Chăn nuôi
Quy trình kỹ thuật nuôi Vịt Xiêm thương phẩm
Vịt Xiêm dễ nuôi, kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt có màu đỏ thơm ngon, hấp dẫn. Lúc trưởng thành con trống có trọng lượng: 4 – 6 kg, con mái từ 3 – 4 kg. Sau 7 – 8 tuần nuôi là có thể giết thịt. Có thể cho vịt Xiêm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với các loại phụ phẩm nông nghiệp để tiết kiệm chi phí.
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi ngan
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi Vịt Xiêm
thường nuôi trên chuồng sàn gạch, sàn xi măng, sàn dưới, mật độ thay đổi theo lứa tuổi. Tuần thứ 1: 14 – 15 con/m2, tuần thứ 2: 10 – 12 con/m2, tuần thứ 3: 6 – 7 con/m2, các chất độn chuồng thường sử dụng: trấu, rơm, cỏ khô. Trong 3 tuần đầu có thể không cần sử dụng chất độn chuồng. Từ tuần 4 trở đi lần đầu rải chất độn chuồng dày khoảng 8 – 10 cm. Kết hợp sử dụng “Đệm lót sinh học” để các vi sinh vật có lợi phân hủy phân nước tiểu trên nền chuồng nuôi, tiêu diệt nguồn bệnh hại cho Vịt, giảm mùi hôi thối. Sau đó định kỳ rải thêm chất độn chuồng khô (tùy mức độ dơ của chất độn chuồng).
Nhiệt độ chuồng nuôi Vịt Xiêm:
nên bố trí sao cho nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, nhất là trong thời gian 3 tuần đầu tiên. Nhiệt độ thích hợp trong ô chuồng 3 tuần đầu tiên như sau: Tuần thứ 1: 25 – 30 0C, tuần thứ 2 và thứ 3 là 23 -17 0C. Có thể dùng bóng đèn điện, lò sưởi điện, sưởi ga để sưởi ấm. Vịt Xiêm cần chiếu sáng liên tục trong ngày. Có thể sử dụng một bóng đèn điện 60W chiếu sáng cho 12 m2 nền chuồng.
Máng thức ăn của Vịt Xiêm:
dùng máng ăn tự động, đổ thức ăn vào máng mỗi ngày một lần.
Thức ăn hỗn hợp và nước uống ở từng giai đoạn nuôi:
Tuần 1, lượng thức ăn bình quân 30g/con/ngày, nước uống 0,22 lít/con/ngày; tuần 2: 110 g, 0,6 lít, tuần thứ 3: 170 g – 0,66 lít, tuần thứ 4: 190 g, 0,68 lít, tuần thứ 5: 210 g, 0,85 lít, tuần thứ 6: 230 g, 1,2 lít, tuần thứ 7-8: 260 g, 1,5 lít.
Chương trình phòng bệnh cho Vịt Xiêm:
+ 1 – 2 ngày tuổi: phòng bệnh viêm rốn, E.coli, thương hàn, tăng cường chức năng gan. Sử dụng Imequyl 20%, liều dùng 1 ml cho 15 kg thể trọng, Heparenol (2 ml/lít nước uống).
+ 5 – 7 ngày tuổi: pha Vitaperros vào nước uống để cung cấp các loại vitamin cần thiết, liều dùng 1 g/10 lít nước uống.
+ 10 ngày tuổi: tiêm dưới da hay tiêm bắp vacxin dịch tả vịt Vaxiduk với liều dùng 0,5 ml/con.
+ 14 – 15 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2 ml/lít).
+ 21 – 23 ngày tuổi: pha vào nước uống Super Layer (2 g/lít) để cung cấp Vitamin, nhất là Vitamin nhóm B.
+ 28 ngày tuổi: tái chủng ngừa vacxin dịch tả Vaxiduk, tiêm dưới da hay tiêm bắp với liều dùng 0,5 ml/con
+ 29 – 30 ngày tuổi: chống stress, giải độc gan và tăng cường chức năng thận bằng cách pha vào nước uống Phosretic (1g/lít), Heparenol (2ml/lít)
+ 35 – 36 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít) để bổ sung các Vitamin
+ 43 – 45 ngày tuổi: pha vào nước uống để bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2ml/lít).
+ 56 – 57 ngày tuổi: pha vào nước uống Vitaperos (1 g/10 lít)
Theo Sinh học Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó