Chăn nuôi
kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt trên cạn sử dụng đệm lót sinh học
a. Vịt CV.Super M: có nguồn gốc từ Anh, là giống vịt chuyên thịt, lông có màu trắng, tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25 tuần tuổi, năng suất trứng từ 180-220 quả/mái/67 tuần tuổi. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 2 tháng trọng lượng có thể đạt 3 – 3,4kg, tiêu tốn thức ăn 2,6 – 2,8kg/1kg tăng trọng.
b. Vịt Siêu thịt VIGOVA: là giống vịt chuyên thịt, lông có màu trắng, tỷ lệ nuôi sống 97%. Vịt thương phẩm nuôi nhốt 7 tuần tuổi trọng lượng có thể đạt 3,55kg, tiêu tốn thức ăn 2,4kg/1kg tăng trọng, tỷ lệ thịt xẻ 73%.
2. Vịt chuyên trứng:
a. Vịt Khaki Campbell: có nguồn gốc từ Anh, lông có màu khaki, mỏ và chân xám đen, tuổi đẻ của vịt là 20-21 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 1,6-1,8kg .Năng suất trứng từ 260-300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 65-70gam/quả.
b. Vịt CV2000: có nguồn gốc từ Anh, là giống vịt chuyên trứng lông có màu trắng, mỏ và chân màu vàng nhạt, tuổi đẻ của vịt là 20-22 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ 1,8 - 2 kg. Năng suất trứng từ 260-300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70-75gam/quả. Vỏ trứng có 2 loại: trắng và xanh nhưng không khác nhau về chất lượng trứng.
3. Vịt Kiêm dụng:
a. Vịt Bầu: có chất lượng thịt thơm ngon, màu lông chủ yếu là cánh sẻ, ngoài ra còn có một số màu như: xám, lang đen trắng, trắng tuyền... tuổi đẻ của vịt là 22-23 tuần tuổi, khối lượng cơ thể vịt 2 - 2,5kg. Năng suất trứng từ 150-160 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70-75gam/quả.
b. Vịt Đốm: là giống vịt được đồng bào dân tộc ít người nuôi phổ biến ở Lạng Sơn, có chất lượng thịt thơm ngon, tầm vóc trung bình, tuổi đẻ của vịt là 22-23 tuần tuổi, khối lượng cơ thể vịt 2 – 2,3 kg. Năng suất trứng từ 140-160 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70-75gam/quả.
2. Chọn giống:
lúc mới nở nên chọn vịt con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, mỏ khép kín, chân bóng, cứng cáp, đứng vững và đi lại bình thường. Có bộ lông khô ráo, màu lông đặc trưng của giống. Bụng thon nhẹ, rốn kín, trọng lượng sơ sinh đảm bảo theo tiêu chuẩn giống. Loại bỏ những con quá bé, dị tật, què chân, hở rốn, bụng xệ, quẹo đầu, méo mỏ, lông ướt,…
II. Chuồng, dụng cụ chăn nuôi:
1. Chọn địa điểm xây dựng chuồng:
- Chuồng hay khu vực chăn nuôi phải được cách ly với khu nhà ở, khu dân cư và các động vật chăn nuôi khác. Chọn khu đất cao ráo, dễ thoát nước trong vườn để xây chuồng vịt. Xung quanh chuồng phải có hàng rào để dễ quản lý, chăm sóc và tránh lây nhiễm dịch bệnh. Không chăn thả vịt tự do.
2. Xây dựng chuồng vịt:
- Có nhiều kiểu chuồng vịt cũng như nhiều loại vật liệu xây dựng chuồng vịt. Tuỳ theo vật liệu sẵn có của địa phương: tre, gỗ, tôn, gạch,… mà sử dụng làm chuồng. Yêu cầu chuồng nuôi phải sạch sẽ, thoáng, khô ráo, giữ ấm cho vịt về mùa đông và mát về mùa hè.
- Tường xây cao khoảng 0,8 – 1 m bằng gạch bên trên sử dụng lưới B40 để tạo độ thông thoáng, phần lưới B40 được sử dụng bạt để che chắn vào lúc mưa, gió, nếu trời nóng kéo lên tạo sự thông thoáng. Mái được lợp tôn với độ dốc 30%, khoảng cách từ nền chuồng đến mái cao khoảng 3 m
3. Lồng úm vịt con:
Mỗi lồng úm có kích thước dài 2 m, rộng 0,9 – 1 m, cao 0,5 m sàn lưới cách mặt đất 0,5 m đủ để nuôi 100 vịt trong 2 tuần đầu. Nguyên liệu dùng làm lồng úm có thể là tre, gỗ, lưới sắt… tuỳ từng nơi mà sàn úm nên dùng ô vuông có kích thước 1 – 1 cm để thuận tiện trong công tác phòng bệnh và làm vệ sinh. Xung quanh lồng úm có thể sử dụng nan tre, thành gỗ có kích thước 1x2 cm, các thành gỗ cách nhau 2,5 – 3 cm; hay lưới kẽm kích thước 2 – 2,5 cm, được che kín giữ ấm cho vịt. Phía trên lồng úm có nắp tre, gỗ hoặc lưới để tránh chó, mèo, chuột…
Lồng úm vịt con
* Úm dưới nền: Dùng vật liệu cứng nhu cót, tấm nhựa… cao 0,5 – 0,7 m quây vịt trên nền thành hình tròn. Một tấm quây dài 4 – 4,5 m và cao 0,5 m có thể quây úm 200 vịt con. Nền chuồng rải chất độn bằng trấu, mùn cưa khô, sạch để giữ ấm cho vịt.
4. Dụng cụ chăn nuôi vịt.
- Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
Máng ăn sử dụng máng ăn chuyên dụng cho vịt từng giai đoạn nuôi. Số máng ăn phải đủ cho mỗi vịt trong một lần cho ăn.
Cần có máng uống để cung cấp nước sạch cho vịt con. Có thể sử dụng các loại máng uống nhựa tròn (galon) bán sẳn trên thị trường. Loại máng 1,5 lít dùng cho vịt trong 5 ngày đầu, loại máng 4 lít sử dụng cho các tuần tuổi lớn hơn.
Cần đảm bảo đủ số lượng máng uống để cung cấp nước sạch cho vịt, đảm bảo 30 vịt /máng uống. Máng uống nên để xa nơi vịt nằm nhằm giữ cho nền chuồng sạch và khô, vịt con không bị lạnh.
- Đặt máng trong chuồng ngang với tầm lưng của vịt, máng uống nước treo cao hơn máng ăn 3 – 4 cm.
III. Thức ăn cho vịt:
Cần phải cho vịt ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của chúng, có thể chia thức ăn thành thành 4 nhóm:
- Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dùng cho các hoạt động sống (vận động, thở, tiêu hoá…), dùng để tạo sản phẩm. Gồm hạt ngũ cốc và các sản phẩm phụ: bắp, lúa, tấm, cám gạo… Các loại củ: khoai mì, khoai lang…
- Nhóm thức ăn giàu đạm: Thức ăn có hàm lượng đạm cao dùng để tạo thành đạm cơ thể. Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu nành, đậu phụng, mè và các loại bánh dầu… ; Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: cá, tôm, bột cá, bột tôm, bột thịt….
- Nhóm thức ăn giàu khoáng: Có hàm lượng chất khoáng đa lượng và vi lượng cao (Ca, P, Na, Cl, K, Mg…) dùng để tham gia tạo xương gồm: bột cá, bột sò, bột thịt, bột sương, vỏ trứng, vỏ ốc, vỏ cua… và Premix khoáng.
- Nhóm thức ăn giàu Vitamin: nguyên liệu có nhiều Vitamin rất cần thiết cho sức khoẻ gồm các loại: rau tươi, cỏ, lá… và các loại Premix vitamin.
Thức ăn thường chiếm 70% trong giá thành chăn nuôi. Sử dụng thức ăn trên nguyên tắc phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo giống, lứa tuổi của vịt.
Tốt nhất nên dùng thức ăn chuyên dùng cho vịt của một số Công ty thức ăn gia súc có uy tín như Proconco, Cargill…, các loại thức ăn này có mức dinh dưỡng phù hợp với từng loại giống, lứa tuổi. Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp trộn sẵn hoặc thức ăn đậm đặc trộn với thức ăn có sẵn ở địa phương: tấm, cám, bắp… Khi chọn mua thức ăn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Mua thức ăn ở đại lý hoặc cơ sở có uy tín, mua đúng chủng loại cho từng loại từng giai đoạn vịt. Xem trên bao hạn sử dụng và thành phần dinh dưỡng chủ yếu. Kiểm tra trong bao xem thức ăn có bị nấm mốc, ẩm, vón cục, mất mùi, lẫn tạp chất không.
- Nên chọn nguyên liệu còn mới, có mùi thơm đặc trưng. Không chọn nguyên liệu bị nhiễm độc tố, đặc biệt chú ý Aflatoxin, bị ẩm, mốc, vón cục…
IV. Kỹ thuật chăn nuôi vịt:
1. Chuẩn bị điều kiện nuôi:
- Trước khi nuôi vịt cần phải chuẩn bị chuồng úm, quây úm, rèm che, dụng cụ chăn nuôi hoặc sửa chữa lại chuồng và dụng cụ cũ. Quét dọn chuồng, bãi chăn thả, sát trùng chuồng, dụng cụ và cả khu vực chăn nuôi. Vịt con nên úm nơi dễ giữ ấm, khô ráo, tránh hướng gió lùa trực tiếp vào chuồng gây lạnh đột ngột.
- Nếu nuôi vịt trên nền thì chọn nền khô ráo không có hiện tượng thấm nước từ đất lên, sau đó rải một lớp độn chuồng như mùn cưa, trấu hoặc dăm bào (đã được sát trùng, luôn khô sạch) dày 10 – 15 cm vào quây úm hoặc lót giấy báo vào lồng úm.
- Chuẩn bị đèn sưởi, tốt nhất là dùng bóng đèn điện 75W, treo cách đáy chuồng khoảng 20 – 30 cm, hoặc dùng than củi, than đá (chú ý cháy và khí độc).
- Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn vịt.
- Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong chuồng úm trước khi đưa vịt vào. Nếu dùng khay có kích thước 60 – 70 cm thì bố trí 2 chiếc/100 con. Nếu dùng máng uống 1 lít thì bố trí 2 – 3 cái/100 con.
- Bật đèn sưởi cho không khí trong quây úm ấm lên trước 1 – 2 giờ rồi mới đưa vịt vào nuôi.
2. Yêu cầu nhiệt độ, mật độ cho vịt:
Nuôi vịt con trên chuồng lồng hoặc dưới nền với nhiệt độ, mật độ thích hợp.
Ngày tuổi |
Nhiệt độ dưới (oC) |
Mật độ chuồng (con/m2) |
1 - 10 |
26 – 30 |
16 – 20 |
11 - 20 |
22 – 26 |
13 – 15 |
21 - 30 |
18 - 22 |
10 – 12 |
31 - 40 |
15 - 18 |
8 – 9 |
41 - 50 |
15 - 18 |
6 – 7 |
51 - 60 |
15 - 18 |
5 - 6 |
+ Úm vịt con: nhiệt độ thích hợp tuần đầu 26 – 30oC sau đó giảm xuống 22 – 26oC ở tuần thứ 3. Vào mùa nóng, vịt con mới nở chỉ cần 26 – 30oC và đến tuần thứ 2 – 3 không cần úm nữa. Nhưng cần phải thắp đèn ban đêm cho vịt ăn và đề phòng chuột, mèo bắt vịt con.
Dùng 2 bóng đèn 75 W, treo cách sàn khoảng 20 – 30 cm, úm cho 100 vịt con trong những ngày đầu. Đồng thời quan sát tình trạng đàn vịt để điều chỉnh nhiệt độ bằng cách nâng cao hay hạ thấp đèn hoặc tăng giảm bóng đèn.
- Nếu vịt con nằm chụm lại gần đèn, chen lấn, nằm chồng lên nhau là vịt bị lạnh do chuồng chưa đủ ấm. Cần hạ thấp đèn hoặc tăng thêm đèn.
- Nếu vịt con tản ra xa bóng đèn, thở nhiều, uống nước nhiều là chuồng quá nóng cần nâng cao đèn hoặc giảm số đèn.
- Nếu vịt con tụm lại một phía là bị gió lùa. Cần che chắn lại.
- Vịt con tản đều xung quanh bóng đèn, ăn uống nhiều là nhiệt độ chuồng úm thích hợp.
+ Ẩm độ tương đối khoảng 65 – 70%.
+ Mật độ nuôi vịt tuỳ thuộc vào lứa tuổi, giống và phương thức chăn nuôi. Vịt 0-2 tuần tuổi 16 – 20 con/m2, 3 - 4 tuần 10 – 12 con/m2 , 5 - 8 tuần 5 – 6 con/m2.
+ Ánh sáng có tác dụng diệt khuẩn, tao vitamin D, tăng cường hấp thu canxi, kích thích vịt tăng trưởng; vì vậy chuồng nuôi, sân bãi chăn thả phải có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Vịt 01 tuần tuổi cần chiếu sáng 23 – 24 giờ/ngày sau đó giảm dần đến tuần thứ 4 còn 12 – 16 giờ/ngày, sau 5 tuần không cần chiếu sáng.
3. Kỹ thuật nuôi vịt con (từ 0 – 3 tuần):
- Vịt con sau khi vận chuyển về tới chuồng phải nhanh chóng thả vào lồng úm đã bật đèn. Cho nghỉ ngơi rồi cho uống nước sau đó mới cho ăn. Phải cho uống nước từ từ (nước sạch có thể đun sôi để nguội) và pha thêm vitamin B1, C, 50 gam đường gluco vào 1 lít nước uống. Theo dõi nhiệt độ sưởi ấm úm vịt con như phần đã nêu trên, không để vịt bị lạnh sẽ kém ăn, chậm lớn, còi nhỏ. Chú ý vịt con rất sợ gió lùa, quây che kín xunh quanh, không làm quây quá cao.
- Hai ngày đầu tập cho vịt ăn cơm, gạo lức hoặc tấm ngâm không cho ăn thức ăn hỗn hợp để vịt tiêu nhanh lòng đỏ tránh vịt bị nặng bụng.
- Ngày thứ 3 trở đi cho ăn cám hỗn hợp, cho ăn tự do cả ngày lẫn đêm, giá trị dinh dưỡng thức ăn đảm bảo năng lượng trao đổi 2.900 – 3.000 Kcal/kg, đạm tối thiểu 21-22%. Giai đoạn này cho vịt ăn tự do đảm bảo 2 – 4 bữa/ngày. Mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn.
- Cho uống nước sạch và không bao giờ để vịt thiếu nước, nên pha thêm Vitamin B, C, đường gluco. Sau khi vịt uống hết, rửa máng và thay nước sạch mới.
Tập cho vịt con ăn rau xanh từ ngày tuổi thứ 4 trở đi. Có thể cho vịt con ăn rau muống thái nhỏ, bèo tấm…
4. Kỹ thuật nuôi vịt từ 4 tuần tuổi đến xuất bán:
- Nếu nuôi thâm canh thì cho ăn tự do, không hạn chế thức ăn. Có thể sử dụng TĂHH hoặc thức ăn đậm đặc trộn với thức ăn tại chỗ như tấm, bắp, lúa… (tỷ lệ trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
- Cho uống nước sạch theo nhu cầu của vịt, không để động nước trong khu chăn nuôi làm mất vệ sinh và để vịt uống nước bẩn.
- Máng ăn máng uống luôn luôn rải đều trong chuồng và có đủ thức ăn, nước uống cho vịt ăn uống thoả mãn (không để đói quá 2 giờ). Hàng ngày vệ sinh, sát trùng phơi khô máng ăn, máng uống; cần dự phòng thêm máng để thay đổi.
- Quan sát theo dõi đàn vịt hàng ngày khi cho ăn và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy đàn vịt ăn, uống kém hoặc có hiện tượng khác thường.
- Chuồng trại phải thông thoáng nhất là vào mùa hè. Thường xuyên phát quang cây cối, cỏ dại, cào xới chất độn chuồng. Phải định kỳ vệ sinh sát trùng xung quanh chuồng nuôi 1 – 2 lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh.
- Định kỳ phòng bệnh bằng vaccin cho vịt theo lịch.
- Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu về các chi phí đầu vào (giá giống, thức ăn, thuốc thú y) hàng ngày.
- Nên lựa chọn thời điểm nuôi để có sản phẩm bán được giá cao (dịp lễ, tết, mùa cưới).
V. Các biện pháp cơ bản vệ sinh phòng bệnh cho vịt:
1. Khi chọn mua vịt:
- Chỉ mua vịt từ những cơ sở giống tốt, có lý lịch rõ ràng. Phải chọn mua vịt khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và biết vịt giống đã được tiêm phòng những bệnh gì.
- Cần nhốt riêng vịt mới mua về (cách xa đàn đang nuôi) trong vòng 10 ngày. Cho uống thuốc bổ, khi thấy vịt khoẻ mạnh mới thả cùng vịt nhà.
2. Vệ sinh chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi:
* Vệ sinh trước khi nuôi: vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng vịt, khu vực xunh quanh chuồng, độn chuồng, dụng cụ trước khi đưa vịt vào nuôi. Sau khi vệ sinh tiêu độc, để trống chuồng ít nhất 2 ngày mới thả vịt vào.
* Vệ sinh sát trùng sau đợt nuôi, theo trình tự như sau:
- Thu gom phân vịt, độn chuồng, rác thải và ủ kỹ để diệt mầm bệnh.
- Quét dọn sạch rác, bụi, mạng nhện.
- Cọ rửa bằng nước sạch toàn bộ nền, tường, rèm che, dụng cụ chăn nuôi sau đó sát trùng bằng chất khử trùng.
- Để trống chuồng 10 – 15 ngày, sát trùng lại rồi mới nuôi lứa khác.
3. Các biện pháp khử trùng:
- Ánh sáng mặt trời: dùng để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn.
- Dùng nước sôi để sát trùng các dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ sử dụng vaccin.
- Vôi bột: có thể dùng rắc xung quanh và bên trong chuồng nuôi.
- Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới; dùng để quét lên nền chuồng và xung quanh tường.
- Hoá chất sát trùng dùng Vime – Iodine, TH4… phun toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả khu vực xunh quanh chuồng.
4. Vệ sinh thức ăn, nước uống:
- Máng ăn, máng uống cần có chụp để vịt khỏi nhảy vào, cần rửa sạch hàng ngày.
- Thức ăn cần đảm bảo chất lượng, không ẩm mốc. Nước uống cho vịt đảm bảo sạch, thay thường xuyên. Không cho vịt bệnh ăn, uống chung với vịt khoẻ.
5. Biện pháp cách ly để hạn chế lây lan bệnh:
- Hạn chế người, động vật ra vào nơi nuôi vịt. Nếu có dịch bệnh xung quanh thì không cho người đến, người nuôi vịt không sang nơi có dịch.
- Ngăn không cho vịt tiếp xúc với gà, bồ câu, chim, chuột… là những nhân tố truyền bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, loại thải những vịt ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.
Chú ý khi vịt nghi nhiễm bệnh hoặc nhiễm bệnh:
- Khi có vịt nghi mắc bệnh phải báo cáo ngay với cơ quan thú y để có biện pháp xử lý kịp thời. Cần tăng cường biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại.
- Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan.
- Tách riêng con ốm theo dõi và điều trị.
- Không bán vịt bệnh ra chợ, không ăn vịt bệnh, không vứt xác vịt bừa bãi, không mua thêm vịt khoẻ về nuôi.
- Xác vịt chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý theo quy định thú y. Vịt bị bệnh chết cần đốt cháy thành than, chôn kỹ, rắc vôi bột. Nếu là dịch cúm không chữa trị, giết mổ mà tiêu huỷ 100%.
- Đối với vịt chưa mắc bệnh có thể dùng vaccin phòng hoặc dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
- Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại.
6. Phòng hộ cho người chăn nuôi:
- Người chăn nuôi vịt phải có trang bị bảo hộ lao động cần thiết trong quá trình chăn nuôi, bao gồm giày dép, mũ, găng tay, khẩu trang… Các trang thiết bị bảo hộ chỉ dùng riêng trong khu chăn nuôi, hàng tuần thay, giặt, khử trùng.
- Người chăn nuôi khi ra vào trại phải tắm, thay quần áo, khử trùng, vệ sinh an toàn dịch bệnh. Thường xuyên khám, kiểm tra đảm bảo an toàn sức khoẻ.
7. Dùng vaccin phòng bệnh cho Vịt:
Ngày tuổi |
Loại vaccin dùng và cách sử dụng |
7 ngày |
Vaccin Viêm gan lần 1: tiêm dưới da cổ hoặc cho uống |
10 ngày |
Vaccin Dịch tả vịt lần 1: tiêm dưới da cánh |
15 ngày |
Vaccin Cúm gia cầm lần 1: tiêm dưới da cổ. |
30 ngày |
Vaccin Viêm gan lần 2: tiêm dưới da cổ |
35 ngày |
Vaccin Dịch tả vịt lần 2: tiêm dưới da cánh |
40-45 ngày |
Vaccin Cúm gia cầm lần 2: tiêm dưới da cổ |
* Lưu ý khi sử dụng Vaccin và kháng sinh:
- Một số loại Vaccin luôn bảo quản ở nhiệt độ 4 – 10oC (đúng với chỉ dẫn ghi trên nhãn).
- Không để Vaccin ở nhiệt độ bên ngoài, không để ánh sáng chiếu trực tiếp.
- Vaccin bệnh nào chỉ dùng để phòng bệnh đó.
- Khi dùng Vaccin phải kiểm tra: nhãn mác, hạn dùng, biến màu, viên đông khô bị vỡ, Vaccin nước bị vẫn đục…
- Vaccin cần được pha với nước cất vô trùng, nước sinh lý, pha xong dùng ngay, dùng đúng liều lượng, đúng theo yêu cầu của từng loại vaccin và của nhà sản xuất.
- Dụng cụ, ống tiêm, kim tiêm, nước tiêm phải vô trùng, sau đó hấp hoặc luộc để nguội mới dùng.
- Đối với vaccin nhược độc không dùng cồn sát trùng dụng cụ sử dụng.
- Đối với vaccin có bổ trợ phải lắc kỹ trước khi lấy ra và tiêm bắp sâu.
- Vaccin thừa, dụng cụ dùng xong phải được tiệt trùng và không vứt bừa bãi.
- Chỉ dùng vaccin cho vịt khoẻ, không dùng cho vịt đang ốm bệnh.
- Không được pha trộn chung các loại vaccin với nhau hoặc pha chung vaccin với kháng sinh. Không sử dụng kháng sinh cho vịt trong những ngày chủng ngừa vaccin.
9. Thuốc phòng bệnh ở vịt.
* Trong giai đoạn úm:
- 1 – 3 ngày: cho uống thuốc tăng sức đề kháng bằng vitamin B, C, Electrolyte, Glucose.
- Định kỳ 1 tuần cho uống kháng sinh 2 lần ngừa bệnh hô hấp, tiêu hóa, viêm rốn, viêm ruột tiêu chảy (do E. coli, Salmonella) bằng các loại kháng sinh như sau: Colitetravet, Coli – Norgen… kết hợp với vitamin ADE, B, C, Electrolyte…
* Trong tháng thứ 2 trở đi.
- Định kỳ 2 tuần dùng 2 lần các loại thuốc như: Tera-Strepto, Norampi-T ngừa bệnh Hô hấp, Tụ huyết trùng, Thương hàn… kết hợp với vitamin ADE, B, C, Electrolyte…
VI. Một số bệnh thường gặp ở vịt:
1. Bệnh viêm gan siêu vi trùng.
* Nguyên nhân: virus
* Dịch tễ: <5 tuần tuổi, tỉ lệ nhiễm 100%, tỉ lệ chết 50-90%
* Triệu chứng: ủ rũ, bỏ ăn, triệu chứng thần kinh (ngã vật, lảo đảo, co giật, đầu ngoẹo ra sau, đạp chân, ưỡn ngực), chết
* Bệnh tích: gan xuất huyết đầu đinh ghim màu đỏ, gan thoái hóa nên còn có đám tụ máu đỏ hoặc vàng.
* Phòng bệnh:
- Phòng bệnh bằng tiêu độc sát trùng nơi nhốt, dụng cụ chăn nuôi.
- Vaccin: vịt mẹ (2 lần cách nhau 6-8 tuần, 8 tháng tuổi nhắc lại), vịt con (10 ngày tuổi)
2. Bệnh Dịch tả Vịt.
Bệnh dịch tả vịt hay còn gọi là bệnh viêm ruột siêu vi trùng vịt là một bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh do Herpesvirus gây ra.
- Lây bệnh: bệnh lây từ vịt bệnh sang vịt khoẻ qua thức ăn, nước uống, qua trứng, phôi.
- Triệu chứng bệnh: thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày. Lúc đầu vịt kém linh hoạt, ăn ít hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, cánh xã xuống đất, đi lại khó khăn, ở vịt con triệu chứng là viêm giác mạc, mắt ướt, sưng, dính mí mắt, không mở mắt được, dịch chảy ra từ mũi, mỏ cắm xuống đất, có nước và nhầy bẩn;lông xù, sưng vùng đầu mặt, ỉa chảy, phân vàng xanh nhạt, xunh quanh hậu môn dính đầy phân, rất khát nước, dương vật của vịt đực sưng, lòi ra ngoài .
- Bệnh tích: viêm ruột xuất huyết, xuất huyết lấm tấm xếp theo những dải dài thực quản, lách giảm thể tích, gan sưng to thoái hóa, xuất huyết lấm tấm khắp cơ thể.
- Phòng bệnh: bệnh không có thuốc chữa, chỉ phải phòng bệnh tốt, nghiêm túc thực hiện qui trình vệ sinh thú y, nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ vaccin theo lịch.
3. Bệnh cúm gia cầm:
Bệnh do Virus gây ra, lây lan rất nhanh làm chết nhiều gia cầm (gà, vịt, ngan, ngổng, chim, cút, đà điểu…), có thể lây, gây bệnh cho con người và làm tử vong.
- Triệu chứng: vịt sốt cao, ủ rủ, đứng tụm một chỗ, xù lông, chảy nước mắt, chảy nước giải ở mỏ, khó thở. Sưng phù đầu, mặt xuất huyết tím tái; mào và yếm sưng to, phù quanh mí mắt. Tiêu chảy phân loãng, đôi khi có lẫn máu, mùi tanh. Da tím tái, chân xuất huyết.
- Biện pháp phòng chống:
Thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học, khi phát hiện vịt bệnh và chết cần báo ngay cho Chính quyền địa phương và cơ quan thú y. Không bán chạy, không ăn thịt gia cầm bệnh kể cả gia cầm sống trong đàn bị bệnh. Không đưa gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch, không vứt xác chết bừa bãi. Bao vây ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ đàn theo qui định của thú y.
4. Bệnh tụ huyết trùng:
bệnh do vi trùng Pasteurella gây ra. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột nhất là vào thời điểm giao mùa; chuồng trại, khu vực chăn nuôi ẩm ướt…
- Triệu chứng: trạng thái quá cấp thường chết đột ngột, vịt đang đi ăn đùng lăn ra chết, đang đẻ trong ổ chết. Vịt ủ rủ, bỏ ăn, đi lại chậm chạp, mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu. Mào tích sưng căng phồng, tím bầm. Tiêu chảy phân xanh xám, khó thở, vịt chết do ngạt thở, xác tím bầm. Nếu bệnh kéo dài gây viêm kết mạc mắt, khớp sưng đi lại khó khăn.
- Phòng trị: vệ sinh sạch sẽ, giữ chuồng luôn khô ráo, nước uống, thức ăn đảm bảo vệ sinh. Nên dùng vaccin phòng bệnh. Có thể dùng các loại kháng sinh; Tetracylin, Streptomycin, Ampicilin, Enrofloxacin… liều lượng và thời gian theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
5. Bệnh phó thương hàn: do vi trùng Salmonella gây ra.
* Triệu chứng:
+ Vịt con: trứng nhiễm Salmonella vịt nở ra yếu, ủ rũ, không ăn, tập trung dưới đèn úm thành từng nhóm, ỉa chảy, phân loãng lẫn bọt khí, vài ngày sau viêm kết mạc, co giật, ngoẹo đầu, chết.
+ Vịt lớn: bỏ ăn, ủ rũ, sã cánh, đứng tách bầy, viêm kết mạc mắt có mủ (nửa nhắm, nửa mở), lông thô; phân loãng, trắng, vàng hoặc lẫn máu, tanh; một số viêm khớp, khò khè (viêm phổi kế phát)
* Phòng trị: sử dụng kháng sinh Tetracylin, Neomycin… trộn thức ăn hoặc pha nước uống cho vịt dùng 3 – 5 ngày.
6. Nấm phổi
* Nguyên nhân: Aspergillus flavus
* Dịch tễ: vịt con, tỉ lệ chết 50%
* Đường nhiễm bệnh: đường hô hấp (mật độ đông, ẩm, ít thông thoáng, vệ sinh kém)
* Triệu chứng: khát nước, mệt mỏi, ít vận động, xù lông, sã (xệ) cánh, ngoẹo cổ (giấu mỏ), thở khó và nhanh (há miệng, vươn cổ), chảy nước mũi, một số rối loạn tiêu hóa (do độc tố nấm)
* Bệnh tích:
- Phổi: viêm, gan hóa; phần không viêm phồng (khí)
- Hạch phổi: sưng, vàng xám, mềm, mặt cắt trắng; một số màng nhầy bao bọc, vôi hóa.
- Túi khí: khối u hình đĩa bằng cúc áo, lổn nhổn, xám
- Xoang bụng, xoang ngực: dịch đỏ đục
- Dạ dày, ruột: sưng, xuất huyết
* Phòng bệnh: kiểm soát thức ăn, sát trùng, chất hấp thụ độc tố nấm
* Điều trị dự phòng: cách ly, bổ sung vitamin A, khử trùng nước uống, kháng sinh (Tetracyclin)
7. Bệnh Viêm khớp: do vi khuẩn Staphylococcus, Mycophasma, Samonella.
* Triệu chứng: sưng ở bàn chân, sưng khớp chân, khớp đầu gối, khớp mắt cá làm cho vịt vận động khó khăn đôi khi bại liệt.
* Điều trị: bằng kháng sinh như Norfloxacin, Lincomycin kết hợp với kháng viêm Dexamethazone. Những con bị nặng có thể bơm kháng sinh vào ổ khớp.
8. Nhiễm độc tố nấm
* Nguyên nhân: aflatoxin.
* Dịch tễ: mọi lứa tuổi, vịt con rất mẫn cảm
* Triệu chứng:
- Xuất hiện sau khi sử dụng thức ăn nhiễm aflatoxin 2 tuần
- Kém ăn, chậm lớn, rụng lông, gầy, chân sẫm màu, đi loạng choạng
- Co giật, ưỡn ngực, duỗi thẳng chân trước khi chết
* Bệnh tích:
- Gan, mật: sưng, nhạt màu, xuất huyết điểm
- Sau 1 tuần mới chết: gan teo, xơ; tim nhợt, bao tim tích nước; thận sưng, xuất huyết điểm; màng bụng tích nước
* Phòng bệnh: kiểm soát, bảo quản tốt thức ăn; không dùng khô dầu lạc, hàm lượng ngô ≤ 20% khẩu phần
* Điều trị: ngưng sử dụng thức ăn nhiễm aflatoxin, tăng cường chức năng giải độc gan bằng bổ sung glucose, vitamin C, electrolytes.
KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG NUÔI VỊT
* Nền chuồng: Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền chuồng là đất nện, không láng lát sẽ tốt và giảm chi phí xây dựng.
* Nguyên liệu làm chất độn: mùn cưa, trấu.
Do mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt nên đệm lót mùn cưa hoặc kết hợp với trấu thường áp dụng để nuôi vịt thịt hoặc vịt đẻ có thời gian nuôi kéo dài.
Thực hiện làm đệm lót cho 30-50 m2 nền chuồng theo các bước sau:
Bước 1: Rải đều lớp mùn cưa dày 15 cm lên nền chuồng (nếu kết hợp rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7 cm mùn cưa ).
Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% ( dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được). Thả vịt vào nuôi.
Chú ý: phun nước phải như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều.
Bước 3: Sau một thời gian nuôi (3-7 ngày ) quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, ta dùng cào cán ngắn để cào sơ qua lớp mặt đệm lót ( lưu ý khi cào nên quây gọn vịt về từng phía một khi làm để tránh gây xáo trộn đàn vịt )
Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được ủ sau 2 ngày lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Sau đó dùng cào trên mặt để men được phân tán đều khắp chuồng nuôi
Làm chế phẩm men như sau: Đem 01 kg chế phẩm sinh học Balasa-N01 trộn đều với 5 – 7 kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 2,5 – 3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, sau đó cho vào túi hoặc thùng đậy kín và để chỗ ấm ủ trong 02 ngày.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐỆM LÓT
Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố bảo dưỡng chúng.
- Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót: cứ sau 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm lótmột lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít.
Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền chuồng.
- Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió.
- Để đệm lót luôn luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau một thời gian nuôi cần phải bảo dưỡng 1 lần. Cách làm : sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc chế phẩm men ( được chế như ở phần trên ) đều lên mặt.
Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có vịt vào những ngày nóng, thường bố trí thời gian để làm vào buổi chiều mát sẽ đỡ ảnh hưởng đến vịt.
- Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót
- Khi nuôi vịt trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
- Nuôi vịt cần chú ý không để vịt sau khi bơi ở ao hồ lên vào chuồng ngay.
- Khi phát hiện đệm lót có mùi của khí NH3 ( khai ) và thối nhẹ là tác dụng phân giải phân chưa tốt cần phải xử lý kịp thời. Tùy từng nguyên nhân: do đệm lót ướt quá; đệm lót bị nén không tơi xốp; men kém hoạt động… mà có cách xử lý phù hợp, nhưng chung nhất là phải làm khô, xới tơi đệm lót và sau đó bổ sung chế phẩm sinh học.
- Chế độ nuôi dưỡng: Cần bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống cho vịt hoặc dùng thức ăn lên men để chăn nuôi nhằm làm tăng năng lực tiêu hóa, giảm lượng phân thải ra.
Sử dụng chế phẩm để xử lý đệm lót sẽ đem lại các lợi ích sau:
1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:
+ Cải thiện môi trường sống cho người lao động.
+ Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc .
2. Sẽ không phải thay đệm lót trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm lót.
3. Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và đào thải. Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh .
4. Tăng chất lượng đàn vịt và chất lượng của sản phẩm. Úm trên đệm lót sẽ cho vịt con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Vịt nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh.
5. Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi như môi trường không ô nhiễm; Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay đệm lót; Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên.
tag: cung cấp dụng cụ thú y, kỹ thuật nuôi vịt thịt bằng đệm lót sinh học,cung cấp con giống vịt siêu thịt, chan nuoi vit thit bang dem lot sinh hoc, phan phoi dung cu thu y, chan nuoi vit sieu thit, lò ấp vịt bốn chấm, cung cấp vịt giống. phan phoi xi lanh tu dong trong chan nuoi
Theo Ks. Trần Văn Hưng / Khuyến nông Bình Thuận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó