Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi chim trĩ 7 màu sinh sản
Một trong những kinh nghiệm nuôi chim trĩ bảy màu là con trống phải lớn hơn con mái 1 năm tuổi thì khi giao phối tỷ lệ đậu phôi sẽ cao hơn.
Hiện tại, chim trĩ bảy màu đang được nhân nuôi thành công tại Trại nuôi sinh sản và bảo tồn Vườn chim Việt ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi trĩ bảy màu, anh Trần Nhữ Giáp – chủ vườn chim quý này cho biết, chim trĩ bảy màu đỏ có tuổi sinh sản thuần thục là 2 năm, năm đầu tiên chim trĩ mái đẻ rất ít và ít có trống vì thân hình nhỏ và chưa trưởng thành.
Con trống sau hai năm tuổi mới trưởng thành và màu sắc mới đầy đủ, đẹp hơn. Theo kinh nghiệm của anh Giáp, tốt nhất là con trống phải lớn hơn con mái 1 năm tuổi thì khi giao phối tỷ lệ đậu phôi sẽ cao hơn.
Chim trĩ bảy màu đang được nhân nuôi thành công tại Vườn chim Việt ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, với số lượng lên đến hàng trăm con.
Thức ăn để nuôi trĩ bảy màu chủ yếu là các loại cám ngô, cám gạo nghiền nhỏ, hoặc các loại thức ăn tổng hợp. Theo tính toán của anh Giáp, mỗi một ngày 1 con chim trĩ chỉ ăn hết khoảng 30g thức ăn. Khi trĩ sinh sản, thức ăn cho chúng là cám gà tổng hợp nhưng thêm một ít lúa hạt tiêu (lúa hạt tròn). Ngoài ra thêm một vài khoáng vi lượng và sâu supper hoặc trứng kiến thì chim mái sẽ đẻ đạt hiệu quả cao hơn.
Loài trĩ bảy màu rất bắt mắt bởi có màu sắc sặc sỡ, được dân chơi sinh vật cảnh rất chuộng, nên bà con nuôi ra không bao giờ lo ế. Theo anh Giáp, giá một trĩ giống khoảng từ 1 đến 2 triệu đồng/con, trĩ trưởng thành từ 5 đến 6 triệu/con.
Bên cạnh các loại thức ăn tinh và thức ăn tổng hợp, anh Giáp còn cho chim trĩ ăn thêm rau xanh. Tận dụng đất trong vườn nhà, anh trồng rất nhiều loại rau xanh để bổ sung chất dinh dưỡng cho chim trĩ. Đối với chim trĩ nhỏ, rau xanh phải thái nhỏ trộn với cám. Còn với chim trĩ lớn thì anh để cả cọng ném trực tiếp vào chuồng để chim tự ăn.
Ngoài ra, ông chủ Vườn chim Việt còn chú trọng công tác phòng bệnh khi nuôi trĩ bảy màu. Anh không bao giờ bỏ quên việc nhỏ, tiêm vắc xin phòng bệnh cho chim trĩ và thường xuyên quét dọn phân cũng như thức ăn rơi vãi dưới nền chuồng. Các chất thải chăn nuôi được dồn lại thành từng đống, ủ mục để bón cho cây trồng. Việc làm này giúp đàn chim trĩ của gia đình anh tránh khỏi nguy cơ mắc phải dịch bệnh do phân và chất thải ứ đọng lâu ngày.
Lấy trứng cho vào máy ấp, sau 28 ngày chim trĩ nở, đem úm như gà con bình thường.
Hiện trang trại của anh Giáp đang nhân giống ra chim con mới nở. Chim con ít hao hụt hơn gà con. Chế độ dinh dưỡng lúc chim sinh sản phải theo dõi và ngừa bệnh vì lúc sinh sản thì đề kháng của chim bố mẹ bị giảm sút do giao phối và sinh sản. Cần bổ sung thêm đạm động vật như sâu và đạm thực vật như các loại đậu bằng cách rang lên cho vàng và xay nhuyễn trộn vào cám thức ăn. Khi chim trĩ đẻ thì lấy trứng cho vào máy ấp, sau 28 ngày chim trĩ nở, đem úm như gà con bình thường.
Theo anh Giáp, để nuôi được chim trĩ bảy màu, bà con cần làm chuồng rộng, thiết kế nhiều cành cây cho chim đậu, bay nhảy thì chim sẽ nhanh lớn và sinh sản tốt.
Nên sử dụng đèn 25W hoặc 45W nếu chuồng úm rộng, sau khi úm khoảng 20 ngày thì có thể tắt đèn và cho ra ngoài bình thường. Nuôi chim trĩ bảy màu đỏ, xanh dùng làm sinh vật cảnh cung cấp cho các khu du lịch sinh thái, các biệt thự sân vườn là mốt hiện nay.
Chăn nuôi VN
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó