Chăn nuôi
Một số biện pháp kỹ thuật chống nắng, nóng cho vật nuôi trong mùa hè
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài với nền nhiệt độ môi trường thường cao từ 31 – 39 độ C, thậm chí có nơi lên đến trên 40 độ C. Nền nhiệt độ cao ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi gia súc, gia cầm. Để giảm thiểu tác động do nắng nóng gây hại trên gia súc gia cầm, người chăn nuôi cần biết cách chăm sóc vật nuôi và áp dụng các biện pháp chống nóng cho vật nuôi phù hợp. Dưới đây xin giới thiệu với bà con chăn nuôi một số cách chống nắng, nóng cho vật nuôi trong mùa hè.
I. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHUỒNG TRẠI
Chuồng trại đúng kỹ thuật, sử dụng vật liệu che nắng, cách nhiệt phù hợp sẽ giúp giảm tác động của nắng, nóng lên vật nuôi đáng kể, đồng thởi giảm chi phí trong chăn nuôi. Dưới đây là một số giải pháp kỹ thuật cần chú ý khi xây dựng chuồng trại giúp chống nắng, nóng cho vật nuôi hiệu quả.
1. Lưu ý khi xây dựng chuồng trại
- Về vị trí xây dựng: Nên chọn địa điểm nơi cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh, nơi có nhiều cây xanh che bóng mát.
- Về hướng chuồng: Nên chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam là tốt nhất; tránh gió Đông Bắc và ánh nắng chiếu trực tiếp vào chuồng nuôi. Trường hợp không bố trí được hướng chuồng thuận lợi cần có các biện pháp che chắn mưa, nắng phù hợp.
- Về vật liệu sử dụng xây dựng chuồng trại: Tuỳ điều kiện kinh tế và vật liệu sẵn có tại địa phương khi làm chuồng nuôi có thể sử dụng các loại lá cây như lá cọ, lá dừa, lá mía, rơm,… hoặc các loại vật liệu cách nhiệt như tôn lạnh đển lợp mái chuồng nuôi.
- Chiều cao từ sàn chuồng đến đỉnh mái: Tối thiểu đạt 2,7m để đảm bảo thông thoáng. Đối với chuồng trại cũ, thấp cần tiến hành cơi nới để tăng chiều cao chuồng nuôi trước mùa nắng nóng.
2. Một số cách chống nắng nóng hiệu quả
Mặc dù chuồng trại xây dựng đúng kỹ thuật, tuy nhiên khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao cần tiến hành các biện pháp bổ sung để đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với vật nuôi trong mùa nắng nóng. Dưới đây là một số biện pháp chống nắng nóng bổ sung như sau:
a. Trồng cây dây leo hoặc lưới chống nắng che phủ mái chuồng nuôi
- Che mát bằng cây dây leo:
Đây là giải pháp tự nhiên, thân thiện với môi trường và có hiệu quả giảm nhiệt đáng kể cho mái và chuồng nuôi. Có thể trồng các loại cây dây leo như sắn dây, gấc, thiên lý, mành mành,... để che phủ mái chuồng nuôi, vừa che mát, làm cảnh đồng thời có thể cho thêm sản phẩm như trái cây, củ hoặc hoa làm rau. Tuy nhiên, cần làm khung đỡ dạng lưới đan chắc khoẻ, cách mái một khoảng tối thiểu từ 20 cm trở lên để tránh cành lá tiếp xúc trực tiếp với mái gây hư hại mái chuồng hoặc gây khô héo thân lá cây khi tiếp xúc với mái tôn, fibro xi-măng.
- Sử dụng lưới đen che nắng:
Sử dụng lưới đen che nắng cho mái lợp bằng tôn hoặc fibro xi-măng bằng cách làm khung giàn, sau đó gắn lưới che lên khung giàn, khoảng cách từ mái chuồng nuôi đến lưới che trong khoảng từ 80 -150 cm.
Ưu điểm che mát cho mái, làm giảm nhiệt độ chuồng nuôi so với môi trường khoảng từ 3 - 50 C và ổn định nhiệt độ chuồng nuôi suốt thời gian trong ngày. Dễ dàng thi công và chi phí thấp, độ bền cao. Lưu ý không nên để khoảng cách từ mái đến lưới che quá lớn sẽ làm giảm khả năng che nắng, đồng thời dễ hư hỏng do gió giật.
b. Lắp đặt hệ thống làm mát mái chuồng và bên trong chuồng nuôi
- Lắp đặt hệ thống làm mát bằng phun sương
Có thể lắp hệ thống phun nước làm mát mái và làm mát trong chuồng nuôi dạng phun sương. Cách này sẽ giúp giảm nhiệt tức thì cho mái, chuồng nuôi nhưng chi phí đầu tư cao, tốn điện, nước đồng thời có thể gây hư hại mái chuồng, thiết bị chăn nuôi và thường tạo ra độ ẩm lớn trong chuồng nuôi nếu không có quạt đẩy đi kèm.
+ Lắp đặt hệ thống làm mát hai chiều (quạt hút và quạt đẩy)
Lắp đặt thiết bị làm mát như quạt hút và quạt đẩy trong chuồng nuôi kết hợp dàn mát hoặc hệ thống phun sương (lưu ý không nên lắp quạt trần trong chuồng nuôi, trường hợp lắp quạt nên lắp quạt treo tường nhằm lùa không khí nóng ra ngoài theo phương nằm ngang). Thường áp dụng đối với dạng chuồng kín, ưu điểm ổn định nhiệt độ chuồng nuôi và có thể điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi.
II. GIẢI PHÁP CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
- Thu gom phân và chất thải hàng ngày, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
- Giảm mật độ vật nuôi trong mùa nắng nóng, không nhốt quá nhiều vật nuôi trong cùng ô chuồng, đảm bảo mật độ nuôi nhốt đối với từng loại vật nuôi như sau:
+ Trâu bò thịt: 5 - 6 m2/con,
+ Dê: 1,8 - 2 m2/con.
+ Đối với gà con: úm 50 - 60 con/m2; đối với gà 0,5 - 1 kg: nuôi nhốt mật độ 8 - 12 con/m2; đối với gà 2 - 3 kg: nuôi nhốt mật độ 3 - 5 con/m2
- Tắm chải cho gia súc ngày từ 1 - 2 lần
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước uống sạch cho gia súc, gia cầm
- Tăng cường thức ăn xanh trong khẩu phần, bổ sung các loại vitamin và chất điện giải.
- Thay đổi thời gian cho ăn cho phù hợp, cho gia súc gia cầm ăn vào lúc trời mát để tăng khả năng thu nhận thức ăn.
- Không chăn thả gia súc, gia cầm khi trời nắng (nếu chăn thả nên chăn thả khi trời mát vào các thời điểm từ 6 – 8 giờ sáng, buổi chiều từ 16h30 – 18h30).
Theo Nguyễn Văn Hưởng / TTKNQG
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó