệt chen lấn, chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh.
- Nếu đàn gà tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng, cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.
- Nếu gà con tụm lại một phía là bị gió lùa, rất nguy hiểm, cần phải che kín hướng gió thổi.
- Khi nhiệt độ trong quây thích hợp gà vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều.
4. Ẩm độ
Độ ẩm trong chuồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự điều chỉnh nhiệt của gà con. Độ ẩm tương đối 60 – 70% là phù hợp với gà tây, tuy nhiên ở Việt Nam độ ẩm chuồng trại bao giờ cũng cao hơn nhiều. Để khắc phục độ ẩm cao ở Việt Nam chuồng trại phải luôn giữ cho khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt gà tây con mới nở tuyệt đối không để gà bị ướt vì giai đoạn này chúng rất mẫn cảm với nước.
5. Ánh sáng
Gà con cần chiếu sáng 24/24h từ 1 đến 3 tuần đầu, sau đó giảm dần còn ánh sáng tự nhiên.
Trước khi gà đẻ 1 tháng, sử dụng bóng đèn có công suất 75 – 100W. Cường độ ánh sáng 3 - 4 W/m2 nền chuồng.
Chú ý: Lượng ánh sáng phải được phân bố khắp chuồng nuôi.
6. Mật độ nuôi
* Nuôi nền, sử dụng độn chuồng:
Bảng 2. Mật độ nuôi gà tây con
Tuổi gà tây (tuần tuổi) |
Diện tích cho một con (m2) |
Số con/m2 |
0 – 3 |
0,05 |
20 |
3 – 6 |
0,10 |
10 |
7 - 12 |
0,20 |
5 |
>13 |
0,40 |
2,5 |
Trong nuôi chăn thả, khi gà tây ở 8 tuần tuổi, mật độ nuôi có thể cao hơn 12 con/m2. Đến 10-12 tuần tuổi có thể nuôi 6-8 con/m2 cũng không cần san ra, tuy nhiên lớn hơn nữa nếu không san ra thì sẽ chết nhiều.
* Nuôi trên sàn lưới:
Có thể nuôi gà tây con trong lồng đến 8 tuần tuổi. Mật độ nuôi gà tây trên lồng có thể nuôi 60 – 80 con/m2 đến 2 tuần tuổi; 30 – 40 con/m2 đến 4 tuần tuổi và 15 – 20 con/m2 đến 6 tuần tuổi.
(còn nữa... xem tiếp Kỹ thuật chăn nuôi gà tây Huba thịt)
TS. Nguyễn Duy Điều
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó