Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi heo thịt hướng nạc
I. YÊU CẦU NUÔI HEO THỊT HƯỚNG NẠC
- Sinh trưởng, phát triển tốt
- Tiêu tốn thức ăn thấp
- Phẩm chất thịt tốt
- Tốn ít công chăm sóc, nuôi dưỡng
II. CHUỒNG NUÔI HEO THỊT HƯỚNG NẠC
- Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau để làm chuồng, đảm bảo nguyên tắc: Cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, mát về mùa hè, ấm vào mùa đông.
- Diện tích ô chuồng cho từng giai đoạn nuôi:
Loại lợn
Loại nền |
20-40 kg (m2/con) |
40-60 kg (m2/con) |
60-100 kg (m2/con) |
Xi măng |
0,8 |
1,2 |
1,6 |
Tấm đan |
0,6 |
1,0 |
1,2 |
Máng ăn |
20cm |
25cm |
32cm |
III. CHỌN GIỐNG HEO HƯỚNG NẠC
- Là những giống heo nhập nội: Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain ... có những đặc trưng:
- Thân dài, phần mông phát triển hơn phần đầu.
- Heo khỏe mạnh, được tiêm phòng các loại vắc xin theo quy trình.
- Mua heo ở các cơ sở chăn nuôi có uy tín
Để có tỷ lệ nạc cao nên sử dụng các giống lai:
- Lai 2 dòng: Cho tỷ lệ nạc > 46%
• Landrage x Yorkshire
• Duroc x Yorkshire
- Lai 3 dòng: Cho tỷ lệ nạc cao hơn
• Pi x (La x Y)
• Du x (La x Y)
IV. THỨC ĂN NUÔI HEO THỊT HƯỚNG NẠC
1. Chất lượng
- Thức ăn phải tốt, không ẩm, mốc
- Lựa chọn các loại thức ăn sẵn có tại địa phương, phế phụ phẩm nông nghiệp (Bắp, cám gạo, …) và bổ sung thêm thức ăn giàu đạm (cám đậm đặc) để giảm chi phí
Một số chỉ tiêu chất lượng
Đối với thức ăn heo thịt
b. Khẩu phần:
- Để rút ngắn thời gian nuôi tốt nhất cho heo ăn tự do theo nhu cầu.
- Lượng ăn luôn được điều chỉnh tăng theo tuổi và trọng lượng của heo
Khối lượng |
Kg/con/ngày |
Số bữa ăn/ngày |
10-20 kg |
0.5-1 |
3 |
20-30 kg |
1-1.5 |
3 |
30-40 kg |
1.2-1.6 |
3 |
40-50 kg |
1.6-2.0 |
3 |
50-60 kg |
2.0-2.4 |
2 |
60-70 kg |
2.4-2.5 |
2 |
70-80 kg |
2.5-2.6 |
2 |
80-90 kg |
2.6-2.7 |
2 |
V. NƯỚC UỐNG
- Đảm bảo đủ nước uống sạch, tốt nhất nên sử dụng núm uống tự chảy, cho heo uống nước tự do.
- Lượng nước uống hàng ngày:
+ Giai đoạn 10- 30 kg: 4-5 lít/con/ngày
+ Giai đoạn 31- 60 kg: 6-8 lít/con/ngày
+ Giai đoạn trên 60 kg: 8-10 lít/con/ngày
VI. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
- Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần
- Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau
- Cho heo ăn đúng giờ
- Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột
- Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần
- Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất
- Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1
- Cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.
- Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và lượng ăn hàng ngày
VII. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NUÔI THỊT
1. Kỹ thuật nuôi heo 3 giai đoạn
Nuôi heo thịt là nuôi heo sau khi cai sữa qua 3 giai đoạn theo qui luật phát triển cho đến khi giết mổ làm sản phẩm thịt:
Giai đoạn 1: 15-30 kg
Khẩu phần ăn của heo có 17- 18 % protein thô, 75 - 80 % thức ăn tinh và 20 - 25 % thức ăn thô xanh. Thức ăn dễ tiêu hóa.
Giai đoạn 2: 31-60 kg
Giai đoạn này heo lớn nhanh về trọng lượng và kích thước, có khả năng sử dụng thức ăn thô xanh tốt.
Khẩu phần ăn của heo có từ 45-50% thức ăn tinh, 50-55 % thức ăn thô xanh. Tỷ lệ protein: 15-16 %.
Giai đoạn 3: > 60kg
Heo lớn nhanh, khả năng tích lũy mỡ cao, ít vận động và ngủ nhiều.
Khẩu phần ăn có tỷ lệ thức ăn tinh cao mà chủ yếu là tinh bột, 90% thức ăn tinh và 10% thức ăn thô xanh. Tỷ lệ protein thô:13-15%.
Kỹ thuật nuôi heo theo 3 giai đoạn áp dụng chăn nuôi các giống heo lai có máu nội ở khu vực nông hộ.
Nuôi theo phương thức này sẽ tiết kiệm được chi phí thức ăn khi nâng cao tỷ lệ thô xanh ở giai đoạn 2.
2. Kỹ thuật nuôi heo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Heo thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi. Heo có trọng lượng trung bình từ 23 - 60 kg, khẩu phần có 17 - 18 % protein thô, giá trị năng lượng có từ 3100 đến 3300 Kcal DE.
Giai đoạn 2:
- Heo thịt được nuôi từ 131 ngày tuổi trở đi, trọng lượng trên 60 kg, thức ăn của heo có từ 14 - 16 % protein thô, 3000 - 3100 kcal DE.
- Phương thức này nhằm rút ngắn thời gian nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn thịt.
- Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi có trình độ thâm canh cao.
VIII. VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO HEO THỊT HƯỚNG NẠC
- Luôn vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
- Tiêm phòng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Tai xanh, tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn
Vắc xin |
Lần tiêm |
Thời gian tiêm |
Phó thương hàn |
2 lần |
L1: 20 ngày tuổi |
Dịch tả |
2 lần |
L1: 30 - 45 ngày tuổi L2: 55 - 60 ngày tuổi |
Tụ huyết trùng |
1 lần |
55 - 60 ngày tuổi |
Lở mồm long móng type O |
1 lần |
30 ngày tuổi |
- Định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi.
Tốt nhất nên áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi heo thịt.
Trích nguồn: Khuyến Nông tỉnh Daklak
Từ khóa: kỹ thuật nuôi heo hướng nạc, kỹ thuật nuôi heo lấy thịt, nuôi heo thịt, chọn giống heo nuôi lấy thịt, chọn giống heo nuôi lấy thịt, xây dựng chuồng nuôi heo thịt, cung cấp con giống nuôi heo thịt, giống lai nuôi heo thịt
Theo Khuyến Nông tỉnh Daklak
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó