Chăn nuôi
Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cỏ sorghum
Cỏ sorghum (còn gọi là cây cao lương) có thân mềm, mọng nước, vị ngọt thanh như củ cải đường, khả năng sinh trưởng rất mạnh, hàm lượng đường và đạm cao. Cây có thể đạt chiều cao 3 - 3,5m; rất dễ trồng, không kén đất, có thể trồng trên đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, đất cát, đất mùn và đất đỏ; với đất thịt màu mỡ sẽ cho năng suất cao. Tuy nhiên, cỏ Sorghum không chịu được ngập úng. Đây là giống cỏ hứa hẹn sẽ ngăn chặn tình trạng thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại, đặc biệt là bò sữa, bò thịt.
Để trồng cỏ Sorghum cho năng suất cao, cần chú trọng các vấn đề sau:
1. Chuẩn bị đất:
Nên cày bừa kỹ, xới sâu 25cm. Bón lót phân chuồng hoai và phân hóa học với lượng: 80kg Ure + 70kg DAP + 50kg KCl/ mỗi ha.
2. Lượng giống và khoảng cách gieo trồng:
- Xử lý hạt: ngâm hạt cỏ trong nước sạch 10 - 12 giờ trước khi gieo. Cứ 01 ha đất gieo 12 - 15 kg hạt giống cỏ SORGHUM
- Gieo theo hàng, khoảng cách hàng cách hàng là 50 cm, cây cách cây 25 - 35cm (mật độ trồng có thể thay đổi cho phù hợp với từng vùng đất). Sau khi gieo cần lắp đất sâu 2 - 3cm, hạt sẽ nảy mầm sau 5 - 7 ngày.
3. Chăm sóc cỏ sorghum
- Cỏ SORGHUM phát triển nhanh. Giai đoạn cây non nên tiến hành nhổ cỏ dại 15 ngày/lần. Sau mỗi đợt cắt, cần bón thúc 50 - 60 kg Ure + 20 - 30 kg KCl/ mỗi ha, kết hợp xới xáo, vun gốc giúp tạo bộ rễ mới tốt, năng suất cỏ tái sinh cao. Đây là cây trồng cạn, mùa mưa cần làm rãnh thoát nước, mùa nắng cần tưới nước đều đặn giúp đất luôn giữ ẩm.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
- Phòng kiến, dế hại cây mầm sau khi gieo hạt nên rải Basudin 10H theo đường rãnh đã gieo hạt giống cỏ.
- Đối với sâu đục thân: rải thuốc Furadan hoặc phun thuốc như Basudin, Bulldock.
- Rầy mềm (rầy nhớt): phun ngay Bassa, Vibassa, Regent, Danitol.
* Chú ý: Ngưng phun thuốc 7 - 10 ngày trước khi cắt cỏ cho gia súc ăn.
5. Thu hoạch:
- Khi cây cỏ cao khoảng 1,2 – 1,5m là lúc thu hoạch tốt nhất. Mỗi lần thu hoạch là 45 - 55 tấn/ha. Cỏ thu hoạch được 8-10 lần/năm., mỗi lần cách nhau 30 ngày. Khi thu hoạch nên chừa lại phần gốc cao 15 - 20 cm để gốc nảy nhiều chồi non, tái sinh mạnh. Khoảng 2 - 3 ngày sau thu hoạch, nên bón phân chuồng hoai và DAP để cây tái sinh mạnh. Không để cỏ già quá lứa mới thu, vì lúc này cây giảm khả năng tái sinh, ảnh hưởng đến năng suất các lứa sau. Sau 5 - 6 lần cắt nếu thấy cỏ tái sinh yếu, nên cày xới bỏ và gieo trồng mới lại.
Theo Ths. Liễu Kiều / Khuyến nông tphcm
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó