Kỹ thuật nuôi cầy hương thương phẩm

Ngày đăng: 2016-05-04 07:25:12


1. Tên gọi của cầy hương: 

Cầy hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam, cầy hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du.. Cầy hương cho xạ hương là một loại dược liệu quý. Thịt mềm, thơm, ngọt và ngon.  Cầy hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, hiện nay giá cầy hương giao động 1.000.000 - 1.500.000 ngàn đồng/kg

 

Kỹ thuật nuôi Chồn hương

- Là loài động vật hoang dã thuộc Nhóm B2 , phụ lục III của Cites. là loài động vật quí hiếm bảo tồn trong sách đỏ Việt Nam

- Tên khoa học là Viverricula indica

- Họ: cầy Viverridae

- Thuộc bộ: ăn thịt Carnivora

- Tên gọi miền Bắc: Cầy Hương hoặc chồn hương tùy theo vùng miền

- Tên gọi miền Nam: Chồn vòi voi

 

2. Đặc điểm của cầy hương

Chồn hương thân thon dài, chân ngắn, đầu dài, mõm nhọn. Lông màu xám đen và có khoang màu trên cơ thể. Dọc sống lưng có các vệt xám đen sọc dưa, xếp thành hàng chạy từ vai đến mông. Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7 vòng đen. 

Kỹ thuật nuôi cầy hương thương phẩm

         

- Bộ răng 36 - 40 chiếc. Chân ngắn, có năm ngón

- Cầy hương nặng 2 - 5 kg

- Con đực có tuyến xạ nằm giữa hậu môn và tinh hoàn. Xạ hương là dược liệu quý, vị cay, tính ấm, mùi thơm mạnh,

- Tác dụng xạ cầy hương: Khai khiếu, an thần , chống độc, kháng viêm, giảm đau, thông kinh. Túi xạ của cầy nuôi không thơm như cầy tự nhiên. 

- Da và xương được dùng nấu cao: vị thuốc y học cổ truyền chữa viêm khớp xương và đau khớp xương

 

3. Kỹ thuật thiết kế chuồng trại nuôi cầy hương:

Kỹ thuật nuôi cầy hương thương phẩm, chuồng nuôi cầy hương

- Chuồng nuôi cầy hương nên làm theo hướng đông nam, cao ráo, lợp ngói, có hệ thống cửa sổ đóng mở thông thoáng, đảm bảo đông ấm, hè mát

- Chuồng nuôi phân thành 2 - 3 tầng. Mỗi tầng cao 70 - 80 cm. Nền tầng bằng bê tông dốc khoảng 5 - 6 độ để thoát nước. Trên nền đặt các cũi bưng kín bằng lưới B40 hay bằng tre, có cài then chắn chắn để chồn không chui ra được.

- Cũi có kích thước: dài 2 m, rộng 1 m, cao 0,5 m, có 4 - 6 chân cao 0,2 m. Đáy cũi đan bằng nan sắt hay tre, gỗ chắc chắn, các nan cách nhau 7 - 10 cm để phân dễ lọt xuống nền

- Các lồng để trên một tầng phải được ngăn kín để cầy hương trong hai lồng không nhìn thấy nhau, chống hiện tượng stress.

- Thông thường lồng nuôi cầy  hương được làm kiên cố bằng lưới sắt B 40 hoặc bằng gỗ, cửa có then cài chắc chắn để cầy không chui ra được.

Chú ý: nên sử dụng lưới thép vuông 3cm. Mỗi lồng cao 70 cm, rộng 1 m, dài 1,2m. Đáy lồng nên đóng chừa khe hỡ để phân lọt xuống nền.

 

4. Lồng nuôi sinh sản:

cần làm kĩ lồng, đáy lồng bằng gỗ nhẵn, dày 1cm, rộng 3cm và đóng chừa khe hở 1cm để cầy con khỏi lọt chân. Nên để lồng nuôi cầy sinh sản chỗ yên tĩnh.  Không người qua lại

 

5. Chọn giống cầy hương và thời vụ nuôi cầy hương:

- Thông thường thả cầy hương vào tháng 2 – 3

- Chọn cầy hương giống nặng từ 1,0 - 1,5 kg/con, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không bị thương tật, lông mượt

- Thu, bán vào tháng 6 - 8, khi cầy đạt cân nặng 4 - 6 kg

- Cầy hương tăng trọng nhanh, có thể đạt 0,7 - 1,0 kg/con/tháng

 

6. Hướng dẫn vệ sinh chuồng trại nuôi cầy hương:

- Mỗi ngày phải dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, định kỳ 5-7 ngày sát khuấn 1 lần bằng thuốc sát khuẩn đặc hiệu rửa mồi, xịt trực tiếp diệt mạt và ngoại ký sinh trên da và lông, uống sát trùng ruột

- Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống rãnh bố trí khi thiết kế chuồng, đảm bảo chuồng luôn khô, sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường

 

7. Thức ăn của cầy hương:

- Cầy hương ưa thích côn trùng: mối kiến, chim chuột các loại bò sát rắn, nhông và một số loại quả: chuối, đu đủ, cafe, mít, rễ cây

- Do thuần hóa người nuôi thường cho ăn cơm, cháo, thịt cá và các loại trái cây có dinh dưỡng cao như Sơri, chuối..vv . Chú ý cơm cháo thịt cá cần phải nấu chín rồi cho ăn

- Cầy ở ngoài thiên nhiên mới đem về do thay đổi môi trường rất nhát và dễ stress là nguy cơ phát bệnh khi ũ bệnh từ môi trường bên ngoài . Cần cách ly theo dõi, cho uống Vitamine tổng hợp Ascobric Acid chống sốc và tăng hệ miễn dịch

- Kiên trì tập cho ăn buổi ăn tối là chính, buổi ăn sáng là phụ. uống nước mỗi ngày đầy đủ.

- Để đảm bảo phát triển tốt cần bổ sung thêm Men tiêu Hóa De200f và Vitamine tổng hợp Ascobric acid theo tỷ lệ 30 grs mỗi lọai / 1 kg thức ăn

- Bổ sung cám heo đậm đặc, loại chất lượng cao của các nhà máy chế biến thức ăn đã có thương hiệu

 

 

8. Sinh trưởng, phát triển và sinh sản:

Trong tự nhiên cầy hương sống đơn độc ở nương rẫy, ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi. Sinh đẻ vào tháng 4, 5, 6. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 3 - 5 con. Thường đẻ trong hang tự đào hoặc các hốc cây, hang động nhỏ. Tuổi thọ  khoảng 8 - 9 năm .Nếu thuần hóa thì mỗi năm đẻ 2 lứa mỗi lứa đẻ từ 3 - 6 con. Sinh sản tập trung vào tháng 2-10 âm lịch.

 

9.  Kỹ thuật chọn giống cầy hương:

- Chọn những con nhanh nhẹn, không bị thương, bị tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn … Nên chọn những con nuôi từ nhỏ làm giống sinh sản vì chúng đã thích nghi với môi trường

-  Sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên. Khi động đực con cái hay bỏ ăn phá chuồng và phát ra tiếng kêu lạ , con đực tiết ra xạ hương để quyến rũ con cái. Lúc này bắt con cái bỏ vào con đực cho chúng giao phối. Khi cầy động đực thì ta nên cho giao phối ngay tránh chậm trễ giảm hiệu quả thụ thai

- Sau khi giao phối ,tách đực cái nuôi riêng. Nếu sau 30 ngày mà không thấy cầy mang thai thì cho giao phối lại

- Thời gian mang thai là 90 ngày. Từ 7-10 ngày cầy con mở mắt. Cầy con mới sinh ra bú sữa mẹ. Sau 35 ngày thì chồn con tập ăn thức ăn của mẹ. Từ lúc đẻ đến 60 ngày tuổi thì tách bầy

 

HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG BỆNH CHO CẦY HƯƠNG (TỔNG HỢP)

- Cầy hương có hệ đường ruột tiêu hóa kém, rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ. Khi thay đổi thức ăn chúng thường hay bị bệnh tiêu chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiều nước. Nên rất cần bổ sung thêm men tiêu hóa De200f và Vitamine tổng hợp Ascobric Acid trong các bữa ăn nhằm tiêu hóa hết thức ăn và nâng cao hệ miễn dịch

- Cầy mới nhập đàn: Cách ly từ 5-10 ngày, cho uống Vitamine tổng hợp Ascobric Acid 5 đến 10 ngày liên tiếp, nhằm chống sốc và phòng chống phân đàn

- Cầy Khi mới đem về nếu phát hiện dấu hiệu đi phân lỏng, vàng cho uống kháng sinh dập dịch trước khi cho nhập đàn để tránh lây lan

- Cầy mới bắt về rất nhát nên phải kiên trì tập cho ăn, bổ sung thêm men tiêu hóa De200f và Vitamine tổng hợp Ascorbiruc acid

- Cầy mẹ sau khi sinh rất dữ, cần để chuồng sinh sản nơi thóang mát, ít người qua lại

- Hạn chế khách viếng thăm nhằm tránh lan truyền mầm bệnh từ trại này sang trại khác

- Khu nuôi thương phẩm , sinh sản , điều trị phải cách ly hoàn toàn với nhau và cách ly với khu mua bán

- Dọn dẹp vệ sinh hàng ngày . Định kỳ 5-7 ngày sát khuấn 1 lần bằng thuốc sát khuẩn đặc hiệu rửa mồi, xịt trực tiếp diệt mạt và ngoại ký sinh trên da và lông, uống sát trùng ruột

- Mỗi cữ ăn trộn thêm men tiêu hoá De200f và Vitamine tổng hợp Ascobric Acid theo tỷ lệ 30 grs / 1 kg thức ăn nhằm tiêu hóa hết thức ăn và nâng cao hệ miễn dịch

- Không trộn chung men tiêu hoá De200f và kháng sinh trị bệnh

- Thức ăn từ đạm sống như đầu gà phải rửa sạch bằng muối và nước sát khuẩn đặc hiệu Extra Odyl , xay nhuyễn và nấu chín

- Không cho ăn vỏ của các loại trái cây có vỏ như chuối, phải để trên khay sạch .. vv. Không sử dụng các phụ phẩm như phổi , lòng heo bò gà tránh ô nhiễm môi trường và phòng bệnh sán lải

 

Phòng bệnh Nhiễm trùng đường ruột (Phân lỏng – tiêu chảy) : Kháng sinh trộn với thức ăn tháng 1 lần . Chuyển mùa hoặc đổi thức ăn tháng 2 lần

Phòng bệnh Cầu trùng – Tụ huyết trùng (phân lẫn máu) : Kháng sinh trộn với thức ăn định lỳ theo tuổi giống qui định 

Phòng bệnh Thương Hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng) :  kháng sinh trộn với thức ăn tháng 1 lần . Chuyển mùa hoặc đổi thức ăn tháng 2 lần

 

Hướng dẫn cách phòng khi chuyển mùa cầy hương cắn nhau

- Cầy hương có hiện tượng cắn mổ nhau có nhiều nguyên nhân do mật độ nuôi dày , thiều dinh dưỡng và thường xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa hoặc thời tiết nóng bức. Vì vậy Cho ăn no và bổ sung thêm Vitamine tổng hợp + Bioyeast De200f Enzyme vào các cữ ăn nhằm phòng chống phân đàn và hạn chế thiệt hại

- Cho uống nước đầy đủ hàng ngày pha thêm Vitamine tổng hợp Ascobric Acid để tăng sức đề kháng cho cầy

- Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ thoáng mát

 

 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CẦY HƯƠNG

1. BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT

Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn llaictalurivà Salmonella gây nhiễm trùng ruột, hội chứng thận do Hantavirus hầu hết chưa có vacine phòng ngừa .Lây qua thức ăn dơ bẩn và lây qua phân , hô hấp. Giống đã ủ bệnh mang từ bên ngoài, môi trường ô nhiễm, lây toàn trại từ 5-10 ngày, gây bệnh với các độ tuổi.

Dấu hiệu lâm sàng:

- Cầy ăn và ói dẫn đến bỏ ăn

-  Mắt đỏ có ghèn

-  Vùng miệng bị sưng cứng

-  Xuất huyết trong ruột có các chấm đỏ trong thành ruột

-  Ruột bị sình hơi, dễ vỡ

-  Phân nhão đến lỏng có mùi hôi

Chế độ cho ăn bệnh Nhiễm Trùng Đường Ruột: không cho ăn 3 ngày trước khi uống thuốc

- Cữ ăn 1 : Cho ăn 10% + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 2 : Cho ăn 20%  + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 3 : Cho ăn 30% + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 4 : Cho ăn 40%  + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 5 : Cho ăn 50 %  + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 6 : Phân khô , cho ăn cho ăn bình thường

Trị bệnh:

Tên Thuốc

Thể Trọng

Liều Điều Trị

Ghi chú

Ceentreat fam 30 grs

Perdomcad 30 ml

Kanidox 30 ml

Ascobric Acid fam 30 grs

 30 kg thể trọng

Ngày 1 lần

5 ngày liên tiếp

cách ly điều trị

Ngưng & giảm ăn 90% trong 3 ngày đầu uống thuốc

 

-    Liều phòng bệnh

-    20 - 30 kg thể trọng / Tháng 1 lần . Chuyển mùa hoặc đổi thức ăn tháng 2 lần

-    Giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống

-    Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng: Extra Odyl

 

2. BỆNH THƯƠNG HÀN

Nguyên nhân gây bệnh Là một bệnh truyền nhiễm xảy ra ở chồn mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là xảy ra trên chồn từ 1-2 tháng tuổi, tác động chủ yếu lên bộ tiêu hóa gây viêm dạ dày ruột, tiêu chảy rồi chết. Bệnh do vi khuẩn Salmonella cholerae và Salmonella typhisuis

- Bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa khi sử dụng thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn

- Do nuôi nhốt chung với thú bệnh hoặc do chồn mẹ nhiễm bệnh vi trùng lây sang bào thai hoặc do vi trùng có sẳn trong cơ thể chồn

- Bệnh lâu khi điều kiện ngoại cảnh, thời tiết thay đổi, chồn bị stress hay sức đề kháng kém sức khỏe chồn giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển thành bệnh

- Thời gian nung bệnh từ 3-6 ngày

Dấu hiệu lâm sàng:

- Thể bại huyết thường gặp trên chồn 1-2 tháng tuổi với những biểu hiện: sốt cao 410 - 420C, nằm yên một chỗ, yếu ớt, có biểu hiện thần kinh gây chết trong vòng 1-2 ngày

- Thể tiêu hóa: tiêu chảy phân vàng của cầy bị bệnh (ở thể tiêu hóa): Có triệu chứng: ói mữa, tiêu chảy phân vàng, da tím đỏ ở phần tai, họng, mặt trong mũi, viêm phổi thở khó và chết sau 4-5 ngày

- Ở cầy mẹ sinh sản thường bị sẩy thai khoảng 1 tháng trước khi đẻ hoặc cầy con chết khi sinh, sót nhau, viêm tử cung

- Thể Mãn tính: Bệnh âm ỉ kéo dài, sốt không cao, táo bón một thời gian sau đó ỉa chảy dai dẳng phân thối, trên da có những nốt đỏ hay tím bầm, vật gầy dần rồi chết

- Thể cấp tính:  Da lưng, ruột viêm có thể chứa mảnh tế bào hoại tử, hạch ruột triển dưỡng và xuất huyết phổi viêm có thể hóa gan, gan nhạt màu, túi mật sưng to, thận xuất huyết điểm và triển dưỡng, lách sung huyết và triển dưỡng

Chế độ cho ăn bệnhThương Hàn  Nhiễm: không cho ăn 3 ngày trước khi uống thuốc

- Cữ ăn 1 : Cho ăn 50% + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 2 : Cho ăn 60%  + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 3 : Cho ăn 70% + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 4 : Cho ăn 80%  + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 5 : Cho ăn 90 %  + trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 6 : Cho ăn bình thường

Trị bệnh:

Giai đoạn 1: Thể tiêu hóa: tiêu chảy phân vàng của cầy bị bệnh (ở thể tiêu hóa): Có triệu chứng: ói mữa, tiêu chảy phân vàng, da tím đỏ ở phần tai, họng, mặt trong mũi, viêm phổi thở khó

 

Tên Thuốc

Thể Trọng

Liều Điều Trị

Ghi chú

Eritreatfam 30 grs
Nocouch 30 ml

Oxycolist 30 ml

 

30 kg thể trọng

Ngày 1 lần

5 ngày liên tiếp

cách ly điều trị

Ngưng ăn trong 3 ngày & uống thuốc

- Liều phòng bệnh

- 20 - 30 kg thể trọng / Tháng 1 lần . Khi thay đổi mồi và khi thay đổi thời tiết tháng 2 lần

- Giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống

- Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng: Extra Odyl

Giai đoạn 2 (Nguy hiểm) : Thể Mãn tính: Bệnh âm ỉ kéo dài, sốt không cao, táo bón một thời gian sau đó ỉa chảy dai dẳng phân thối, trên da có những nốt đỏ hay tím bầm, vật gầy dần rồi chết

 

Tên Thuốc

Thể Trọng

Liều Điều Trị

Ghi chú

Eritreatfam 30 grs

Thidotreat fam 30 gr

Kanidox 30 ml

Oxycolist 30 ml

30 kg thể trọng

Ngày 1 lần

5 ngày liên tiếp

cách ly điều trị

Ngưng ăn trong 3 ngày & uống thuốc

 

- Liều phòng bệnh

- 20 - 30 kg thể trọng / Tháng 1 lần . Khi thay đổi mồi và khi thay đổi thời tiết tháng 2 lần

- Giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống

- Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng: Extra Odyl

Giai đoạn 3 (Thể cấp tính):  Da lưng, ruột viêm có thể chứa mảnh tế bào hoại tử, hạch ruột triển dưỡng và xuất huyết phổi viêm có thể hóa gan, gan nhạt màu, túi mật sưng to, thận xuất huyết điểm và triển dưỡng, lách sung huyết và triển dưỡng

 

Tên Thuốc

Thể Trọng

Liều Điều Trị

Ghi chú

Eritreatfam 30 grs

Thidotreat fam 30 gr

Kanidox 30 ml

Oxycolist 30 ml

30 kg thể trọng

Ngày 2 lần

5 ngày liên tiếp

cách ly điều trị

Ngưng ăn trong 3 ngày & uống thuốc

 

 

3. BỆNH CẦU TRÙNG – TỤ HUYẾT TRÙNG

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh do Eimeria spp gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn đạm tươi từ gà, heo, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.

Cầu trùng có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở chồn 10 - 30 ngày tuổi. lây toàn trại từ 5-10 ngày

Dấu hiệu lâm sàng:

- Cầy ăn và đi ỉa phân lẫn máu

- Cầy gầy rộc nhanh, thiếu máu: mào, da nhợt nhạt.

- Cầy Ủ rũ, bỏ ăn, nằm bẹp kêu khác lạ

- Tiêu chảy phân trắng, lỏng, phân sáp vàng, sáp nâu, sáp đen, bã trầu

- Ruột phình to từng đoạn, vách ruột trương to dễ vỡ.

- Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ.

- Chất chứa lẫn máu

Trị bệnh:

Chế độ cho ăn bệnh Cầu Trùng và Tụ Huyết Trùng

- Cữ ăn 1 : Cho ăn 10% - không trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 2 : Cho ăn 15%  - không trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 3 : Cho ăn 20% - không trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 4 : Cho ăn 25%  - không trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

- Cữ ăn 5 : Cho ăn 20%  - không trái cây + Men tiêu hóa De200f & Vitamin Ascobric Acid

Cữ ăn 6 : Phân khô , cho ăn cho ăn bình thường + bổ sung thêm trái cây

Giai đọan 1:  Thể phân tiêu chảy phân trắng, lỏng, phân sáp vàng, sáp nâu

Tên Thuốc

Thể trọng

Liều Điều Trị

Ghi chú

Thidotreat fam 30 grs

Kanidox 30 ml

Ascobric Acid fam 30 grs

30 kg thể trọng

Ngày 1 lần

5 ngày liên tiếp

cách ly điều trị

Ngưng ăn 3 ngày trước khi uống thuốc

- Giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống

- Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng: Extra Odyl

Giai đọan 2:  Thể phân sáp nâu ,  sáp đen, bã trầu  (Giai đọan mãn tính nguy hiểm)

Tên Thuốc

Thể trọng

Liều Điều Trị

Ghi chú

Thidotreat fam 30 grs

Kanidox 30 ml

Oxycolist 30 ml

Ascobric Acid fam 30 grs

30 kg thể trọng

Ngày 1 lần

5-8 ngày liên tiếp

cách ly điều trị

Ngưng ăn 3 ngày trước khi uống thuốc

-    Giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống

-    Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng: Extra Odyl

PHÁC ĐỒ KHÁNG SINH PHÒNG BỆNH bệnh Cầu Trùng và Tụ Huyết Trùng

Tên Thuốc

Liều Phòng

Loại Chồn

Thời gian dùng thuốc

Thidotreat fam 30 grs

Kanidox 30 ml

Oxycolist 30 ml

Ascobric Acid fam 30 grs

 

20 - 30 kg

thể trọng

Chồn thịt thưong Phẩm

Chồn sinh sản

Chồn giống

10 - 12 và 20 - 22 ngày tuổi
12 - 14, 28 - 30 và 48 - 50 ngày tuổi
Mỗi 2 - 3 tháng dùng 1 đợt thuốc

 

 

Từ khóa: hướng dẫn kỹ thuật quy trình nuôi chồn hương thương phẩm, mô hình nuôi chồn hương thương phẩm, trang trai nuôi nuôi chồn hương thương phẩm, trang trại sản xuất cung cấp chồn hương giống, mua bán chồn hương giống,  cơ sở cung cấp giống chồn hương thương phẩm, co so cung cap chon huong giong, kinh nghiệm nuôi chồn hương thương phẩm


Theo Cty Thịnh Ý





TIN TỨC KHÁC :