Quy trình kỹ thuật chăm sóc lợn rừng nái khi mang thai

Ngày đăng: 2016-04-01 09:44:31


Heo rừng giai đoạn mang thai và nuôi con cần 1 chế độ nuôi dưỡng theo đúng quy trình khoa học kỹ thuật. Nếu không tuân thủ có thể dẫn đến các thiệt hại lớn về hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi. Với kinh nghiệm hơn 8 năm triển khai mô hình nuôi lợn rừng trên tổng quy mô 120ha, tổng số lợn nuôi lên tới 12,000 lợn nái sinh sản cho hiệu quả kinh tế từ 30 – 40 tỷ đồng mỗi năm, trang trại lợn rừng NTC tạm biên soạn tài liệu hướng dẫn về “Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng nái mang thai và nuôi con“ nhằm giúp cho các hộ chăn nuôi có thêm nhiều kiến thức trong công tác chăn nuôi lợn rừng.

 

Quy trình kỹ thuật chăm sóc lợn rừng nái khi mang thai

Khu nuôi heo rừng sinh sản của trang trại lợn rừng NTC

 

1. Giai đoạn lợn rừng nái sinh sản chửa kỳ 1 (02 tháng đầu)

(*) Mức ăn

– Cám trộn (cám ngô, cám mì): 0,8kg/ngày.

– Cám công nghiệp 967: 0,4kg/ngày.

– Rau xanh (rau muống, rau khoai lang, cỏ voi, …): cho ăn thoải mái.

(*) Chế độ cho ăn

– Thức ăn tinh: 3 bữa/ngày

+ Sáng (7h-8h): 0,3 kg cám trộn + 0,2kg cám công nghiệp 967.

+ Trưa (12h-13h): 0,25 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

+ Chiều (17h-18h): 0,25 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

– Thức ăn thô xanh: 2 bữa/ngày

+ Sáng (10h): ăn thoải mái.

+ Chiều (15h – 16h): ăn thoải mái.

Quy trình kỹ thuật chăm sóc lợn rừng nái khi mang thai
Trang trại cung cấp heo rừng giống

 

2. Giai đoạn lợn rừng nái sinh sản chửa kỳ 2 (từ tháng thứ 3 đến lợn đẻ)

(*) Mức ăn:

– Cám trộn (cám ngô, cám mì): 0,9kg/ngày.

– Cám công nghiệp 967: 0,4kg/ngày.

– Rau xanh (rau muống, rau khoai lang, cỏ voi, …): cho ăn thoải mái.

(*) Chế độ cho ăn:

– Thức ăn tinh: 3 bữa/ngày

+ Sáng (7h-8h): 0,3 kg cám trộn + 0,2kg cám công nghiệp 967.

+ Trưa (12h-13h): 0,3 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

+ Chiều (17h-18h): 0,3 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

– Thức ăn thô xanh: 2 bữa/ngày

+ Sáng (10h): ăn thoải mái.

+ Chiều (15h – 16h): ăn thoải mái.

– Trước khi lợn đẻ từ 1 đến 2 ngày giảm 50% thức ăn tinh bột và cám công nghiệp và giảm 50% rau xanh.

thức ăn cho lợn rừng mang thai, Quy trình kỹ thuật chăm sóc lợn rừng nái khi mang thai

Bảng 1: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn rừng nái mang thai

(*) Lưu ý:

– Tùy vào nguyên liệu thực có tại địa phương người chăn nuôi có thể thay thế bằng các sản phẩm nguyên liệu khác (cám mì có thể thay bằng cám gạo, bột ngô có thể thay bằng bột sắn).

– Trong giai đoạn mang thai tuyệt đối không được sử dụng các loại rau sau: rau ngót, đu đủ, cây chuối, bã bia vì sẽ làm xảy thai.

– Thức ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, không bị ôi thiu, mốc.

– Mức ăn trong ngày của lợn nái chửa còn phụ thuộc vào thể trạng của lợn nái. Lợn nái gầy phải cho ăn tăng, lợn nái quá béo phải giảm thức ăn đã phối trộn nhưng phải tăng thức ăn thô xanh.

– Mùa đông khi nhiệt độ trong chuồng nuôi <150C lợn nái cần được ăn tăng thêm (0,2-0,3kg/ngày) để bù vào phần năng lượng mất đi do phải chống lạnh.

 

3. Chuẩn bị lợn nái đẻ và hộ lý lợn nái đẻ

– Thời gian mang thai: lợn rừng mang thai 112-117 ngày, trung bình 114 ngày giống như lợn nhà.

– Đặc điểm lợn nái sắp đẻ:

+ Những ngày gần đẻ, lợn nái chửa bụng căng to, vú căng ra 2 bên, có hiện tượng sụt mông. Trước khi đẻ lợn đi lại nhiều, đào ổ, đái dắt, âm hộ tiết dịch nhờn và nở to, vú có thể có sữa đầu.

+ Lợn thường đẻ về chiều tối và đêm.

+ Cần chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ thú y để can thiệp khi cần thiết.

– Những biểu hiện của lợn đẻ khó:

+ Lợn nái co chân rặn nhiều.

+ Nước ối ra mà con không ra.

+ Quá 1 tiếng mà vẫn chưa đẻ con tiếp theo.

+ Lợn mẹ rặn đẻ yếu.

– Những biện pháp xử lý khi lợn đẻ khó:

+ Không vội vàng sử dụng ngay thuốc kích đẻ Oxytocin.

+ Lợn mẹ chưa vỡ ối, cổ tử cung chưa mở, tuyệt đối không được tiêm Oxytocin.

+ Kiểm tra ngôi thai: chụm thẳng 5 đầu ngón tay, nhẹ nhàng đưa vào qua âm đạo theo nhịp rặn đẻ của con mẹ. Dùng các đầu ngón tay lần tìm lợn con để xác định thai thuận ngôi hay không (chú ý phải cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng, sau đó xoa nhẹ lên tay 1 ít vadơlin hoặc dầu ăn).

+ Nếu là thai không thuận ngôi thì phải chỉnh theo hướng thai thuận rồi mới từ từ lôi ra theo nhịp rặn đẻ của lơn mẹ.

+ Nếu là thai to thì lúc đó mới tiêm thuốc Oxytocin và thuốc trợ lực cho lợn nái (liều sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).

+ Nên mời cán bộ thú y trợ giúp khi xác định là lợn nái đẻ khó.

– Chuồng lợn đẻ:

+ Trước khi đưa lợn đẻ vào cần vệ sinh sát trùng, tiêu độc chuồng. Để trống chuồng 7-10 ngày sau mới đưa lợn vào.

+ Dùng rơm rạ, cỏ khô, cành cây vứt vào trong chuồng, lợn mẹ sẽ tìm cách tha về và tự tạo lên ổ đẻ.

+ Luôn giữ cho chuồng lợn khô ráo, sạch sẽ, tránh ẩm ướt. Nếu trên nền chuồng có phân và nước tiểu thì sử dụng mùn cưa rải lên trên rồi quét dọn hót sạch đem đốt. Giữ khô chuồng ta sử dụng Safeguard (bột lăn, bột làm ấm, bột làm khô) rải đều xuống nền chuồng.

(*) Chú ý:

+ Tuyệt đối không được rửa chuồng trong 1 tháng đầu khi đẻ.

+ Chỉ sử dung mùn cưa ở giai đoạn lợn đẻ (bình thường luôn phải giữ sàn chuồng sạch sẽ, khô ráo).

+ Trời mưa lấy bạt che chắn cửa chuồng lại để tránh gió lùa, mưa hắt vào chuồng.

+ Dải bột lăn xuống nền chuồng nhẹ nhàng, nếu có lợn con thì phải bắt ra bên ngoài sau khi rải xong mới bắt lợn con vào tránh cho bột xông lên mũi lợn con.

– Chuẩn bị cho lợn con sơ sinh:

+ Vật liệu lót ổ úm: rơm, cỏ khô cần được cắt ngắn…yêu cầu phải mềm, khô, sạch và không vụn nát.

+ Dụng cụ sưởi ấm: bóng đèn điện, trấu để sưởi ấm cho lợn con khi nhiệt độ môi trường dưới 350C.

+ Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sơ sinh trong 3 ngày đầu là 32-350C, sau đó giảm dần ở mức 25-270C từ ngày thứ 8 đến khi cai sữa.

– Xông chuồng: chuẩn bị lá xả, lá bưởi, bồ kết, rơm. Lúc lợn đẻ đốt lửa cho khói xông vào chuồng.

(*) Chú ý:

– Tránh để khói quá nhiều xông vào chuồng dễ làm cho lợn bị ngạt.

– Không cho người lạ vào thăm chuồng lợn đẻ để tránh gây sợ hãi cho lợn mẹ.

– Khi lợn con đẻ ra phải móc nhớt, lau sạch ở miệng, mũi, màng trên người lợn con không được bóc.

– Không cho lợn mẹ ăn nhau thai vì khi lợn mẹ ăn nhau thai dễ dẫn đến bị tiêu chảy.

– Cắt rốn cho lợn con:

+ Vuốt ngược máu ở rốn lợn con vào trong bụng, sử dụng dây đã sát trùng để buộc rốn cho lợn con, chỗ buộc cách cuống rốn khoảng 2cm. Sau 30 phút mới được cắt rốn. Dùng kéo đã sát trùng bằng cồn iot để để cắt rốn cho lợn con, vị trí cắt cách chỗ buộc khoảng 1cm. Nhúng rốn đã cắt vào cồn iot để phòng chống nhiễm trùng.

+ Lưu ý: không bấm nanh cho lợn con.

– Xử l‎ý lợn đẻ bọc và bị ngạt:

+ Lợn đẻ bọc phải xé bọc ngay và lấy sạch dịch ở mũi, tránh cho lợn con bị ngạt.

+ Lợn con bị ngạt thì cần thổi hơi vào mồm.

+ Nếu lợn con chưa tỉnh thì ngâm lợn trong nước ấm 30-350C trong thời gian 5-10 phút rồi hô hấp nhân tạo.

+ Với lợn con vừa được sinh, nếu phải can thiệp trong quá trình đẻ ta nên dùng tay vuốt lại cuống rốn từ ngoài vào trong bụng để máu ở cuống rốn trở lại vào cơ thể lợn con. Sau đó cho lợn con bú sữa đầu.

 

3. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con

– 3 ngày đầu kể từ ngày lợn đẻ cho lợn ăn cháo nấu, trong đó có 50% gạo + 50 % bột ngô + đu đủ xanh.

+ Ngày đầu: 0,3 kg/ngày/3 bữa, nấu cháo loãng.

+ Ngày thứ hai: 0,5 kg/ngày/3 bữa.

+ Ngày thứ ba: 0,8 kg/ngày/3 bữa.

+ Ngày thứ 4: Cho ăn bình thường như trước khi đẻ.

(*) Mức ăn:

– Cám trộn (cám ngô, cám mì): 0,9kg/ngày.

– Cám công nghiệp 967: 0,4kg/ngày.

– Rau xanh (rau muống, rau khoai lang, cỏ voi, …): 2 – 3 kg/ngày.

(*) Chế độ cho ăn:

– Thức ăn tinh: 3 bữa/ngày

+ Sáng (7h-8h): 0,3 kg cám trộn + 0,2kg cám công nghiệp 967.

+ Trưa (12h-13h): 0,3 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

+ Chiều (17h-18h): 0,3 kg cám trộn + 0,1kg cám công nghiệp 967.

– Thức ăn thô xanh: 2 bữa/ngày

+ Sáng (10h): 1 – 1,5 kg/ngày.

+ Chiều (15h – 16h): 1 – 1,5 kg/ngày.

thức ăn cho lợn rừng nái nuôi con, Quy trình kỹ thuật chăm sóc lợn rừng nái khi mang thai

Bảng 2: Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn rừng nái nuôi con

(*) Lưu ‎ý:

– Khẩu phần ăn cho lợn nái đẻ phụ thuộc vào số lượng lợn con theo mẹ và thể trạng của lợn nái. Nếu lợn mẹ đẻ nhiều con thì có thể tăng thêm khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn 1 ít.

– Cho lợn mẹ ăn lá rau ngót với nước sạch trong ngày đầu mới đẻ.

– Các loại rau xanh cho lợn mẹ ăn phải được rửa sạch sẽ.


Theo Trang trại lợn rừng NTC





TIN TỨC KHÁC :