Chăn nuôi
Kỹ thuật chăn nuôi ngan pháp
1.Điều kiện chung
Xây dựng chuồng trại đảm bảo thông thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông đối với chuồng nuôi hở hoặc tốt nhất là xây dựng chuồng nuôi khép kính nuôi sàn hoặc nuôi nền vì hạn chế được sự tiếp xúc gữa con người và gia cầm cũng như gia cầm và các loài khác. Tuy nhiên, với kiểu chuồng này thì cần có sự đầu tư ban đầu lớn và thích hợp với phương thức nuôi trang trại hoặc tập trung. nền chuồng nên tráng phẳng bằng xi măng, mỗi chuồng cần có hiên rộng từ 1-1,5 m để tránh mưa gió hắt vào.
Chuồng nuôi và sân chơi đảm bảo khô ráo và đặc biệt phải có ánh nắng chiếu vào. Khu vực chăn nuôi phải tách riêng với khu vực phục vụ chăn nuôi khác như kho thức ăn, trạm ấp trứng, kho đựng chất độn chuồng. Đặc biệt là khu vực chứa phân phải có mái che, cách xa khu chăn nuôi và phải ở cuối hướng gió. Nếu chăn nuôi với số lượng lớn thì xây dựng hệ thống Biogas. Xây dựng hệ thống đường đi và thoát nước theo hệ thồng chuồng nuôi. Xây dựng chuồng cách chuồng từ 20 - 30cm. Nếu là chăn nuôi trong nông hộ thì chuồng phải cách xa nơi ở ít nhất là 30m. Phải có khu vự xử lý các khu vực ốm, chết, tốt nhất là xây lò thiêu xác gia cầm thủ công. Khu vực này phải phun thuốc sát trùng thường xuyên.Có hàng rào hoặc tường bao chắn xung quanh khu vực chăn nuôi cũng như có hệ thồng cổng ra vào, hệ thống hố sát trùng, tắm gội thay quần áo bảo hộ trước khi vào khu vực chăn nuôi. Nếu chăn nuôi ở hộ gia đình thì phải có quần áo ở khu chăn nuôi và phải có bảo hộ lao động như ủng, khẩu trang... phun sát trùng toàn bộ phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi có thể là hệ thống phun tự động hoặc có thể người nuôi tự phun khử trùng. Hạn chế sự tham quan ra vào khu vực chăn nuôi, hạn chế các thành viên không chăn nuôi vào khu vực chăn nuôi, không nên nuôi các vật nuôi khác như chó, mèo... trong khu vực chăn nuôi (nếu nuôi phải nhốt lại).
2. Chuẩn bị điều kiện nuôi
Chuẩn bị chuồng trại phù hợp với từng đối tượng gia cầm. Trước khi nuôi gia cầm phải tẩy rửa vệ sinh, phun thuốc sát trùng có thể dùng: Biocid 0,3%, formol 2%, virkon 0,5%, bka 0,3%, dung dịch hoạt hoá điện hoá Anolít nguyên chất..quét vôi trắng nền chuồng, quét vôi tường và hành lang chuồng nuôi, để khô và phun lại lần cuối trước khi thả gia cầm vào nuôi một ngày. Nếu khu đã chăn nuôi thì phải có thời gian để reống ít nhất là 2 tuần (sau khi đã dọn rửa phun khử trùng và quét vôi) thì mới đưa gia cầm vào nuôi. Các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, máng quây gia cầm... phải được tẩy rửa, phun thuốc sát trùng và phơi nắng cho khô. Phơi khô phun xông bằng thuốc tím hoặc formol chất độn chuồng. Độ dày của chất độn chuồng tuỳ thuộc vào loại gia cầm và mùa vụ. Các thiết bị chăn nuôi như chụp sưởi mámg ăn phải được sắp đặt sẳn trong quây và phải bật chụp sưởi cho ấm trước khi thả gia cầm mới nở vào. Xung quanh chuồng phải chuẩn bị hệ thống bạt che, các bbạt này cũng phải được phun khử trùng và phun formol trước khi đưa vào sử dụng. Xác định diện tích nền chuồng để quây gia cầm cho thích hợp. Diện tích nuôi phải được nới rộng theo lứa tuổi của ngan. Lối ra vào chuồng phải có hố sát trùng hoặc có khay đựng thuốc sát trùng (Crezin 3%, formol 2% hoặc vôi bột) để sát trùng ủng và xe cải tiến trước khi vào chuồng nuôi. Diệt chuột và các loại côn trùng ở khu vực xung quanh khu vực chăn nuôi để hạn chế sự xuất hiện của chim hoang dã. Làm cỏ, phát quang bụi cây, khơi thông cống rãnh và rắc vôi bột ở khu vực xung quanh chuồng nuôi.
3. Vệ sinh thú ý trong quá trình chăn nuôi
3.1 Vệ sinh thức ăn nước uống [/b] Máng ăn, máng uống phải được rửa sạch và phun sát trùng hoặc ngâm formol 2% định kỳ một tháng một lần. Hàng ngày thay nước uống và rửa lại máng sạch sẽ. Nước cho gia cầm uống phải là nước sạch đạt các tiêu chuẩn về vi sinh vật và các kim loại nặng... có thể bổ sung dung dịch hoá điện hoá (5%-10%) cho ngan uống từ lúc một ngày tuổi đến lúc giết thịt để giúp phòng bệnh tiêu hoá. Không được cho gia cầm ăn những loại thức ăn không đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng...làm sạch máng ăn trước khi cho gia cầm ăn.
3.2. Vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh [/b] Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng nuôi bằng các dung dịch thuốc sát trùng như Virkon 0,25%, Biocid 0,1%, dung dịch hoạt hoá điện hoá nguyên chất ít nhất tuần 1 lần. Phun sát trùng các khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng Biocid 0,3% formol 2%, virkon 0,5%, BKA 0,3% dung dịch hoạt hoá điện hoá Anolít nguyên chất thay đổi nhau tuần một lần. Thường xuyên quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi. Cuốc đất, phun sát trùng, rắc vôi các khu vực xung quanh trại định kỳ 2-3 tháng 1 lần. Đảm bảo mật độ trong chuồng nuôi phải đảm bảo đủ máng ăn, uống cho ngan. Định kỳ dọn phân cho ngan, nếu chuồng trại ẩm ướt thì phải dọn phân ngay, đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo. Độ ẩm: đảm bảo độ ẩm trong chuồng nuôi từ 60-70%. [b]3.3. Vệ sinh khu vực trại ấp [/b] Trước khi vào khu vực ấp phải có hố sát trùng. Hạn chế đến mức thấp nhất khách ra vào tham quan. Phải có quần áo giầy dép cho người làm trực tiếp tại trại ấp. Tất cả các loại trứng trước khi đưa vào ấp hoặc bảo quản phải xông khử trùng bằng thuốc tím hoặc formol (17,5 thuốc tím + 35ml formol). Khử trùng hàng ngày khu vực ấp. Các dụng cụ ấp nở phải thường xuyên cọ rửa và phun khử trùng trước khi đưa vào sử dụng. Định kỳ vệ sinh khu vực nhà ấp và xung quanh. Diệt chuột và các loại côn trùng khác. Phải có khu xử lý chất thải (vỏ trứng, trứng không nở). Có thể chôn sâu hoặc rắc vôi bột lên trên hoặc đốt các vỏ trứng.
Theo NXB Nông nghiệp
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó