Chăn nuôi
Phương pháp chăn nuôi gà công nghiệp
I. Con giống:
Hiện nay công ty chúng tôi đang có bán các giống gà cao sản rất có uy tín trên thị trường như sau:
1. Giống gà ISA 30 MPK (bố mẹ và thương phẩm).
Được nhập từ nước cộng hoà Pháp, năng suất cao, trọng lượng thương phẩm đạt 2,8 - 3.0 kg ở 49 ngày tuổi. Tiêu tốn thức ăn thấp: 1,8 - 2,1 kg/1kg trọng lượng.
Đây là giống gà cao sản có tốc độ phát triển nhanh, ngoại hình đẹp, lườn rộng, tỉ lệ thịt xẻ cao, tỉ lệ mỡ thấp, sức kháng bệnh tốt, hoàn toàn thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam.
2. Giống gà vàng 882.
Giống gà vàng 882 đời ông bà và bố mẹ của công ty giống gia cầm Lương Mỹ được nhập từ Công ty gia cầm Bạch Vân - Trung Quốc. Giống gà này được nuôi rộng rãi ở hầu hết các tỉnh của Trung Quốc.
Đặc trưng chủ yếu của giống gà này là: Lông màu vàng, chân vàng, da vàng, thân hình chữ nhật, thịt thơm ngon. Đồng thời có sức chống bệnh tốt, tỉ lệ nuôi sống cao, chi phí thức ăn thấp, được người tiêu dùng ưa thích.
3. Giống gà siêu trứng HY_LINE và BABCOCK_B 380.
Được nhập từ Mỹ và nước Cộng hoà pháp, là giống gà có sản lượng trứng cao nhất hiện nay. Số lượng trứng bình quân trên mái tính đến 76 tuần đạt từ 326 - 339 quả. Tỷ lệ đẻ đỉnh cao từ 93- 96%.
Lượng thức ăn tiêu thụ/ 10 quả trứng từ 1,4 - 1,5 kg. Trứng gà màu nâu, lòng đỏ có màu vàng sậm rất được thị trường ưa chuộng.
Giống gà siêu trứng có khả năng đề kháng cao, tính tình hiền lành dễ thích nghi với mọi hình thức chăn nuôi tại Việt Nam.
II. Chuồng trại và vệ sinh thú y.
1. Chuồng trại và trang thiết bị.
a. Chuồng trại: Tuỳ theo quy mô và mục đích sử dụng mà chuồng trại có thể cải tạo hoặc xây mới. Tuy nhiên chuồng trại phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
- Chuồng trại xây dựng nơi cao ráo thoáng mát. Đặc biệt quan tâm đến hướng, độ cao và độ thông thoáng của chuồng trong điều kiện khí hậu nước ta có nắng nóng và mưa phùn gió bắc.
- Nền chuồng: Cao ráo sạch sẽ, nền ba ta hay lát gạch để chống ẩm và dễ vệ sinh.
- Vị trí xây dựng cần xa khu dân cư, đường xá hay các khu chăn nuôi khác. Trước cửa chuồng phải có hố hoặc khay sát trùng. Nên có tường rào bảo vệ, chống chuột, thú hoang và các nguồn lây nhiễm khác.
- Có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm.
b. Trang thiết bị:
- Rèm che: Bằng bạt, bao tải ... dùng che gió, mưa, nắng và giữ ấm cho gà trong mùa rét.
- Quây gà: Dùng khi úm gà con thường là cót, cót ép...
- Nguồn sưởi: Bóng điện, bếp điện, bóng sưởi ... nếu lò than hay củi cần thông khói tốt.
- Máng uống: Khi gà còn nhỏ dùng máng uống galon nhỏ. Sang tuần tuổi thứ hai thay bằng máng uống galon to hoặc máng uống dài.
- Máng ăn: Tuần tuổi đầu dùng khay tôn hoặc bằng mẹt. Từ tuần tuổi thứ hai, dùng máng P50 hay máng ăn đóng bằng gỗ.
- Chất độn chuồng: Có thể dùng trấu, dăm bào phải khô sạch ... lớp độn dầy 8-10cm.
2. Vệ sinh thú y.
Muốn loại trừ hoặc giảm thiểu bệnh tật thì việc vệ sinh sạch sẽ toàn trại rất cần thiết:
- Khi chưa có gà: Quét dọn và rửa sạch toàn bộ chuồng nuôi, sau đó quét sulphát đồng (CuSO4) 5% và vôi đặc 20% từ 2-3 lần. Để khô, phun formol 5% hoặc xông formol và thuốc tím (KMnO4). Thời gian để trống chuồng tối thiểu 2 tuần. Các trang thiết bị khác cũng vệ sinh sát trùng toàn bộ bằng formol 1 %.
- Khi có gà nuôi: Khu vực chuồng nuôi luôn thoáng sạch, không ẩm thấp. Cửa chuồng có hố sát trùng bằng crezin 3% hoặc vôi bột. Không cho người ngoài, gia súc khác tiếp xúc hay lại gần khu chăn nuôi. Hết sức hạn chế khách tham quan, xem xét.
Trích nguồn: TTNC Nông Vận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó