Chăn nuôi
Kỹ thuật khử trùng chuồng trại và trứng ấp
Khử trùng chuồng trại và trứng ấp được coi là biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.
Kỹ thuật phun khử trùng chuồng trại
Chuẩn bị
Để giảm thiểu hóa chất tiếp xúc với cơ thể, người thực hiện việc phun và xông khử trùng cần phải mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay cao su dài đến khuỷu tay, đeo kính bảo hộ và khẩu trang phòng hóa chất hoặc sử dụng mặt nạ phòng độc, đi ủng cao su.
Để đạt được hiệu quả khử trùng cần rửa sạch chất bẩn trước khi khử trùng. Sử dụng chất khử trùng đúng nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và khử trùng hết toàn bộ bề mặt chuồng trại và tránh phun vào vật nuôi.
Nồng độ chất khử trùng và thời gian tiếp xúc của hóa chất với bề mặt cần khử trùng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của khử trùng. Vì vậy, việc tính toán chính xác lượng chất khử trùng và lượng nước cần dùng để tạo nên dung dịch chất khử trùng đúng tỷ lệ khuyến cáo. Trung bình, lượng dung dịch cần dùng để phun khử trùng khoảng 0,3 lít/m2.
Phun thuốc khử trùng chuồng trại
Các bước thực hiện
Làm sạch và khử trùng là hai việc quan trọng trong quá trình thực hiện an toàn sinh học cho đàn gia cầm sinh sản.
Chuyển hết toàn bộ gia cầm (nếu có) ra khỏi khu vực cần vệ sinh sau đó thu gom toàn bộ chất thải, rác thải. Dùng chổi, bàn chải, xẻng, hay khí nén để loại bỏ bụi, đất và các chất hữu cơ khô trên bề mặt thiết bị, dụng cụ, và chuồng nuôi. Sau đó, dùng xà phòng và nước làm ướt thiết bị, dụng cụ và diện tích cần vệ sinh và cọ rửa để loại trừ các chất hữu cơ cũng như bùn đất và chất nhờn. Chờ khi bề mặt thiết bị, dụng cụ, và chuồng nuôi khô, lúc đó mới tiến hành phun khử trùng. Phun khử trùng lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng với nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất và liều lượng là 3 lít dung dịch đã pha phun khử trùng cho 10 m2.
Xông khử trùng trứng giống
Trứng giống cần phải được xông khử trùng trong tủ xông bằng khí formaldehyde được tạo ra do phản ứng hóa học khi kết hợp giữa dung dịch formol với thuốc tím trong tủ xông trứng. Tủ xông trứng thường được làm bằng inox, xây bằng gạch và xi măng, tôn mạ kẽm hoặc gỗ. Dung dịch formol và khí formaldehyde rất nguy hiểm nên cần phải rất thận trọng khi sử dụng. Vì vậy, tủ xông cần phải rất kín để hạn chế tối đa sự rò rỉ khí độc trong quá trình xông và có quạt hút khí để đảm bảo toàn bộ khí formaldehyde được thoát hết trước khi mở tủ. Tủ xông trứng có ống thoát khí được gắn với quạt hút khí, độ dài ống vượt khỏi mái nhà để tránh khí độc tiếp xúc với người khi thoát ra.
Xông khử trùng trứng tốt nhất là ngay sau khi thu nhặt trứng, không xông khử trùng khi vỏ trứng đang còn ẩm ướt. Đặc biệt, không xông khử trùng trứng bằng khí formaldehyde trong trường hợp phôi đã phát triển trong vòng 96 giờ đầu tiên và khi trứng đã mổ vỏ.
Lượng formol và thuốc tím cần dùng cho 1m3 thể tích tủ xông là 40 ml formol (40%) và 20 g thuốc tím. Trứng trước khi đưa vào tủ xông cần được xếp vào khay hoặc sọt rồi để trên giá trong tủ xông.
Thuốc tím và formol sau khi cân, đổ vào bát chứa bằng sành, sứ hoặc inox có đáy nhỏ, miệng rộng, để phần hóa chất tập trung vào phần đáy. Thể tích của bát bằng khoảng 10 lần so với tổng thể tích của thuốc tím và hóa chất. Sau đó, đóng chặt cửa tủ và treo biển báo nguy hiểm ở cửa. Thời gian xông trứng trong vòng 15 - 20 phút. Bật quạt đảo khí (nếu có) trong thời gian xông. Sau thời gian xông, bật quạt hút khí và mở nắp thông khí, để tiếp 20 phút trước khi mở cửa tủ, tháo biển báo và đưa trứng về khu vực ấp hoặc kho bảo quản.
Khử trùng có thể mang lại hiệu quả cao nhất khi đồng thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp khác. Đồng thời, cần thực hiện khử trùng đúng thời điểm, định kỳ khi chưa có dịch và khẩn trương, triệt để khi có dịch.
Theo Người chăn nuôi

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi Trăn
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó