Chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi trùn Quế (Perionyx - Excavatus) - B2
I. Sinh học trùn quế
- Trùn Quế là sinh vật lưỡng tính ( có cả cơ quan sinh dục đực và cái)
- Quá trình bắt cặp: Hai trùn Quế bám vào nhau theo chiều ngược lại để mỗi con nhận được tinh trùn của con kia. việc thụ tinh xảy ra ở đai sinh dục và đai hình thành kén có dạng quả lê.
- Sau 14 - 21 ngày, mỗi kén nở cho 10 - 20 trùn con. trùn con màu trắng, sau 5 - 6 ngày có màu hồng và đỏ dần.
Trưởng thành (0,8 - 1,2g/con) → sinh đẻ con(20 ngày) → Kén (12-18 ngày)
Ấp trứng (2 - 3 tuần) → Trùn con (5mg/con).
Từ trưởng thành đến ra trùn con là khoảng 4 - 6 tuần
- Nhiệt độ thích hợp: 25- 30 độ C
- Độ ẩm thích hợp: 75 - 80 % ( để nhận biết độ ẩm 80%, dùng tay nắm sinh khối bóp nhẹ và buông sinh khối ra, nước còn dính tay là vừa, nếu bóp nhẹ sinh khối nước rỉ ra kẻ tay là độ ẩm bảo hòa trùn sẽ nở ít)
- Trùn hô hấp qua da
- Trùn chịu được độ pH = 4 đến 8. Tốt nhất là pH = 6.5
- Trùn sợ ánh sáng, tiếng động, hóa chất bảo vệ thực vật, muối, vôi
- Trùn Quế thường không có bệnh chúng chỉ ăn ít do môi trường sống quá chua (pH thấp). Giải quyết trường hợp này, dùng bột CaCo3 (vôi), pha ra nước loãng đổ vào sinh khối.
- Kẻ thù tự nhiên của trùn bao gồm họ hàng nhà chuột, côn trùng (kiến, gián, ruồi) nhện, rắn, rết, cóc, ếch, nhái, chim và các giống gia cầm (gà , vịt) bọ gọng kềm...
- Trùn Quế có thể sống trong nước từ 10 - 30 ngày
- Trùn Quế thịt mềm, màu sắc đẹp hàm lượng đạm cao (60-70% chất khô) thích hợp cho chăn nuôi tôm cá gia cầm.
II. Cách nuôi và chăm sóc trùn Quế
A. Vật liệu
- Dụng cụ chứa giai đoạn nhân đàn là: thúng giạ, cần xé, thau nhựa. Phải đảm bảo không làm thay đổi độ ẩm của sinh khối, không để trùn bò đi.
- Thức ăn của trùn: Công thức tốt nhất 60% chất xơ và 40% chất đạm. Chất đạm, từ phân trâu bò, phân dê, phân thỏ, có thể hoai hoặc tươi. Phân heo, gà vịt cần phải hoai và độn thêm 50% rơm hoai.
- Mùn cưa lót nền ( trừ mạt cưa bạch đàn có mùi cay).
- Găng tay.
- Bạt nylon dùng để làm bồn, thu hoạch trùn.
- Chiếu đệm che bớt ánh sáng trên mặt bồn.
- Mái che bồn trùn tốt nhất là lợp bằng lá.
B. Cách nhân đàn (gây giống, ban đầu)
Nhân đàn trùn qua 3 giai đoạn:
1/ Giai đoạn thúng thau chậu: (có diện tích mặt bằng nhỏ)
- Dùng thúng giạ, thau chậu; lót ở dưới đáy 1 lớp lưới (loại lưới phơi lúa).
- Rải 1 lớp mạt cưa, dày 3cm.
- Rải 1 lớp phân hoai, dày 3cm.
- Rải trùn giống với sinh khối.
- Tưới nhẹ nước và đậy hở, bằng bao, đệm.
- Sau 2 ngày bốc trùn lên thấy trùn hoạt động bình thường ta bắt đầu cho trùn ăn, lớp phân hoai cho ăn dày tối đa 3 - 5 cm.
Sau khi trùn ăn hết phân ta cứ lần lượt cho ăn với lớp phân dày 3cm cho đến khi đầu thúng, thau, chậu.
2/ Giai đoạn bồn (2m2)
Ta dùng bạt nylon làm bồn diện tích 2m2 , cao 50 - 60cm, đáy bồn nghiêng về 1 bên, để lỗ thoát nước, dùng lưới lót lại nơi có lỗ thoát nước.
- Rải 1 lớp mạt cưa đều nằm ở đáy bồn dày 3cm.
- Rải 1 lớp phân bò hoai hoặc tưới dày 3cm lên lớp mạt cưa.
- Rải đều thúng trùn với sinh khối ra đều bồn 2m2, tưới ẩm.
Sau 2 - 3 ngày cho trùn ăn phân nửa diện tích bồn 2m2, lớp thức ăn dày 3cm (khi cho ăn, bên nào thì đậy bên đó bằng chiếu đệm). Khi trùn ăn hết phân ta cho trùn ăn phần diện tích còn lại của bồn đến khi dầy bồn 2m2
3/ Giai đoạn bồn (20m2)
Ta làm bồn 20m2 bằng bạt nylon có mái che bằng lá, hình thức và cách cho ăn, chăm sóc như bồn 2m2
C. Thu hoạch trùn:
Muốn thu hoạch trùn ta phải biết cách, tính số lượng trùn trong bồn.
- Vì trùn ăn phân hữu cơ bằng trọng lượng trùn trên ngày (trùn nặng 1 kg mỗi ngày trùn ăn 1g phân)
Trọng lượng phân / Số ngày trùn ăn = Trọng lượng trùn trong bồn
Thí dụ: 500kg phân/100kg trùn = 5 ngày
Có 2 cách thu hoạch trùn
1/ Cách dẫn dụ: (cách công nghiệp)
Khi bồn trùn đầy, ta vun tất cả lượng sinh khối về 1 bên bồn, chừa 1 khoảng trống 20cm, rải thức ăn trong khoảng trống 20cm, dày 3cm; đậy bồn trùn với lớp thức ăn mới, tưới ẩm lớp thức ăn từ 7 - 10 ngày trùn sẽ gom về bên lớp thức ăn mới, ta sẽ dễ dàng thu hoạch.
2/ Thu hoạch dần: ( phương pháp gạt)
- Trải tấm bạt nylon ngoài nắng
- Đổ sinh khối bằng cách vun đống hình tháp. Trùn gom lại, ta thu hoạch, phần sinh khối phân còn lại cho trở vào bồn ta tiếp tục nở ra (do còn kén và trùn còn trong phân tiếp tục sản xuất).
D/ Chăm sóc trùn:
- Cần bao lưới, hoặc che chắn kỹ bồn nuôi. Ngoài việc giữ đủ ẩm tốt còn tránh chuột bọ làm tổ hay kiến gián xâm nhập.
- Thường xuyên dọn dẹp sách bồn bắt bọ gọng kềm.
- Tưới đủ ẩm hằng ngày kiến sẽ không vào bồn qua vách bồn từ có dùng thuốc Fendona (1gói/lít nước) tha vào vách bồn sẽ hạn chế được kiến.
- Trùn hô hấp qua da, thỉnh thoảng xới xáo bồn, dễ thoáng khí giúp trùn phát triển tốt.
- Lưu ý độ ẩm tốt, nhiệt độ tốt trùn phát triển tốt.
Nguồn: Trung Tâm Khuyến Nông An Giang
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó