Chăn nuôi
Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò lai Sind
Bò Lai Sind là giống bò lai tạo từ con đực Red Sindhi thuần với bò cái vàng Việt Nam. Đây là loại bò mang nhiều ưu điểm hơn so với các giống bò thông thường, mắn đẻ, nuôi con tốt, thích nghi được với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ít bệnh, dễ nuôi, phàm ăn, kháng bệnh tốt và chịu được kham khổ. Nhờ những ưu điểm này mà bò lai Sind hiện đang được nuôi khá nhiều tại Việt Nam.
Chăn nuôi bò lai Sind đã và đang được phổ biến tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Để nuôi bò lai Sind cho hiệu quả cao nhất bà con cần biết rõ từ cách chọn con giống cho đến phương pháp chăm sóc. Xin giới thiệu với bà con phương pháp nuôi hiệu quả để cùng tham khảo.
Đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của bò lai Sind:
Bò lai Sind, bà con cần chọn những con có đặc điểm như sau: đầu hẹp, chán gồ, tai to cụp xuống, yếm có nhiều nếp nhăn kéo dài đến rốn, u vai nổi rõ, âm hộ có nhiều nếp nhăn, lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc, bầu vú phát triển, đuôi dài, lông có màu vàng hoặc vàng sẫm cũng có con có vá trắng.
Bò lai sind sơ sinh có khối lượng đạt từ 17 -19kg, khi trưởng thành đạt 250 -350kg ở bò cái và 400 -450kg ở bò đực. Thời gian phối giống hợp lý nhất là khoảng từ 18 -24 tháng tuổi, sau 15 tháng đẻ 1 lứa. Bò lai sind cho năng suất sữa khoảng 1200 - 1400kg/240 -270 ngày. Nếu là bò hướng thịt sẽ cho tỉ lệ thịt xẻ đạt 48 - 49%. Bò này có khả năng cày kéo tốt.
Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò lai Sind
Đối với bò hướng thịt: bà con chọn những con tốt, có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông vai phát triển và cần tìm hiểu rõ nguồn gốc cũng như tính năng sản xuất của đời bố mẹ.
Đối với bò sinh sản: chọn những con cái nhanh nhẹn, lông thưa, da mỏng, thuần tính, có sự hài hòa giữa các phần đầu và cổ, thân và vai; ngực sâu, rộng, bầu vú phát triển.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bò để có cách chăm sóc và nuôi dưỡng khác nhau, cụ thể như sau:
Bò cái chửa: bổ sung lượng thức ăn đầy đủ dưỡng chất bao gồm cỏ tươi, rơm rạ, thức ăn tinh và muối.
Bò cái nuôi con: Ngoài những thức ăn trên, cần bổ sung thêm các thức ăn củ quả tươi và thức ăn tinh nhằm tăng khả năng tiết sữa nuôi con.
Bê con: từ tháng thứ 2 bắt đầu cho bê con ăn cỏ khô, đến tháng thứ 4 ăn cỏ tươi và củ quả đến tháng thứ 6 có thể cai sữa. Cho bê ra sân chơi vào những ngày nắng ấm để tăng cường sức đề kháng. Bê từ 6 - 24 tháng: đây là giai đoạn cần bổ sung mạnh các dưỡng chất từ các loại thức ăn như: cỏ tươi, ngọn mía, rơm rạ, cỏ ủ, dây khoai, tinh bột…đồng thời thường xuyên cho bò bê ra sân bãi thả khoảng 2-4 tiếng/ngày.
Đối với bò hướng thịt trước khi xuất chuồng cần vỗ béo bằng thức ăn tinh như cám gạo, cám ngô, cám sắn… trước khi bán khoảng 90 ngày. Bò giết thịt đạt 250 -300kg ở tháng thứ 24.
Phương pháp phòng bệnh cho bò lai Sind
Bò dễ mắc phải các bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng do vậy cần thực hiện tốt lịch tiêm phòng theo quy định của ngành thú y. Ngoài ra đối với việc tẩy giun định kỳ cho bò bà con có thể dùng các loại thuốc đặc hiệu như: dùng thuốc tẩy giun Lêvamisol với liều lượng 1ml/8-10 kg trọng lượng bò hơi; thuốc tẩy sán DextilB với liều 1 viên thuốc dùng cho 75 kg trọng lượng bò hơi, phòng trị các loại bệnh ký sinh trùng đường máu cho bò.
B.T - Đoàn kết dân tộc
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó