Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi dạy chó - huấn luyện chó
Khác với người chó có thể cải tao giáo dục cả khi chúng trưởng thành, cho đến khi về già và sắp quy tiên…
Thói quen chiều chuộng chẳng tốt cho người lẫn chó
Đừng bao giờ để chó của bạn thường xuyên chạy rông ngoài đường và công viên rất dễ trở thành chó hoang vì thế cần dạy nó quay về chuồng đúng lúc, đúng giờ.
Lời khuyên: Là người ai cũng thích sống 1 ngôi nhà rộng dãi, nhưng đừng áp đặt ý thích đó cho loài chó. Chó sói, tổ tiên của loài chó hiện nay và chúng vốn thích sống trong hang, nên chỉ cần 1 cái chuồng nhỏ cũng khiến chúng yên tâm hơn là 1 không gian rộng lớn.
Để giúp chúng gắn bó với cài chuồng hơn. Đầu tiên hãy bỏ thức ăn ngon, đồ chơi xịn mà chúng ưa thích. Những lúc nó trong chuồng, hãy trò chuyện với nó, vuốt ve nó,… bằng những cử chỉ lời nói thân thiện ngọt ngào nhất…Nhưng khi con chó rời khỏi chuồng của nó hãy cất ngay tất cả những thứ trong chuồng, đồng thời bơ lác con chó, không thèm trò chuyện với nó nữa. Cứ như thế nhiều lần con chó sẽ hiểu rằng chỉ khi vào nhà nó mới được thức ăn ngon, đồ chơi và được chủ quan tâm, từ đó sẽ thích ở trong chuông nhiều hơn khi lêu lổng ở ngoài. Những lần nó sắp vào chuồng hãy ra lệnh “vào nhà”! Chó sẽ ghi nhớ nó trong đầu và răm rắp làm theo mỗi khi bạn yêu cầu, nhớ phải tự tay đóng cửa chuồng lại, khi chó đã chui vào, để thể hiện sự quan tâm của bạn. Đóng cửa chuồng và trò chuyện với nó với nó một lúc rồi mới bỏ đi. Tập cho nó thói quen này sẽ có nhiều ích lợi như khi chó ốm gửi bác sĩ thú y, hoặc đi xa thì gửi người quen hàng xóm; chó cưng sẽ thấy thoải mái mỗi khi bạn đem nó đi xa. Có thể khi mở chuồng nó cũng lì trong đấy mà chả buồn bước ra ý chứ.
Quay trở lại với căn bệnh quyền lực. Cách trị tốt nhất là mỗi lần đi dạo, dắt chú chó bên cạnh mình. Nếu thấy con chó có biểu hiện đòi hỏi đi theo hướng nó thích, thì phải kéo nó đi ngược hướng lại.
Lưu ý:
Khi kéo nó ngược hướng lại tuyệt đối không được nhìn vào mặt nó. Thế là chó phải phục tùng đi theo hướng đi của bạn. Có thể 1 lúc sau đó con chó sẽ lại giở trò,lần này phải mạnh tay hơn lần trước để đe dọa nó. Nhiều lần như thế con chó sẽ trở lên chột dạ hơn, khi thấy không thể chống lại ý của chủ. Điều quan trọng nhất phải thực hiện bài huận luyện này mỗi ngày mới có tác dụng.
Bài tiếp theo là khống chế chó nuôi bằng đông tác ôm từ phía sau: “Ôm từ phía sau” là khống chế chó sau lưng nó. Mỗi khi con chó có biểu hiện hung dữ hay nổi cơn thịnh nộ, nổi loạn. Cần ôm chặt từ sau lưng nó đến khi nó bình tĩnh trở lại. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc áp chế “Chứng tỏ quyền lực” ở chó nuôi. Khi nó bình tĩnh trở lại bạn nhớ vuốt ve nhẹ nhàng hoặc thủ thỉ bên tai nó để thể hiện sự thông cảm với nó. Nếu quá hung dữ hãy dùng tay bóp mõm nó thật chặt. Khi không thấy nó chống cự nữa hãy sờ vào răng nó. Nếu được như vậy thì bạn quả thực đã khuất phục được con chó. Cuối cùng hãy lật ngửa con chó lên, rồi xoa bóp vào bụng nó (trường hợp không chịu nằm thì xoa vào sườn nó cũng được) như thế chú chó sẽ yêu bạn và tin cậy bạn hơn.
Đã làm được chó ngoan thì bao giờ người nuôi chó cũng muốn chú cún cưng của mình phải thực thi mệnh lệnh của mình. Sau đây xin hướng dẫn 1 số mệnh lệnh:
1. Tập cho chó ngồi:
Đợi cho chó ngồi, hãy nói ngồi! hoặc ngồi xuống! Sau đó phải khen ngợi nó ngay. Ban đầu nó không hiểu,nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần nó sẽ nhận ra nếu ngồi sẽ được khen.
2. Dạy chó nằm:
Bắt chó ngồi, rồi nói nằm! hoặc nằm xuống! Đồng thời ấn nhẹ vai, kéo 2 chân trước dạng ra cho thân chó ở tư thế phủ thục. Nếu đã quen với tư thế này, nó sẽ tự làm mà không cần phải kéo chân.
3. Bắt chó dừng lại:
Bắt chó ngồi, rồi nói “dừng lại”! Đồng thời đưa lòng bàn tay hướng về phía nó, rồi hạ thấp dần xuống. Nếu nó tiến lại gần thì phải quay lại đúng vị trí ban đầu để làm lại từ đầu.
4. Gọi chó lại gần
Để cho chó trong trạng thái chờ đợi. Sau đó nói”lại đây”! Nếu thấy chó không tới thì kéo nhẹ dây xíc để nó lại gần. Nếu nó tới cạnh bên hãy khen thưởng nó.
Nếu dư dả tiền bạc, có thể đem đến các trại dạy chó chuyên nghiệp và chủ nuôi cũng có thể tham gia.
Còn bài tập nữa mà con chó nào cũng làm được đó là “Tìm kiếm trái bóng”: Đầu tiên hãy chơi bóng với con chó, cho nó quen dần. Rồi ném bóng ở 1 khoảng cách gần đó, cho nó lấy về,khi nó đi kiếm trái bóng hãy hô “tìm đi”. Khi nó mang về đừng vội khen ngợi.
Lặp đi lặp lại nhiều lần như thế. Cuối cùng ném bóng thật xa, khuất vào 1 lùm cây vụi cỏ nào đó càng tốt, rồi bắt con chó đi tìm,hãy hô khẩu lệnh tìm đi !
Nếu muốn nó dùng khả năng bẩm sinh của mình là “đánh hơi” chứ không dùng thính giác nữa: Đầu tiên hãy cho chó ngửi tầm 5 -10 giây. Cần một người giữ chó để chúng không nhìn thấy mình cất hoặc chôn xuống dưới đất. Rồi bắt chú chó tìm.
Chú ý: Chôn bóng phải ở nơi có cát như bãi biển. Và chúng sẽ tự đào lên mà đem cho chủ.
Ghi chú:
Có thể chia bài tập này thành nhiều bài tập lớn nhỏ: Đầu tiên chỉ chôn nửa quả bóng xuống đất, nửa trên để lộ ra cho con chó thấy. Rồi đem chôn sâu hơn nhưng vừa phải thôi, để chó có thể đào lên. Sau cùng khi con chó đã thuần thục, hãy dùng chai thủy tinh, nhớ phải cho chó ngửi đấy nhé.
Một số người cho rằng chỉ có chón săn chó tha mồi hay chó chăn cừu mới làm đươc nhưng không phải thế, tất cả các loại chó đều làm được. Nếu thuần thục những bài tập trên thì chú chó của bạn sẽ ngoan và khôn. Chắc hẳn bạn cũng có tay nghề dạy thú và cũng một phần nhờ chú chó thông minh sáng dạ.
Theo Kỹ thuật nuôi trồng
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó