Quy trình kỹ thuật nuôi chim Yến lấy tổ

Ngày đăng: 2016-03-15 09:58:10


1. Ví trí và khu vực lý tưởng nuôi chim Yến

1.Việc chọn lựa vị trí và khu vực để làm nhà yến là rất quan trọng, nếu không nói là yếu tố quyết định hàng đầu cho sự thành công việc xây dựng nhà yến. Vì vậy trước khi làm nhà yến phải khảo sát chọn lựa địa điểm và môi trường.

2. Sau khi chọn điểm, ta thu nhập những dữ liệu liên quan đến việc làm nhà yến. Sau đó tiến hành thiết kế kiến trúc căn nhà như sau: kích thước, phân chia phòng, giàn khung, các yếu tố phụ trợ (tránh sai sót ở bất cứ công đoạn nào).

3. Việc lập thiết kế kiến thức nuôi chim yến. Nhưng không nhất thiết bắt buộc giống nhau hay gọi là nhà mẫu, bởi vì địa điểm và vùng khác nhau…

Tóm lại: Khi làm nhà yến phải chọn địa điểm tốt nhất, không được hời hợt. Địa điểm phải bao gồm: Môi trường sống vi mô của chim yến, thời tiết, số lượng đàn yến, các điều kiện của vùng bay.

Quy trình kỹ thuật nuôi chim Yến lấy tổ

 

2. Các dữ liệu cần thiết trong xây dựng nhà Yến

1.Điều kiện khí hậu, khuôn viên và môi trường để quyết định.

– Kết cầu nhà: Vùng nóng trên 270C.

– Vật liệu: Phù họp cho mỗi vùng.

– Kích thước: Do mỗi vùng và khuôn viên khác nhau nên kích thước khác nhau: hướng cao, rộng …

– Kiễm soát không khí: Hệ thống thông gió phải phù hợp với địa điểm và khuôn viên nhà yến.

– Kích thước khung tổ phải được tính toán trước.

2. Khuôn viên ngôi nhà và môi trường.

– Vị trí ngôi nhà và vùng bay lượn là hai nội dung phải được tính toán phù họp với mặt thay thế (đường bay lượn cục bộ có thể đàn yến bị thay đổi).

– Các phương tiện bảo vệ và cấu trúc: Tránh các yếu tố làm xáo động như: Dịch hại, náo động tự nhiên… Trộm cắp.

– Kiễm soát đường bay của yến : Nhà yến xây dựng mới cần tạo đường bay kết cấu theo dãy gắng với lỗ ra vào của yến để việc yến vào ra thuận lợi.

Tóm lại: Muốn xây dựng nhà yến nhất thiết phải có những nguồn dữ liệu, phải có bản vẽ, thiết kế đầy đủ. Không có mẫu chung cho các vùng. Điều kiện khí hậu lien quan đến kiểu dáng kích thước phòng và khung tổ.

 

3. Những điều quan trọng trong xây dựng nhà Yến

1. Theo kinh nghiệm một số nước (Thái Lan – Indonexia – Mã Lai …) Nhà yến được phân chia hai vùng: Vùng nhiệt độ cao (trên 270C), vùng nhiệt độ (dưới 260C). Nhiệt độ không khí trung bình hằng ngày là quan trọng nhất trong môi trường sống vĩ mô của yến. (dù ở cao nguyên – đồng bằng – vùng nóng, vùng lạnh và vùng trung gian).

2. Những kết cấu trong xây dựng:

– Vùng khí hậu lạnh (dưới 260C) kết cấu nhà sao cho nhiệt độ bên trong từ 270 – 290C.

– Vùng khí hậu nóng (trên 270C kết nhà sao cho nhiệt độ bên trong từ 270 – 290C).

– Vùng trung gian và vùng có nhiệt độ biến động cần có sự kết hợp với hai vùng trên trong kết cấu xây dựng. Nếu không đàn yến sẽ giảm trong một tháng nào đo. Sự biến động này sẽ dẫn đến đàn yến số lượng kéo tăng hay chỉ ở mức tương đương. (điều này được chứng minh cụ thể).

 

4. Kiểu dáng và kích thước nhà Yến

Lệ thuộc theo độ rộng của khuôn viên (sân càng rộng dễ định ra căn nhà có năng xuất tốt nhất. Sản lượng tối ưu 6m/1kg tổ yến. Nhà yến lý tưởng phải có vùng bay lượn tốt. Nếu khó khăn vùng bay lượn ta có thể làm thêm tầng

 

5. Việc chọn vật liệu cấu trúc các phòng bên trong nhà

Tính chất vật liệu xây dựng có thể thay đổi khi tiếp xúc nhiệt (hấp thụ, giữ nhiệt và ngược lại). Do đó khi xây dựng phải lựa chọn vật liệu phù hợp với mỗi vùng và địa điểm cụ thểCác yếu tố xây dựng phải được xem xét thiết kế cụ thể:

1. Kích thước phòng:

– Phòng càng nhỏ bên trong càng nóng

– Phòng càng thấp nhiệt độ bên trong càng tăng

– Phòng rộng nhiệt độ bên trong mát hơn

2. Vật liệu vách (không dùng ván gỗ và tre, hấp nhiệt mạnh khó kiểm soát):

Vách bằng pêtông là tốt nhất, kể cả vách ngăn để kiểm soát nhiệt độ. Pêtông dày sẽ làm cho nhiệt độ bên trong tốt hơn, pêtông mỏng làm bên trong nóng hơn. tường pêtông xi măng sẽ không giữ được hơi nước. Nhưng hơi nước có khả năng làm giảm nhiệt độ.

3. Mái nhà:

bằng đất sét nhiệt độ bên trong mát hơn, bằng kim loại bên trong nóng hơn, mái cần che bọc tránh ánh nắng trực tiếp là tốt nhất… mái nhà dạng lượng góc sẽ làm tăng nhiệt độ khi so với mái nghiêng.

4. Thanh khung gỗ:

tùy theo nhiệt độ khu vực thanh khung gỗ chiều rộng khác nhau. Nơi nhiệt độ cao thanh khung gỗ rộng hơn và ngược lại ở nhiệt độ thấp.

5. Cấu trúc nhà yến khu vực bên trong 270 C

– Phòng suốt hoặc ngăn, kích thước lớn hơn 4 x 4m chiều cao tối thiểu 3m, tối đa 4m. Độ dày tường nhà từ 20 – 25cm, mặt tường tô xi măng nhám.

– Mái nhà lợp ngói óp ván hoặc bằng pêtông, góc nghiêng mái 300 – 400

– Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 15cm.

– Hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và hồ nước để kiểm soát độ ẩm

6. Cấu trúc nhà yến ở nhiệt độ thấp dưới 260C

– Kích thước phòng tối đa 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 2.5m, tối đa 3m.

– Mái bằng tole, kẻm hoặc amiang cấu trúc độ dốc

– Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 2cm

– Không cần hồ nước bên trong và hệ thống thông gió

7. Đối với nhà tầng, tầng trên phải cao hơn tầng dưới.

Quy trình kỹ thuật nuôi chim Yến lấy tổ

 

6. Vị trí lỗ ra vào của Yến

– Lỗ ra vào của yến có chức năng kiểm soát sự di chuyển từ vùng bay lượn vào bên trong phòng làm tổ. Vì vậy cần tính toán thiết kế thật chính xác.

– Đối với kiểu nhà suốt (không có vách ngăn), lỗ ra vào được thiết kế và gồm cả việc ra vào của chim giữa vùng bay lượn và phòng bên trong nhà. Các lỗ liên thông phòng và sàn phải được tính toán kỹ (chính xác cả về vị trí lẫn kích thước)

– Lộ trình bay của yến (lượn) là yếu tố cơ sở để ta thiết kế lỗ ra vào, nếu không phù hợp thì yến sẽ không xây tổ, tuy vậy ta nên làm theo thông lệ bay của chúng. Lỗ ra vào không phù hợp, tuy yến đã làm tổ nhưng đàn yến sẽ tăng chậm chạp (một số con bay không giỏi sẽ gặp khó khăn và tìm đến nơi khác).Tóm lại: vị trí lỗ ra vào rất là quan trọng trong việc dẫn dụ, quyết định của sự phát triển của đàn yến (tránh vật cản ở vùng bay lượn).

 

7. Đường bay trong nhà Yến

1. Đường bay quan trọng nhất trong nhà yến là đường lượn vòng và lên xuống. Hai đường bay này ước tính khoảng cách 2m vì vậy phòng phải có kích thước tối thiểu là 2m. Đường lượn từ sân vào lỗ ra vào sau đó sẽ bay cùng hướng, ví dụ đường hướng từ bên trái khi vào phòng rồi sẽ bay bên trái. Trường hợp đổi hướng qua bên phải khi vào phòng chúng sẽ bay bên phải trường hợp này cần phải có kích thước 4 x 8m. Lỗ liên thông nếu dịch xuống thấp thì việc bay vào phòng kế cận sẽ gây khó khăn.

2. Nhà yến có phòng suốt (8 x 4) yến dễ dàng bay đến khắp nơi trong nhà (nên có vách nhân tạo)

3. Nhà yến thông tầng. Đều quan trọng là lỗ thông tầng phải có kích thước 4x 4m đặt gần tường để yến đảo hướng. Khi đảo hướng yến sẽ thuận lợi bay lên hoặc bay xuống. Khi có vách cản yến không bay theo đường thẳng và phát huy khả năng định vị tiếng động có hiệu quả.

4. Nhà yến suốt cần lưu ý: không nên làm quá nhiều phòng, thường chỉ đến phòng thứ 3 tính từ phòng bay lượn.

 

8. Các dạng phòng trong nhà Yến

1. Khu vực có nhiệt độ dưới 260C:

Kích thước tốt nhất là tối thiểu 4 x 4m, tối đa 5x5m. Chiều cao tối thiểu 2m, tối đa 3m.

2. Khu vực có nhiệt độ 270C:

Phòng xây rộng hơn: tối thiểu 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 3m, tối đa 4,5m. Nếu làm quá rộng, quá cao bên trong sẽ mát nhưng chim yến bay không an tâm (chim yến thích kín đáo và bóng tối)

 

9. Lỗ ra vào và các biến thể của nó

Các lỗ ra vào trong nhà yến: Lỗ từ sân vào nhà, từ phòng bay lượn đến phòng làm tổ (3 loại).

1. Lỗ ra vào của chim trên thực tế có dạng, nhưng tốt nhất là dạng hình chữ nhật nằm ngang nó phù họp với độ xoãi cánh của chim yến khi ra vào:

– Độ xoãi cánh của chim yến từ 15 – 25cm

– Độ dày của thân chim 3 cm. Chỉ ra vào cách mép lỗ trên, dưới xà mặt ngang 10 cm, đối với chim dụ chúng vào sẽ có khoảng cách xa hơn (chưa quen). Như vậy chiều cao của lỗ ra vào.20cm: ra vào 1lần / 1 con30cm: ra vào 1 lần / 3 con40cm: ra vào 1 lần / 5 con

– Chiều ngang: Từ 20 – 30cm 1 lần / 1 conTừ 45 – 50cm 1 lần / 3 conTừ 55 – 60cm 1 lần / 4 con

2. Lỗ thu hút vào mà mới là lỗ đặt thù không bao gồm để yến vào nhà nhiều hơn mà là tạo điều kiện thuận lợi việc bay vào ra (mới). Đường bay này là đường bay thẳng vì vậy lỗ phải ở vị trí thích hợp, nếu bị lệch thậm chí trong vài tất sẽ là sự cản trở việc yến bay vào nhà.

Tóm lại: Đối với nhà yến mới tốt nhất: Lỗ ra vào có chiều cao từ 35 đến 40cm, chiều ngang từ 60 đến 80cm (40 *80cm).

3.Vị trí của tổ đối với trần nhà và gốc tường: Khuynh hướng yến bay xung quanh các tường và cách trần nhà là 50cm hoặc lớn hơn khi đổi vị trí để bay lên hoặc bay xuống hoặc qua lỗ thông tầng. Lỗ thông phòng thì vị trí tốt nhất là cách trần 40cm. Cần khắc phục mâu thuẫn : rộng thì mát – lỗ bay lớn thì thuận lợi nhưng khó khắc phục tính sáng.

 

10. Giàn khung tổ

Giàn khung tổ là nơi để yến làm tổ. Nếu không có dàn khung tổ, yến sẽ làm tổ trên tường nhà, trần nhà, trên cửa ta không quản lý được. Về cơ bản yến sẽ dán tổ tên mọi nơi, nếu không có dán khung tổ yến sẽ cho sản lượng thấp.

1. Các đặt tính dàn khung tổ đạt yêu cầu”

– Loại thanh khung đủ mềm cho yến dễ bám, dễ thấm hút nước và khô nhanh nước miếng của yến bao gồm cả lúc nhiệt độ thay đổi, sạch và nhẵn để yến dễ bám tổ. Thanh khung không chứa dầu, mùi và màu chói.

2. Kích thước khung tổ:

độ dày thanh khung gỗ tốt nhất là 3 cm, bề rộng 15cm cho khu vực vùng có nhiệt độ 270C trở lên. Khu vực lạnh bề rộng 20cm. Nếu nhỏ hơn 2 kích thước trên yến sẽ đặt ức lên vành cổ, tổ bị dính lông.

3. Việc đặt giàn khung tổ có 2 cách : cổ điển và hiện đại.

– Cách nuôi hiện đại người ta tự đặt giàn khung tạo thành hệ thống ma trận (khung ngang và khung dọc) với kích thước 30cm * 100cm hệ thống này sẽ tạo nhiều gốc.

– Cách lắp giàn khung : gắn thanh khung sát vào trần nhà bằng bulong hoặc định vít thẳng gốc với trần nhà (yến không thích khe hở và lung lay).

 

11. Phân bố ánh sáng và dụng cụ đo ánh sáng

Yếu tố ánh sáng chỉ vận dụng cho ban ngày. Yến không thích ánh sáng quá nhiều là lúc đẻ và ấp trứng nuôi con đến khi bay được. Hơn nữa chúng muốn tổ của mình không ai nhìn thấy (dấu tổ). Song chúng không thích ở vùng quá tối. Đặc biệt là lúc ấp trứng.

1. Việc duy trì hệ ánh sáng trong nhà yến có liên quan đến những quy tắc: Thanh khung ngang, thanh khung dọc (phân đàn), vách ngăn phòng các tổ bên trong nhà yến.

2. Độ sáng trong nhà yến.

– Chim yến mới lớn thuần chủng làm tổ nơi có độ sáng 0.02 lux.

– Chim yến mới lớn sẽ được ấp từ 0.02 – 0.10 lux.

– Yến đàn từ 0.00 – 0.10 lux.

– Yến biệt lập : 0.06 lux.

 

12. Phương tiện hỗ trợ nuôi Yến

1. Kiểm soát điều kiện không khí

– Phương tiện kiễm soát độ ẩm, phương tiện kiểm soát nhiệy độ. Trường hợp bể nước trong nhà yến và hệ thống thông gió không đáp ứng được yêu cầu (quá nóng) ta có thể dùng các hỗ trợ khác nhau như: phun nước trên mái nhà, đặt ống dẫn nước trên vách tường bên trong nhà.

2. Phương tiện hỗ trợ dẫn dụ.

– Bột mùi kích thích: Bột tỏa mùi như mùi hcim yến đang ở đồng thời có tác dụng giữ hơi nước bóc lên và điều tiết nhiệt độ. (25 – 50 kg / 16m2).

– Chất lỏng tạo mùi kích thích (P.L) có chức năng như bột mùi (P. W) phun lên tường, dưới dàng khung khoảng 50cm, sử dụng 1 lít/ 15m2.

– Chất lỏng luôn tăng chế độ bóc hơi. Trời nóng độ ẩm bên trong thấp ta dùng 1 lít (P.L) cho 32m2 pha với nước hồ hoặc chậu nước ở bên trong phòng.

3. Dùng thiết bị phun trong phòng (phun sương) hết sức thận trọng (làm giảm nhiệt độ và độ ẩm) khi vận hành thiết bị. Chiều cao của nước phun cách khun tổ 70cm, vận hành từ 13h – 15h.

4. Bằng cassette tiếng chim, yến rất chú ý đến tiếng chim hát của bạn đặc biệt khi về tổ lúc chiều xuống (đặt loa phát phía trong giàn khung cách lỗ ra vào 4m) mở băng vào khoảng 16h – 18h30’, cùng lúc đó tạo sương giả ở vùng bay lượn, sử dụng âm lượng bình thường (không phát lớn).

5. Sử dụng tổ giả để tạo phản ứng: tổ giả giúp cho yến trong nhiều trường hợp buộc phải xây tổ như : bị mất tổ vào thời điểm cần đẻ trứng ( mất do nhiều nguyên nhân) nhưng không đủ thời gian xây tổ , yến trẻ chưa có đủ khả năng để hoàn chỉnh tổ cho riêng mình hoặc điều kiện giàn khung không phù họp để làm tổ.

6. Trồng cây Lamtoro (táo nhơn – đẹp). Yến rất thích laòi hoa vàng vừa có hoa quanh năm vừa có nhiều loại côn trùng bay. Cây được trồng trong sân nhà yến hoặc ở vùng bay lượn.

 

13. Yếu tố dịch hại và động vật xâm hại

Những loài xâm hại quấy nhiễu.

1. Chuột: Là loài chim yến khiếp sợ nhất, cho dù đã có vài lần làm tổ trong nhà yến như khi có chuột trong nhà yến sẽ bay đi nơi khác. Do vậy khi làm nàh phải tìm mọi cách không để chuột vào nhà yến từ cửa, ngạch, trần, mái, ống thông gió v..v… Có điều kiện để chuột trú ẩn, khi thấy chúng phải tìm cách hủy diệt hoặc ngăn chặn.

2. Chim đại bàn, Quạ, Cú mèo … không để chúng bay quanh khu vực nhà yến, không để cơ hội cho chúng bay vào nhà bắt yến mà tìm cách diệt chúng hoặc xua đuổi chúng đi nơi khác.

3. Mèo : Chúng rình trên trần nhà, lỗ ra vào, cần giảm thiểu cây cối, cộc rào … mèo dùng để trèo vào nhà.

4. Dơi: Làm quấy động, ăn trứng và yến con nhất là về mùa khô . Khi có mặt của dơi yến sẽ bay đi nơi khác. Không trồng cây ăn trái ở khu vực nhà yến.

5. Kiến và Dán: Chúng kéo nhau đến làm tổ trong tổ yến và yến sẽ bỏ tổ (dùng thuốc diệt)

6. Bồ câu và những con chim nhỏ chúng làm kinh động và làm nhiễu đường bay của yến, ta cần tác động và làm chúng tránh xa ngôi nhà yến.

7. Nhện: tuy không trực tiếp gây hại nhưng mạng nhện sẽ quấy nhiễu kiến yến lỗ ra vào và nơi làm tổ (các thanh khung, gốc nhà …). Cần chú ý : sau vài giờ , màng nhện bị phá chúng sẽ làm trở lại, tốt nhất là diệt hết hoặc ngăn chặn trước.

8. Rệp: một là quấy rối, khi lắp đặt trần và khung lỗ không tạo ra kẻ hở giữa các thanh khung và trần nhà (kẻ hở là nơi ẩn náu của rệp).

 

14. Cách thức bảo vệ Yến

Hệ thống bảo vệ các nhà yến.

1. Xây tường rào bao quanh nhà yến để vùng bay lượn của yến an toàn và tránh những con vật quấy nhiễu và trộm cắp.

2. Cửa ra vào cho người phải bền, chắc, làm đơn hoặc kép, khóa loại tốt đảm bảo an toàn, vừa chống được trộm vừa không để các con vật khác qua được.

3. Mái trần nhà lắp khít và chắc, có thể trần bằng xi măng nhưng lưu ý nhiệt độ (nóng)

4. Lỗ ra vào của yến phải phù họp, thấy cần thiết nên lắp đặc hệ thống báo động quanh lỗ chú ý loại thằn lằn nhà.
5. Có thể lắp đặc hệ thống quan sát điện tử để quản lý theo dõi trong quá trình xây dựng nhà yến


Theo Yến Sào Bình Thuận





TIN TỨC KHÁC :