Chăn nuôi
Kỹ thuật chăn nuôi hươu lấy nhung
Hươu đực dùng phối giống (gọi là hươu đực giống) và lấy nhung cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, khẩu phần thức ăn không chỉ đáp ứng cho hươu sinh trưởng phát triển bình thường nhằm thu hoạch nhung, mà còn để hoàn bù và tái tạo khả năng phối giống cho hươu đực.
1. Chế độ dinh dưỡng cho nuôi hươu lấy nhung
Hươu đực giống cần cho ăn theo đúng khẩu phần thức ăn đã chỉ định, trong đó các thành phần chất đạm, chất khoáng, vitamin A, D, E là hết sức chú ý. Cụ thể thành phần và lượng thức ăn hàng ngày cho hươu đực giống như sau: 15- 20kg thức ăn xanh, 0,5kg thức ăn tinh, 0,5kg thức ăn giàu đạm, 10g premix khoáng, 10g premix vitamin và 10- 15g muối ăn. Trong mùa phối giống, mỗi tuần cho ăn thêm 2- 3 quả trứng gà (không dùng trứng vịt); sau mỗi lần phối giống cho ăn thêm 3- 5 quả trứng gà.
Trang trại cung cấp nuôi hươu
Kỹ thuật chăn nuôi hươu sao thương phẩm
2. Kỹ thuật chăm sóc hươu đực phối giống
Tuổi phối giống tốt của hươu đực là 5- 9 tuổi. Ngoại hình con đực giống tốt là có hai tinh hoàn to và đều, gốc sừng to mập, đường kính sừng chỗ lớn nhất đạt 3cm, khoẻ mạnh, không bệnh tật.
Mỗi hươu đực giống chỉ cho phối giống 8- 10 hươu cái trong một năm. Thời gian phối giống (mùa phốëi giống) trong năm của hươu từ 15 - 4 đến 15 - 9. Sau mỗi lần giao phối, cho hươu đực nghỉ ít nhất 10 ngày để có điều kiện hồi phục sức khoẻ.
Mùa không phối giống, mùa hè cần tắm chải sạch sẽ cho hươu, chuồng trại thoáng mát; mùa đông che chắn gió giữ ấm chuồng cho hươu, làm độn chuồng cho hươu nằm. Diện tích phù hợp cho hươu đực giống 8- 10m2/con.
3. Kỹ thuật phối giống cho hươu
Do hươu đực giống và hươu cái được nuôi tại các hộ dân xa nhau, hươu đực và cái lạ nhau, khi phối giống đôi khi cũng gặp những trục trặc đáng tiếc. Theo kinh nghiệm các hộ nuôi hươu sinh sản cho biết, hươu cái cứ khoảng 20 ngày động dục một lần, thời gian động dục kéo dài từ 1- 3 ngày, vì vậy xác định thời điểm động dục của hươu cái không khó khăn. Trước động dục khoảng 10 ngày, tiến hành mang hươu cái cần phối giống thả vào chuồng bên cạnh chuồng hươu đực giống. Chăm sóc cả hai con cho đến ngày hươu cái động đực và đạt đỉnh điểm hưng phấn (chính là thời điểm rụng trứng), mở cửa chuồng, hươu đực sẽ sang chuồng hươu cái giao phối. Việc làm này mang lại tỷ lệ thụ thai rất cao. Sau khi giao phối, cần bồi dưỡng chu đáo hươu đực giống.
Sau khi giao phối, nếu con cái đi tiểu ra nước vàng hoặc trắng đục, nằm rặn, con đực bỏ đi nơi khác (đã thoả mãn), chắc chắn hươu cái sẽ thụ thai, song nếu con đực và cái đánh lộn nhau thì tỷ lệ thụ thai sẽ rất thấp, cần nhanh chóng nhốt riêng.
Trang trại cung cấp nuôi hươu
4. Kỹ thuật cắt nhung hươu đực
Nuôi hươu đực không chỉ để phối giống mà còn để lấy nhung. Cần cắt nhung đúng kỹ thuật thì hươu mới mau chóng hồi phục để phối giống. Để cắt nhung đảm bảo, trước hết cần thực hiện vết cắt ở vị trí cách chân đế nhung 1cm, dụng cụ cắt phải thật sắc, thao tác cắt nhanh, dứt khoát, khi gần đứt cắt hơi chậm lại một chút để tránh làm xước nhung, sau đó tiến hành cầm máu nhanh cho chân đế nhung. Có hai bài thuốc rất tốt để cầm máu chân đế nhung sau khi cắt.
Bài 1: Mực Tàu (mực Trung Quốc), than củi nghiền mịn, nước đun sôi để nguội, pha thành dung dịch sền sệt. Sau khi cắt nhung xong đắp vào ngay vết cắt, sau đó bọc gạc sạch, dùng tay nắm yên lấy vết đắp trong 3- 5 phút là máu cầm. Đắp xong bên này tiến hành cắt bên kia.
Bài 2: Than lá chuối khô sạch bóp mịn, trộn với dầu lạc thành dạng sền sệt đắp vào vết cắt, sau đó nắm lấy đế sừng 3- 5 phút, vết cắt cũng nhanh chóng cầm máu.
Khi vết cắt thực sự cầm máu, dùng gạc băng và buộc vết cắt lại bằng dây vải sạch. Sau khi cắt nhung hươu, các hoạt động xung quanh chuồng hươu phải nhẹ nhàng, tuyệt đối không để người lạ đi vào chuồng hươu làm hươu hoảng sợ húc lung tung, đập vỡ vết thương ảnh hưởng đến vết cắt và gây khó khăn cho việc làm lành vết cắt, ảnh hưởng xấu đến độ lớn của nhung hươu sau này
Mô hình nuôi hươu nai lấy nhung hiệu quả cao
Theo Trung tâm nguyên cứu nông vận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó