Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi chim cút
Chim cút là loại chim được rất nhiều người nông dân chọn nuôi. Chim cút không chỉ cho thịt thơm ngon mà trứng chim cút cũng thật bổ dưỡng và có thể làm nhiều món ăn. Dưới đây là kỹ thuật nuôi và chăm sóc loại chim có hiệu quả kinh tế khá cao này.
1. Kỹ thuật chọn giống chim cút
Chọn chim cút con ( từ 1 đến 16 ngày tuổi)
Trọng lượng khoảng 6 đến 8g/con
Giống chim cút phải khỏe, nhanh, không dị tật hở rốn, loại bỏ những con nở chậm.
2. Quy cách thiết kế lồng úm chim cút con
Làm lồng cho chim với kích thước 1,5 x 1,0 x 0,5, đặt cách mặt đất 0,5m. Xung quanh lồng làm bằng lưới kể ô vuông khoảng 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy để che kín, tạo sự yên tĩnh và không bị lọt chân.
– Nhiệt độ úm (giảm dần)
1-3 ngày: 38 – 35 độ
4-7 ngày: 34 – 32 độ
8-14 ngày: 31 – 28 độ
Bắt đầu từ tuần thứ ba trở đi không cần sưởi ấm cho chim cút nữa trừ khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp hơn 24-25 độ.
3. Tư vấn kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi chim cút
Có thể nuôi lồng như nuôi bồ câu pháp hay quây nuôi nền. Thiết kế lồng với kích thước 1,0 x 0,5 x 0,2m, mỗi lồng thường nuôi được 20 đến 25 cút mái. Nóc lồng thì được làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng dễ làm vỡ đầu. Đáy lồng dốc 2-3 độ để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông kích thước 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và cho phân lọt xuống vỉ hứng phân. Và nếu nuôi nhiều chim cút thì chồng các lồng lên nhau để tiết kiệm diện tích, cách nhau khoảng 10 đến 12cm để đặt vỉ hứng phân. Còn về quy cách quây nuôi nền, đường kính khoảng 1-1,5m, cao 0,4m, bên trên có bóng đèn và chụp sưởi.
4. Máng ăn, máng uống của chim cút
Máng ăn: Dùng máng ăn với kích thước 40 x 10 x 1,5 cm cho cút ăn trong hai tuần đầu. Để tránh chim cút con nhảy vào bới làm rơi thức ăn, nên khi cho cám vào thì đặt lên trên 1 vỉ lưới ô vuông có kích thước là 10 x 10mm. Số lượng máng ăn đủ cho chim cút là 1 máng/150 con tuần thứ 1 và 1 máng/80 con tuần thứ 2.
Máng uống: Máng uống hình tròn 250cc:50con/ máng với tuần đầu tiên. Máng uống tròn 1.000cc: 50 con/ máng với tuần thứ 2.
Nước uống: Mỗi ngày chim cút uống từ 50 đến 100ml nước, nhưng nước cung cấp phải sạch và để chim cút uống tự do.
5. Kỹ thuật chọn giống và phối giống cho chim cút
* Chọn giống: Chọn mua chim cút ở những cơ sở sản xuất giống chim bố mẹ. Chim cút giống phải thật khỏe mạnh, không dị tật, không dịch bệnh, nhanh nhẹn, háu ăn. Có tỷ lệ đẻ, ấp nở, tăng trọng nhanh, nuôi sống cao, đồng đều và ổn định. Tránh giống chim bố mẹ đồng huyết, dòng mẹ và dòng bố phải nuôi tách riêng để chọn lựa và tiến hành ghép đôi giao phối. Từ ngày 25 chọn lựa những con giống đủ tiêu chuẩn làm giống tách và nuôi riêng. Cút trống, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, lông da bóng mượt, thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, cổ dài, mỏ ngắn, đầu nhỏ, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng từ 70g đến 90g. Giống cút mái thì cổ chim nhỏ, đầu thanh, lông ngực chim có đốm trắng đen, lông da phải bóng mượt, hậu môn nở, xương chậu rộng, đỏ hồng và mềm mại. Trọng lượng cút cái lớn hơn cút trống.
* Phối giống: Phải trên 3 tháng mới cho chim cút phối giống với nhau vì nếu phối giống sớm quá sẽ làm cho bầy cút mau tàn.
6. Mật độ nuôi chim cút
Tuần thứ 1: 200 con/m2
Tuần thứ 2: 100 con/m2
Tuần thứ 3: 50 con/m2
Tuần thứ 4: 35 – 36 con/m2
7. Thức ăn chim cút
Mỗi ngày chim cút ăn khoảng 20g đến 25g thức ăn hỗn hợp và đẻ một quả trứng thường nặng 10g đến 11g (bằng 10 % cơ thể), cho nên thức ăn của chim cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là chất đạm, chất khoáng và sinh tố.
* Cách cho ăn: Cho chim cút ăn tự do.
* Số lần cho ăn: Cho chim cút ăn từ 3 – 4 lần/ngày, lưu ý lần cho cám kế tiếp được thực hiện khi cám trong máng của lần trước đó đã được chim cút ăn hết.
– Cám dành nuôi cút con, cút hậu bị
– Giữ cám ở độ ẩm thấp < 1 2% như thế cám sẽ giữ được lâu không bị hôi mốc
– Cân đối tối thiểu giữa chất đạm và các axít amin giúp cho chim cút phát triển đều.
– Năng lượng trao đổi ở mức hợp lý nhất giúp cho chim cút phát triển đều mặc dù không hạn chế thức ăn, chim cút sẽ không bị quá gầy hay quá mập.
– Các chất vi lượng được tính toán đầy đủ giúp cho cút phát triển tốt về cơ thể lẫn tính dục làm cho cút phát triển song song về thể trọng và tính dục. Đến 16 ngày tuổi là có thể phân biệt dễ dàng trống và mái để chọn tiếp tục nuôi đẻ và còn lại vỗ béo bán thịt.
* Nhu câu dinh dưỡng cho chim cút:
chúc bà con thành công!
Từ khóa: hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim cút, kinh nghiệm nuôi chim cút, quy trình kỹ thuật nuôi chim cút, mô hình nuôi chim cút đem lại hiệu quả kinh tế cao, cơ sở cung cấp giống chim cút, trang trại sản xuất giống chim cút, trang trại chăn nuôi chim cút thương phẩm, thức ăn dinh dưỡng cho chim cút
Theo Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm - Tin Nông Nghiệp
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó