Kỹ thuật nuôi gà sao

Ngày đăng: 2016-01-12 04:13:06


Những năm gần đây vùng ĐBSCL đặc biệt tỉnh Tiền Giang rộ lên phong trào nuôi gà Sao, có nhiều trang trại nuôi với qui mô vài chục ngàn con. Bởi giống gà này có chi phí tương đối thấp, nhẹ vốn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp bà con xoá nghèo và làm giàu.

Gà Sao bắt nguồn từ gà rừng, theo cách phân loại gà sao thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasiani, giống Numidiae, loài Helmeted.

Đặc điểm ngoại hình

Cả 3 dòng gà Sao đều có ngoại hình đồng nhất. Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có hai hàng vẩy.

Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5-2cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân khô, đặc biệt con trống không có cựa.

Kỹ thuật nuôi gà sao

Kỹ thuật nuôi gà sao

 

Phân biệt trống mái

Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở 1 ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Ngoài ra sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành.

Trong hoang dã gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn con của nó.
Trong chăn nuôi tập trung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt. Chúng sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu.

Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như: mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt gà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy cần hết sức chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra.

Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy.

Hiện tượng mổ cắn

Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau. Tuy nhiên chúng lại rất thích mổ những vật lạ. Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng ta không nên để bất cứ vật gì ngoài máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn.

Tập tính tắm, bay và kêu

Gà Sao bay giỏi như chim. Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà Sao đã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m. Chúng bay rất khoẻ nhất là khi hoảng loạn.

Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng.

Tập tính sinh dục

Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của con trống, đó chính là sự khoe mẽ. Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ.

 

Kỹ thuật nuôi gà Sao mô hình hiệu quả

Đưa đàn gà mới nở về nuôi:

Nuôi đàn gà Sao bố mẹ từ 1 ngày tuổi đến khi 5% tổng đàn đẻ là giai đoạn quan trọng nhất để nâng cao khả năng sản xuất trứng sau này. Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi gà giống để đảm bảo cho đàn gà khoẻ mạnh và sinh trưởng đồng đều. Cần phải nuôi gà trống trong chuồng riêng biệt với chuồng gà mái.

Cần xác định trước số lượng gà sẽ úm để chuẩn bị đủ diện tích chuồng, đủ máng ăn, máng uống. Trong trường hợp sưởi nhân tạo thì phải làm vòng quây gà con có đường kính 3 - 4 m, cao 0,5 m. Cần kiểm tra hệ thống van nước uống trong chuồng, có sử lý bằng clorin. Trước khi đàn gà đến cần đổ nước uống. Khi đặt gà vào chuồng cho gà uống nước và sau 1 - 2 giờ mới bắt đầu cho ăn, không được làm đàn gà xáo trộn, đè bẹp lẫn nhau, phải làm cho chúng quen với môi trường mới và phát hiện thấy máng ăn, uống. Trong 10 ngày đầu, cần đảm bảo mỗi khay máng ăn nhựa cho 100 con gà con. Trong vòng 1 - 2 giờ sau khi chuyển gà vào chuồng. Khi đàn gà được 8 - 10 tuần tuổi, cần lắp đặt cầu cho gà đậu ở trong chuồng. Mỗi cái cầu dài 1 m dành cho 15 con đậu.

Cho gà uống nước và kỹ thuật xử lý nước uống:

* Chất lượng nước uống:

Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất lượng tốt cho gà Sao. Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn về vi khuẩn Salmonella. 

* Cho gà uống nước:

Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủ cho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà có thể bị chết. Cần khử trùng nước uống bằng clorin. 

Chuẩn bị đàn gà giống sinh sản:

Đàn gà Sao được 25 tuần tuổi thì được chuyển sang các lồng chuồng đẻ trứng. Nếu áp dụng biện pháp nuôi dưỡng và chương trình chiếu sáng phù hợp thì gà sẽ đẻ trứng từ tuần tuổi thứ 28 và 50% tổng đàn sẽ đẻ vào lúc 31 - 32 tuần tuổi. Đàn gà đẻ ở mức tột đỉnh thường vào tuần tuổi thứ 35. Số gà đẻ nhốt trong một lồng chuồng phụ thuộc vào kích thước của lồng. Cần đảm bảo vị trí nuôi nhốt cho một con gà Sao ở ngăn lồng có mặt trước tối thiểu là 12,5 cm. Nhiệt độ trong chuồng phù hợp cho gà mái đẻ trứng và gà trống sản xuất tinh trùng là 20 C.Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng là 12 C, cần cho gà ăn thức ăn chứa 2.700 - 2.750 kcal và 17% prôtêin thô. Điều cực kỳ quan trọng là: Trước khi đẻ trứng không được cho gà mái ăn quá nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất trứng và sức sống của chúng. Sau khi gà đẻ trứng ở mức cao điểm, cần giảm khẩu phần ăn kiểm tra mức tăng trọng hàng tuần của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn ngẫu nhiên khoảng 100 con gà để cân cá thể và điều chỉnh khẩu phần ăn khi cần thiết. Khẩu phần ăn cần thiết phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng nuôi.

Hữu Đức - 02/06/2009

 

Kỹ thuật nuôi gà sao bố mẹ

1. Đưa đàn gà mới nở về nuôi:

Nuôi đàn gà Sao bố mẹ từ 1 ngày tuổi đến khi 5% tổng đàn đẻ là giai đoạn quan trọng nhất để nâng cao khả năng sản xuất trứng sau này. Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi gà giống để đảm bảo cho đàn gà khoẻ mạnh và sinh trưởng đồng đều. Cần phải nuôi gà trống trong chuồng riêng biệt với chuồng gà mái.

kỹ thuật nuôi gà sao, kỹ thuật úm gà sao 1-2 tuần tuổi

Cần xác định trước số lượng gà sẽ úm để chuẩn bị đủ diện tích chuồng, đủ máng ăn, máng uống. Trong trường hợp sưởi nhân tạo thì phải làm vòng quây gà con có đường kính 3 - 4 m, cao 0,5 m. Nếu dùng chụp sưởi bằng tia bức xạ thì đường kính vòng quây phải rộng 5 - 6 m. Phải điều chỉnh thiết bị sưởi sao cho nhiệt độ ổ gà đạt 29 - 300C. Mùa đông có thể sưởi ấm chuồng 48 giờ, mùa hè 24 giờ trước khi đàn gà đến.

Cần kiểm tra hệ thống van nước uống trong chuồng, có sử lý bằng clo. Trước khi đàn gà đến cần đổ nước uống có nhiệt độ 250C vào máng uống.

Khi đặt gà vào chuồng cho gà uống nước và sau 1 - 2 giờ mới bắt đầu cho ăn, không được làm đàn gà xáo trộn, đè bẹp lẫn nhau, phải làm cho chúng quen với môi trường mới và phát hiện thấy máng ăn, uống. Trong 10 ngày đầu, cần đảm bảo mỗi khay máng ăn nhựa cho 100 con gà con. Trong vòng 1 - 2 giờ sau khi chuyển gà vào chuồng.

Khi đàn gà được 8 - 10 tuần tuổi, cần lắp đặt cầu cho gà đậu ở trong chuồng. Mỗi cái cầu  dài 1 m dành cho 15 con đậu.

Những quy định về sưởi ấm và thông hơi:

Ngày đầu sau khi đưa gà đến, cần đảm bảo nhiệt độ trong vòng quây gà úm là 380C, trong chuồng là 280C. Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi của gà.

Số lượng gà con đặt dưới chụp sưởi truyền thống tối đa là 500 con, nếu dùng chụp sưởi tia bức xạ thì nhốt được 1.000 con. Cứ 4 ngày một lần giảm nhiệt độ thấp xuống 20C. Giai đoạn 14 - 21 ngày tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều chỉnh đều nhiệt độ điều chỉnh trong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ dần số chụp sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm tản đều dưới vùng sưởi ấm. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền chuồng, cố nghển cổ, thò đầu ra hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều.

2. Cho gà uống nước và kỹ thuật xử lý nước uống:

* Chất lượng nước uống:

Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất lượng tốt cho gà Sao. Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn về vi khuẩn Salmonella.

* Cho gà uống nước:

Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủ cho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà có thể bị chết. Cần khử trùng nước uống bằng clo hoặc iốt. Cần sử dụng đồng hồ đo nước uống hàng ngày của đàn gà để xác định khả năng tiêu thụ nước của chúng. Việc điều chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu, máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến ngày thứ 4 gà phải nghển cổ lên mới uống được. Đến ngày thứ 7 cần sử dụng van nước tự động và đặt ở tầm cao ngang lưng. Sau đó điều chỉnh van nước cao lên, đảm bảo gà hạn chế không làm bắn nước ra ngoài. Máng nước hở phải có mực nước cao tối đa 2 cm hàng ngày cần tháo nước rửa sạch.

3. Giảm streess trong nuôi dưỡng gà:

Nguyên tắc cơ bản của việc nuôi dưỡng gà mái Sao là chương trình chờ hạn chế, nhằm mục đích để đàn gà mái phát triển đều. Để kiểm tra chỉ tiêu này, cứ 2 tuần một lần phân ngẫu nhiên khoảng 100 con để cân mẫu. Tuỳ thuộc vào thể trọng của đàn gà để điều chỉnh khẩu phần ăn hàng tuần cho phù hợp.

4. Chương trình chiếu sáng:

Trong vòng 3 ngày đầu úm gà, việc bổ sung ánh sáng tự nhiên là cực kỳ quan trọng nhằm để cho gà con tìm thấy khay thức ăn, máng nước uống. Vì vậy phải bảo đảm ánh sáng có cường độ tối thiểu là 30 lux và chiếu sáng 24 giờ trong ngày. Từ ngày thứ 4 đến ngày 7 cần chiếu sáng 20 giờ/ngày và đến cuối tuần chỉ cần chiếu sáng 16 giờ/ngày. Đến cuối tuần thứ 2 thì chương trình chiếu sáng cho gà  trống, mái bắt đầu khác nhau.

5. Chuẩn bị đàn gà giống sinh sản:

Đàn gà Sao được 25 tuần tuổi thì được chuyển sang các lồng chuồng đẻ trứng. Nếu áp dụng biện pháp nuôi dưỡng và chương trình chiếu sáng phù hợp thì gà sẽ đẻ trứng từ tuần tuổi thứ 28 và 50% tổng đàn sẽ đẻ vào lúc 31 - 32 tuần tuổi. Đàn gà đẻ ở mức tột đỉnh thường vào tuần tuổi thứ 35. Số gà đẻ nhốt trong một lồng chuồng phụ thuộc vào kích thước của lồng. Cần đảm bảo vị trí nuôi nhốt cho một con gà Sao ở ngăn lồng có mặt trước tối thiểu là 12,5 cm. Nhiệt độ trong chuồng phù hợp cho gà mái đẻ trứng và gà trống sản xuất tinh trùng là 200C.

Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng là 120C, cần cho gà ăn thức ăn chứa 2.700 - 2.750 kcal và 17% prôtêin thô. Điều cực kỳ quan trọng là: Trước khi đẻ trứng không được cho gà mái ăn quá nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất trứng và sức sống của chúng. Sau khi gà đẻ trứng ở mức cao điểm, cần giảm khẩu phần ăn kiểm tra mức tăng trọng hàng tuần của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn ngẫu nhiên khoảng 100 con gà để cân cá thể và điều chỉnh khẩu phần ăn khi cần thiết. Khẩu phần ăn cần thiết phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng nuôi.

BBT

Mô hình nuôi gà sao sinh sản

Sau các đợt dịch cúm gia cầm hoành hành, anh Đặng Lâm Quốc Bảo, sinh năm 1979 (hiện ở xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) chuyển sang các mô hình chăn nuôi mới, như nuôi nhím, heo rừng, nhưng con vật anh tâm đắc nhất đó là nuôi gà sao sinh sản. Đây là giống gà có nhiều triển vọng, hình dáng đẹp, có thể nuôi làm cảnh, hoặc nuôi thương phẩm, chất lượng thịt thơm ngon đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt giống gà này có sức đề kháng rất cao, ít bệnh.

Trao đổi với chúng tôi anh Bảo cho biết: “Ngay từ bé tôi đã rất thích gần gũi bới nững con vật nuôi. Vì thế, ngay cả khi đã là sinh viên trường ĐH Xây dựng, tôi vẫn dành thời gian nuôi mấy con thỏ, vài chục con gà ta chủ yếu để cải thiện bữa ăn…!”. Học xong đại học xây dựng, anh đi làm cho một công ty tư nhân ở TP.HCM. Tuy nhiên, cuộc sống phố thị không níu giữ được chân chàng trai trẻ. Năm 2007 anh tìm về chốn làng quê với 13.000m2 đất xây dựng trang nuôi nhím, heo rừng, bò và đặc biệt là nuôi gà sao.

Anh cho biết, ban đầu chỉ nuôi vài con làm cảnh, qua thời gian nuôi thấy gà sao cũng dễ nuôi, chất lượng thịt thơm ngon. Ngoài ra gà sao giống và thịt bán được giá, có sức đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm do virus. Đặc biệt, thịt gà sao nay đã trở thành món ăn độc đáo trong các thực đơn ở nhà hàng, quán ăn lớn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.HCM, Vũng Tàu, Đà Lạt, Đồng Nai, Cần Thơ… Ngoài ra người mua gà sao làm cảnh trong vườn, trang trại hay khu du lịch ngày một tăng cao, nhưng nguồn gon giống vẫn chưa cung cấp đủ. Trước tình hình cầu vượt quá cung, anh Bảo quyết định về tỉnh Tiền Giang mua 500 con giống về nuôi sinh sản để cung ứng cho thị trường gà sao giống khá khan hiếm hiện nay.

Anh Bảo tâm sự. Hồi mới xây dựng trang trại, vốn liếng cũng khó khăn lắm. Để lấy ngắn nuôi dài anh mở công ty xây dựng, tuyển dụng 40 công nhân, lợi nhuận từ xây dựng, anh đầu tư cho trại chăn nuôi. Sau một thời gian xây dựng trang trại chăn nuôi nhím, heo rừng, bò, gà sao sinh sản, mỗi tháng anh Đặng Lâm Quốc Bảo thu nhập từ 40-50 triệu đồng, ngoài ra tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương từ 2 triệu – 3 triệu đông/tháng.

Anh Bảo chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà sao sinh sản:

Trước hết, nuôi gà sao cần hiểu rõ tính hoang giã của chúng. Gà sao thường sống từng bầy đàn, thích bay khi di chuyển, tính nhút nhát, hay kêu, sợ tiếng động mạnh, khi nuôi gà sao cần chú ý một số điểm sau:

Làm chuồng trại: chọn nơi cao ráo, thoáng mát, yên tĩnh, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng bò, gà vịt… Trên mặt chuồng heo ta làm giàn, gác tre để cho gà bay lên đậu. Có thể làm 2 hoặc 3 tầng nuôi quản lý theo hướng bán chăn thả. Xung quanh dùng lưới B40 quây, ở trên căng lưới lan, vừa che nắng vừa ngăn không cho gà bay.

Thức ăn: Chủ yếu là cho ăn lứa và bèo tây (lục bình), cho ăn vừa phải, nếu cho ăn thức ăn nhiều đạm, gà béo quá đẻ ít. Trước khi gà đẻ khoảng 10 ngày, bắt đầu cho ăn thức ăn của gà đẻ (chế biến sẵn).

Thả giống bố mẹ: Chọn gà mái, gà trống to khoẻ, màu sắc đẹp, tỷ lệ 3 đực, 6 cái. Gà sao tự đẻ theo mùa (đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa) và ấp trứng nhưng hiệu quả không cao, do gà sao không biết chăm sóc con như gà ta. Nên sử dụng tủ ấp, nhiệt độ thích hợp cho gà nở là 3708, sau 28 ngày gà nở, cho gà con vào lồng để úm.

Cách làm lồng úm: trước đây anh Bảo làm lồng úm hình vuông, gà thường dồn vào một góc, nhiệt độ cao gà hay bị chết. Bây giờ anh làm lồng úm hình tròng, gà phân tán đều, nhiệt độ ổn định gà ít bị chết.

Làm khung lồng úm, hình tròn đường kính 2m, cao 50cm, đáy dùng lưới sắt vuông 1cm. Xung quanh dùng bao xác rắn quây kín, trên có nắp đậy để giữ nhiệt và chống chuột. Dùng bóng đèn tròn để sưởi cho gà con, nhiệt độ thích hợp 36-37 C. Thời gian úm khoảng 15 ngày mỗi mẻ úm 200 gà con.

Chăm sóc gà con: Thời gian này cho gà ăn thức ăn chế biến sẵn (thức ăn công nghiệp) có bán ngoài thị trường, theo tháng tuổi. Cho gà uống nước sạch hoặc qua lắng lọc, có thể pha thêm chất điện giải, cung cấp vitamin C, D, E, A, Bcomlex… để tăng sức đề jgabgs, Gà cứng cáp sau đó thả nuôi, hoặc xuất bán gà con. Gà con (mới nở) 40.000đ/con; gà thịt thương phẩm giá từ 100.000-120.000 đ/kg; gà hậu bị 90 ngày tuổi giá 200.000đ/con.

Hiếu Cầu - Viện chăn nuôi, 9/3/2009

 

Kinh nghiệm nuôi gà sao

Sau các đợt dịch cúm gia cầm hoành hành, anh Trần Văn Lực ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang chuyển sang các mô hình chăn nuôi mới, đó là nuôi gà sao. Đây là giống gà có nhiều triển vọng, hình dáng đẹp, có thể nuôi làm cảnh, chất lượng thịt ngon đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt giống gà này có sức đề kháng rất tốt, ít khi bị bệnh. Đến nay anh đã có trang trại với gần 3.000 con gà sao.

“Vua” gà sao Tiền Giang

Ban đầu chỉ nuôi làm cảnh, qua thời gian nuôi thấy gà sao dễ nuôi, chất lượng thịt thơm ngon, bán được giá cao nên anh Trần Văn Lực ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang đầu tư nuôi gà sao quy mô công nghiệp. Đặc biệt, gà sao có sức đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhất là các loại bệnh truyền nhiễm do virus. Hiện trang trại anh Lực có 3.000 con gà sao, giá gà giống 40.000 đồng/con nhưng không đủ cung cấp. Gà thịt thương phẩm hiện giá cao, từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, gà hậu bị giống 90 ngày tuổi giá 200.000 đồng/con. Hiện anh Lực phát triển gần 20 vệ tinh nuôi trên 5.000 gà thịt và hậu bị nhưng vẫn không đủ cung ứng. Thịt gà sao trở thành món ăn độc đáo trong các thực đơn ở nhà hàng, quán ăn lớn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.HCM, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ, An Giang… Ngoài ra, người mua gà sao để nuôi làm cảnh trong vườn, trang trại hay khu du lịch cũng tăng cao.

Anh Lực cho biết, loại gà sao hay còn gọi là trĩ sao thích sống theo bầy đàn, thích bay khi di chuyển, kêu to, hình dáng đẹp nên rất nhiều người đặt mua làm cảnh. Gà sao trưởng thành nặng 2,2 - 2,5 kg/con, đẻ theo mùa và đẻ sai. Gà chịu được nhiệt độ cao, phù hợp nhất với các tỉnh từ nam Trung bộ trở vào, nhất là ĐBSCL và đông Nam bộ.

Kinh nghiệm nuôi gà sao

Theo anh Lực, nuôi gà sao cần hiểu rõ đặc tính hoang dã của chúng. Nhược điểm là nhút nhát, kêu và bay nhảy suốt ngày. Khắc phục bằng cách nuôi mật độ thưa, nuôi bán chăn thả, có lưới bao quanh để tránh gà bay ra ngoài. Chuồng trại ở nơi cao ráo, thoáng mát, có thể tận dụng chuồng nuôi heo, bò, gà, vịt khác… Nuôi quản lý theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp, mật độ nuôi gà thịt 5 - 7 con/m2, gà đẻ 2 - 3 con/m2, phải có sân cát hoặc vườn để vận động và tắm nắng. Gà sao tự đẻ theo mùa (đầu và đến cuối mùa mưa) và ấp trứng nhưng hiệu quả không cao do gà sao không biết chăm sóc con như gà ta. Nên sử dụng tủ ấp, sau 26 - 28 ngày gà nở, sau đó cho vào lồng úm nhiệt 35 - 370C, giảm dần giờ úm khi gà lớn.

Gà sao rất dễ nuôi, chịu được những điều kiện nuôi thất thường, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, bổ sung phụ phẩm nông nghiệp như bắp, lúa, tấm, cám… Đặc biệt gà sao thích ăn rau xanh như lục bình, rau muống, cỏ… Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn là 2,8 kg/kg thịt. Cho gà uống nước sạch hoặc qua lắng lọc, có thể pha thêm chất điện giải, vitamin C, A, D, E, B comlex... để tăng sức đề kháng, chống stress cho gà khi thời tiết thay đổi hay chuyển chuồng. Qua nhiều năm nuôi, anh Lực chưa thấy gà sao nhiễm các loại bệnh do virus, trong đó có dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, người nuôi không được chủ quan mà vẫn phải vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, tuân thủ các quy định chăn nuôi của thú y. Anh Lực lưu ý, gà sao thường mắc một số bệnh về đường ruột như Salmonella (thương hàn), E.coli, ấu trùng… Trong quá trình nuôi, anh Lực sử dụng các loại kháng sinh thông thường để phòng trị bệnh cho gà trong trường hợp thật sự cần thiết, đồng thời tuân thủ hướng dẫn, liều lượng.

 


Theo Phương Duy - Khoa học phổ thông





TIN TỨC KHÁC :