Chăn nuôi
Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển làm giàu
Vịt biển có khả năng thích nghi rộng trên mọi loại nước, có thể nuôi ở nước mặn (nước biển), nước lợ và nước ngọt. Là giống sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt cao nên hiện nay đã được bà con nông dân chọn làm mô hình kinh tế trang trại gia đình. AgriMark giới thiệu với bà con về kỹ thuật chăn nuôi loài thủy cầm này:
1. Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt biển
Vịt biển mới nở có lông màu vàng nhạt, ở đầu và đuôi có phớt đen, vịt trưởng thành có màu lông cánh sẻ, cổ có khoang trắng, lông cánh màu xanh đen, mỏ và chân màu vàng nhạt, có con màu xám, cổ trung bình, tuổi đẻ là 20 – 21 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 2,5 – 2,7 kg/con, năng suất trứng từ 240 – 245 quả/mái/năm, khối lượng trứng 80 – 85g/quả.
Vịt có thể nuôi theo các phương thức khác nhau như nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội, nuôi nhốt trong vườn cây, vườn đồi, nuôi nhốt kết hợp cá – vịt, cá – lúa – vịt, lúa – vịt.
Đặc biệt vịt nuôi được ở điều kiện nước lợ, nước mặn rất tốt, thích hợp nuôi ở những tỉnh ven biển và vùng biển đảo.
2. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Đối với chăn nuôi nông hộ cần phải nuôi nhốt và làm chuồng nuôi độc lập với nhà ở.
Đối với chăn nuôi gia trại, trang trại với quy mô vừa và lớn, xây dựng chuồng trại biệt lập với khu dân cư, cách xa khu đô thị, đường giao thông, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện. Khu chăn nuôi phải có tường rào bao quanh, nên quy hoạch có vành đai an toàn, không nuôi chung giữa các loài gia súc và gia cầm. Xây dựng chuồng trại phải phù hợp cho từng giai đoạn của vịt: chuồng nuôi vịt con, chuồng nuôi vịt hậu bị, chuồng nuôi vịt sinh sản.
Vị trí gia trại, trang trại phải cao ráo, sạch sẽ và thoáng mát Chuồng trại phải có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh phòng dịch và an toàn sinh học. Nếu nuôi nhốt nên có sân chơi cho vịt (diện tích sân chơi tối thiểu phải gấp đôi diện tích chuồng nuôi), chuồng thông thoáng tự nhiên sẽ thuận lợi cho công tác vệ sinh thường xuyên và xử lý môi trường, đồng thời giảm chi phí so với nuôi chuồng kín..
Chuồng trại cho vịt nên làm đơn giản nhưng phải thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không bị mưa hắt, không bị nắng chiếu vào ổ đẻ. Có thể làm bằng lưới, tre, nứa, lá hoặc làm sàn trên ao hồ, trên bè (quây gọn).
Căn cứ vào mật độ để xác định diện tích chuồng nuôi phù hợp, nmật độ chuồng nuôi như sau: (Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển , vịt biển Đại xuyên)
Tuổi |
Nuôi không cần nước bơi lội (con/m2) |
Nuôi có nước bơi lội(con/m2) |
|||
Nhốt trong chuồng |
Chuồng có sân chơi |
Chuồng + Vườn cây |
Chuồng + nhốt trên ao, cửa sông, biển |
Chuồng + nhốt trên ruộng lúa |
|
Tuần đầu |
30 – 35 |
30 – 35 |
30 – 35 |
30 – 35 |
30 – 35 |
2 – 4 tuần |
10 – 15 |
15 – 20 |
15 – 20 |
15 – 20 |
15 – 20 |
5 – 8 tuần |
5 – 6 |
6 – 8 |
8 – 10 |
8 – 10 |
8 – 10 |
Hậu bị |
3 |
4 – 5 |
5 – 6 |
5 – 6 |
5 – 6 |
Sinh sản |
3 |
4 |
4 |
4 |
4 |
Nếu mật độ nuôi cao sẽ làm giảm năng suất và tiểu khí hậu chuồng nuôi xấu. Nhưng nếu mật độ nuôi thấp sẽ không kinh tế khi sử dụng chuồng trại.
Nền chuồng có thể lát gạch, xi măng + cát không được lát gạch hoa và đánh bóng, có thể làm nền bằng cát.
Độn chuồng bằng trấu, phôi bào hoặc rơm rạ băm nhỏ nhưng không bị hôi mốc. Thường xuyên bổ sung độn chuồng làm cho độn chuồng khô, chuồng vịt ngan sinh sản độn chuồng dày 10 – 15cm.
Các ô chuồng không nên quá rộng, mỗi ô tối đa 200 con vịt.
* Sân chơi: Diện tích sân chơi gấp 2 – 3 lần diện tích chuồng nuôi. Sân chơi dốc ra ngoài để thoát nước, dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng. Nếu vịt nuôi trên khô thì song song với chuồng là máng uống nước có tấm ngăn tránh vịt vào bơi. Nếu sử dụng mương bơi phải thường xuyên thay nước.Sân chơi bằng phẳng, không đọng nước. Có thể lát gạch hoặc bê tông.
Đối với nuôi thả trên vườn cây, nuôi trên ao, nuôi ở ruộng lúa phải có vây để quây vịt ngan, không nên thả rông.
* Máng ăn, máng uống: Giai đoạn vịt con: Dùng máng tôn hoặc mẹt tre hoặc tấm nilông cho vịt ngan ăn. Có thể sử dụng máng ăn, máng uống bằng xây gạch và bê tông, vị trí máng uống ở ngoài sân chơi tránh ướt chuồng nuôi.
* Trang thiết bị: Thắp sáng và sưởi ấm cho vịt giai đoạn nhỏ bằng bóng điện, chụp sưởi, những nơi không có điện phải sử dụng đèn dầu hoặc bếp than…
Nuôi bán thâm canh phải chuẩn bị vây ràng, lưới hoặc cót để quây vịt.
Đến giai đoạn sinh sản phải chuẩn bị ổ đẻ cho vịt. Ổ đẻ có thể làm bằng gỗ kích thước 35 cm x 35 cm x 35 cm, hoặc làm bằng những sảo tre lót rơm rạ hoặc quận tròn bằng rơm.
3. Chọn giống (Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển , vịt biển Đại xuyên)
Khi nuôi phải chọn đúng giống, đúng chủng loại. Không nên tận dụng những đàn thương phẩm để nuôi làm đàn bố mẹ sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất.
Trong chăn nuôi vịt có 3 giai đoạn chọn:
+ Chọn ở 1 ngày tuổi:Chọn vịt nhanh nhẹn, bông lông, khỏe mạnh không khô chân, nặng bụng, khoèo chân, hở rốn, lông có màu vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đuôi. Nuôi vịt bố mẹ phải chọn đực/ mái theo tỷ lệ 1/5 hoặc 1/6.
+ Chọn ở 56 ngày tuổi: Đối với các đàn giống vịt bố mẹ kết thúc 56 ngày tuổi chọn để chuyển lên nuôi giai đoạn hậu bị: Căn cứ vào tầm vóc và ngoại hình của giống, kết hợp với khối lượng vịt để chọn: vịt biển 1,7 – 1,9 kg/con
Tỷ lệ ghép đực/mái là 1/5 – 1/6, tỷ lệ chọn 80 – 90%.
+ Chọn vịt lên sinh sản: Tiến hành chọn trước khi vào đẻ là 2 tuần cũng căn cứ vào ngoại hình của giống và khối lượng để chọn: khối lượng 2,4 – 2,7 kg/con.
Tỷ lệ ghép đực/mái là 1/6 – 1/7.Tỷ lệ chọn 90 – 95%.
Trong thời gian vịt sinh sản,cần loại bỏ những con vịt mái quay lông quá sớm (bị rụng lông ở cánh, lông đuôi) hoặc những con có màu mỏ và chân vàng hơn , những con vịt có màu lông đậm sẽ đẻ kém hơn.
4. Thức ăn
4.1. Loại thức ăn và chất lượng thức ăn: (Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển , vịt biển Đại xuyên)
Nguyên liệu thức ăn dùng cho vịt: Gạo, thóc, ngô, đỗ tương, tấm, cám, cá tép, cua, ốc, don, dắt… bã bia, bã rượu, khoai, rau bèo… nếu thức ăn được nấu chín thì khả năng tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn, vịt lớn nhanh và hiệu quả kinh tế hơn.
Lưu ý không được sử dụng thức ăn bị mốc và ôi chua. Thức ăn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng/kg phù hợp cho từng giống vịt và từng giai đoạn phát triển của vịt.
* Chú ý: Thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn trước khi cho vịt ăn.
Tiêu chuẩn thức ăn cho vịt sinh sản:
Giai đoạn nuôi |
Protein (%) |
Năng lượng (kcal) |
1 – 8 tuần tuổi |
20 – 21 |
2850 – 2900 |
Giai đoạn nuôi hậu bị |
14 – 14,5 |
2850 – 2900 |
Giai đoạn dựng đẻ và đẻ |
17 – 17,5 |
2650 – 2700 |
4.2. Lượng thức ăn:
Đối với vịt nuôi giống phải thực hiện chế độ ăn định lượng để khống chế khối lượng cơ thể theo tiêu chuẩn thì khả năng sinh sản sẽ đạt năng suất cao.
Ngày tuổi |
Gam/con/tuần |
Ngày tuổi |
Gam/con/ngày |
1 |
4 |
18 |
72 |
2 |
8 |
19 |
76 |
3 |
12 |
20 |
80 |
4 |
16 |
21 |
84 |
5 |
20 |
22 |
88 |
6 |
24 |
23 |
92 |
7 |
28 |
24 |
96 |
8 |
32 |
25 |
100 |
9 |
36 |
26 |
104 |
10 |
40 |
27 |
108 |
11 |
44 |
28 |
108 |
12 |
48 |
29 – 56 |
112 |
13 |
52 |
57 – 70 |
116 |
14 |
56 |
71 – 84 |
120 |
15 |
60 |
85 – 98 |
124 |
16 |
64 |
99 – 112 |
128 |
17 |
68 |
113 – 126 |
132 |
|
|
127 – 133 |
136 |
(Có thể tập dần cho vịt ăn thóc luộc từ tuần tuổi thứ 3)
Theo Bản tin Thông tin KNVN
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó