Kỹ thuật nuôi dúi

Ngày đăng: 2015-08-26 11:42:05


Có 2 loại dúi chủ yếu được phân biệt bởi kích cỡ và màu sắc. Chúng đều có thân hình ngắn, mắt nhỏ, tai nhỏ và đuôi ngắn. Chân ngắn và có móng vuốt. Răng rất khỏe, thích hợp cho việc đào hang và gặm thức ăn.
Dúi trưởng thành có chiều dài thân 25 - 35 cm. Chiều dài đuôi 10 - 12 cm, đuôi không có lông. Trọng lượng 0,7 - 3 kg/con.


Thức ăn cho Dúi:

Trong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía... Khi nuôi trong môi trường nhân tạo, cho dúi ăn mía và các loại củ, quả (dạng thô) là chủ yếu.

Tập tính của Dúi:

Trong tự nhiên, dúi sống chủ yếu ở rừng tre, tụ tập thành từng bầy, có con đầu đàn. Chúng tìm kiếm thức ăn vào ban đêm, ban ngày ngủ trong hang.

Sinh sản của Dúi:

Dúi cái mang thai 22 ngày. Lúc mới ra đời dúi con không có lông và chưa mở mắt. 24 ngày sau khi sinh dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 03 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và tự sống độc lập (sau đó dúi mẹ sẽ sinh sản lứa kế tiếp).

Làm chuồng trại Dúi:

Mỗi ô chuồng rộng khoảng 5 m2, xây tường cao 1,2 m (dúi leo trèo kém), bên trong tô xi măng thật láng, nền bê tông thật chắc, bố trí 01 lỗ thoát nước nhỏ (đường kính khoảng 1,5 cm) ở góc thấp nhất của ô chuồng. Trong chuồng đặt khoảng 5 - 7 ống cống nhỏ, đường kính 20 cm, dài 30 – 50 cm. Với mỗi ô rộng 5 m2 có thể nuôi 10 con (8 cái, 2 đực). Mái che lợp lá, đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh
sáng rọi vào chuồng. Bố trí làm chuồng ở khu yên tĩnh.
Chưa phát hiện dịch bệnh xảy ra trên dúi khi nuôi. Mỗi năm dúi đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ để chúng không đánh nhau và phá chuồng nuôi.

Thị trường

Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Giá dúi thương phẩm (còn sống nguyên con) trên thị trường Việt Nam hiện ở mức 160.000 đồng/kg. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro, hoa lợi khá. Nuôi dúi cũng là chương trình chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học Việt Nam.


Trích nguồn: TTNC Nông Vận






TIN TỨC KHÁC :