Chăn nuôi
Phương pháp nuôi thỏ công nghiệp
Nuôi thỏ công nghiệp đem lại kinh tế cho bà con từ loài động vật hoang dã đã được thuần chủng hóa,thịt thỏ có giá trị cao nhiều chất dinh dưỡng.
Chuồng trại nuôi thỏ công nghiệp
Trại nuôi thỏ phải thoáng mát, có ánh nắng ban mai lọt vào, dễ làm vệ sinh, có rào chắn chuột, mèo; chuồng có lưới sắt, có giá đỡ bằng sắt hoặc bằng cây có sơn phủ.
Thỏ giống
Chọn thỏ trong độ tuổi từ sáu tuần đến năm tháng tuổi. Dựa vào các đặc điểm sau: vành tai sạch, không bị ghẻ. Bàn chân và kẽ chân không ghẻ. Mí mắt không sưng vì ghẻ, mắt trong. Lông thỏ mịn và sáng, không bị xù.
Bụng mềm, lông bụng xốp. Đuôi sạch không có dấu hiệu dính phân ướt. Da lưng thỏ mềm, không tróc lông. Cục phân to, tròn và khô. Thỏ nặng chắc và hiếu động, được tiêm chủng ngừa ghẻ, cầu trùng… Không nên mua thỏ đã đẻ hoặc đang có chửa: vì thỏ đã đẻ là thỏ đã bị dạt, còn thỏ có chửa mà di chuyển dễ bị chết hoặc sẽ đẻ non.
Thức ăn cho thỏ công nghiệp
– Rau cỏ khô: Chọn rau cỏ loại nhiều protein và calcium, rửa sạch và phơi vừa khô như: cỏ lông, rau lang, rau muống, lá Trichintera…
– Cám viên: Cám viên phải cho ăn hạn định trong sáu tuần. Thức ăn phải có từ 15-23% chất xơ. Thỏ có khuynh hướng béo phì khi ăn cám, do đó phải hạn chế cho ăn cám sau 7 tháng tuổi. Thỏ cần được cung cấp chất xơ từ cỏ.
– Xơ và protein: Lý tưởng nhất là từ 12-25% chất xơ, protein 14-15%, không dùng protein động vật, calcium 1%, chất béo thấp hơn 2%, bổ sung vitamin.
– Lượng thức ăn : Cám viên 5% đối với trọng lượng cơ thể, rau cỏ khô không hạn chế.
– Rau: Thỏ từ 2,7kg trở lên rất cần rau tươi nhất là rau lang, tránh các loại đậu, cà chua… Không nên cho thỏ ăn rau dại vì có thể gây ngộ độc cho thỏ. Nước đu đủ, nước dứa có tác dụng tiêu hoá lông trong bao tử thỏ, cho uống 1 muỗng canh/lần.
– Nước: Thỏ rất cần nước hơn các loài động vật khác. Một con thỏ cần 50- 200ml nước/ngày. Thỏ cái đẻ cần cho uống nước theo nhu cầu, có khi cần tới 500ml/ngày.
Phòng trị bệnh trong nuôi thỏ công nghiệp
Những dấu hiệu thỏ bị bệnh: đi khập khiễng, tư thế không bình thường như lưng gập cong, uốn cong; liếm lông, cào chân, biếng ăn; nghiến răng; hơi thở nhanh hay nặng nhọc; không ngủ; biếng hoạt động.
Một số bệnh thường gặp ở thỏ:
Ung nhọt: Do vi khuẩn Pasteurella gây nên. Rút mủ và điều trị bằng kháng sinh. Giữ môi trường sinh sống sạch sẽ để phòng ngừa.
Cầu trùng: Do ký sinh trùng Eimriastiedae có trong gan, ruột thỏ gây ra. Thỏ bị tiêu chảy, ốm dần, biếng ăn. Dùng Trimethoprim- sulfa để diệt trị. Sử dụng thức ăn, nước uống vệ sinh, chính ngừa vacine.
Tiêu chảy: Do thức ăn, nước uống có vi khuẩn Escherischiacoli. Dùng thuốc trị tiêu chảy cho uống và tiêm. Vệ sinh chuồng trại, cho ăn thức ăn tốt, không bị nấm mộc, ôi thiu.
Ghẻ ở tai và chân : Do ký sinh cuniculi gây ra. Sử dụng thuốc ghẻ sát trùng, bôi vết ghẻ. Dọn vệ sinh, sát trùng chuồng trại.
Lông thỏ trong bao tử . Là do thỏ ăn lông của thỏ khác. Điều trị bằng cách cho uống nước trái dứa (trái thơm), đu đủ. Cho nhốt riêng những con thỏ ăn lông.
Rụng lông: Do rận, ve, bệnh ghẻ, vết thương… gây ra. Sử dụng thuốc trị ve, rận, ghẻ…, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Ngoài ra còn phòng trị một sổ bệnh như: thận, viêm đường ruột, viêm vú, viêm tinh hoàn, viêm đường hô hấp
Nuôi thỏ đem lại hiệu quả cao
Khác với lợn, gà, vịt… sử dụng 90-95% thức ăn tinh, thỏ là con vật có khả năng sử dụng nhiều thức ăn thô xanh như các loại cỏ, lá cây… Tùy theo phương thức chăn nuôi, tỷ lệ thô xanh trong khẩu phần có thể thay đổi từ 50-55% hoặc có thể từ 80-85%.
Trong chăn nuôi thỏ, vốn đầu tư con giống, chuồng trại ban đầu thấp, thỏ đẻ khỏe, trung bình mỗi 1 năm khoảng 6-7 lứa, mỗi lứa 6-7 con, sau 3 tháng nuôi thịt xuất chuồng khoảng 1,7-2kg/con. Ngoài ra thịt thỏ còn giàu và cân đối dinh dưỡng hơn các loại thịt khác: đạm cao 21% (trâu bò 17%, thịt lợn 15%, gà 21%), mỡ thấp: 10% (gà 17%, bò 25%, lợn 29,5%), giàu chất khoáng: 1,2% (bò 0,8%, gà 0,8%, lợn 0,65%).
Một trong những gia đình chăn nuôi thỏ thực sự có hiệu quả là hộ anh Nguyễn Văn Đoài ở đường Thăng Long (khu phố 3, phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa, Phú Yên). Gia đình anh Đoài bắt đầu nuôi thỏ từ năm 2005 với 11 con thỏ giống bố mẹ Newzealand từ một người anh ở huyện Sơn Tây (Hà Tây).
Tham khảo các tài liệu kỹ thuật nuôi thỏ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, anh xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi theo hướng sinh sản. Mỗi tháng thỏ đẻ một lứa, mỗi lứa ít nhất là 3 con, nhiều nhất có khi đến 10 con. Sau 10 ngày thỏ con mở mắt và tập ăn cùng mẹ, được 25 ngày thì có thể tách mẹ. Sau 3 tháng, thỏ đạt trọng lượng từ 2,7 – 3,2 kg/con, sau 5 tháng tuổi thỏ đạt 4-5kg/con và có thể bắt đầu sinh sản. Từ 11 con thỏ giống ban đầu, anh hiện có 45 con thỏ sinh sản và cho xuất chuồng khoảng 250 con thỏ con.
Theo anh Đoài, thỏ không kén chọn thức ăn. Có thể tận dụng các loại rau củ quả, rau muống biển, cỏ, ngô, thóc… làm thức ăn cho thỏ. Anh ước tính 1 con thỏ sau khi nuôi được 3,5 tháng, trọng lượng có thể đạt khoảng 3kg.
Anh Đoài cho biết, việc nuôi thỏ tuy đơn giản, ít tốn kém, nhưng muốn thành công thì người nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
– Phải có sổ sách quản lý, theo dõi đàn chặt chẽ.
– Chuồng trại phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, không mưa tạt gió lùa.
– Thức ăn phải được rửa sạch và để ráo hẳn nước mới cho thỏ ăn.
– Cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho thỏ.
– Cần phải triệt để tiêm phòng vacxin VHD trên đàn thỏ.
Theo Tin nông nghiệp
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó