Chăn nuôi
Quy trình nhân nuôi ong ký sinh trừ bọ dừa
Ong ký sinh Asecodes hispinarum thuộc họ Eulophidae, bộ Hymenoptera, có nguồn gốc tại Indonesia, Tahiti, quần đảo Solomon. Ong ký sinh có thời gian phát triển (từ ký sinh đến vũ hoá) trung bình 17–18 ngày, số lượng ong vũ hoá trên một ấu trùng bọ dừa từ 47–79 con, tỷ lệ ký sinh từ 55,68%–98,28%, tỷ lệ đực cái là 1:2. Ấu trùng bọ dừa bị ký sinh có biểu hiện ăn ít rồi chết.
Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ nhân nuôi:
- Phòng nhân nuôi có lắp điều hòa để ổn định nhiệt độ.
- Hộp nhựa, ống nghiệm, vải thô, bông gòn, cọ nhỏ, kéo, mật ong
Chuẩn bị ký chủ:
Ong ký sinh là loài chuyên tính chỉ ký sinh ấu trùng bọ dừa. Chọn ấu trùng tuổi 4 cho ký sinh.
Chuẩn bị ong ký sinh:
Xác bọ dừa có chứa ong ký sinh (mummy) cho vào ống nghiệm được bịt kín bằng nút bông gòn. Khi thấy ong vũ hóa thoát ra khỏi mummy thì mở nút bông gòn cho ong tiếp xúc với ấu trùng bọ dừa đã chuẩn bị sẵn.
Ấu trùng bọ dừa bị ong ký sinh và đổi màu sau 3, 5, 7, 10 và 14 ngày |
Tiếp xúc giữa ký sinh và ký chủ:
Hộp nhựa dùng nhân nuôi được khoét lỗ ở mặt nắp nhằm tạo môi trường thông thoáng. Lỗ khoét được dán kín bằng vải để ong không bay ra ngoài sau khi vũ hóa. Cho ấu trùng bọ dừa tuổi 4 tiếp xúc với mummy với tỷ lệ 100:10, dùng lá dừa non làm thức ăn cho bọ dừa, tiếp tục thay thức ăn 2 ngày/ lần cho đến khi cơ thể bọ dừa chuyển sang màu đen thì không cần thay thức ăn nữa. Trên thành hộp dán bông gòn tẩm mật ong pha loãng hoặc nước đường 10% làm thức ăn bổ sung cho ong ký sinh. Quan sát sau khi ký sinh 4-5 ngày, những bọ dừa bị ký sinh sẽ có màu nâu nhạt, sau đó khoảng 7 ngày chúng chuyển màu đen. Trong thời gian này, nếu mổ bên trong cơ thể bọ dừa sẽ thấy những con ong non màu trắng trong (giống như dòi), kích thước khoảng 0,7-0,8 mm. Đây là giai đoạn ong bắt đầu tiêu thụ thức ăn trong cơ thể bọ dừa. Nhiệt độ trong phòng nuôi thích hợp vào khoảng 280C. Trong trường hợp thời tiết quá nóng bức, cho dù tỷ lệ ký sinh cao nhưng ong không vũ hóa ra ngoài được và tự chết trong cơ thể bọ dừa.
OKS thoát ra từ mummy trong ống nghiệm |
Lỗ ong chui ra |
Nhân nuôi OKS trong phòng thí nghiệm |
Nhân nuôi OKS tại nông hộ |
Khoảng 16-17 ngày sau khi ký sinh thì phóng thích ong ra ngoài thiên nhiên. Có thể thả ong khi chúng thoát ra khỏi xác bọ dừa hoặc thả lúc ong còn nằm bên trong. Tuy nhiên, nên thả lúc ong còn nằm trong xác bọ dừa vì giai đoạn này dễ mang đi xa.
Quy trình nhân nuôi ong ký sinh bọ dừa tương đối đơn giản và dễ thực hiện tuy nhiên trong quá trình nhân nuôi cần chú ý một số vấn đề sau:
-Nhiệt độ môi trường nhân nuôi là yếu tố quan trọng vì ong ký sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Tốt nhất nên duy trì nhiệt độ ở 280C, trường hợp nhân nuôi tại nông hộ không có điều hòa nên đặt hộp nhựa nhân nuôi tại nơi thoáng mát, tránh kiến tấn công kén ong.
- Ong ký sinh có thể ký sinh trên ấu trùng bọ dừa tuổi 2, 3 và 4 nhưng chỉ nên chọn những ấu trùng tuổi 4 cho ký sinh là tốt nhất vì chúng có kích thước lớn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho ong phát triển.
- Cần bổ sung đầy đủ thức ăn cho ong ký sinh (mật ong, nước đường). Nếu có thức ăn đầy đủ ong có thể sống từ 5-7 ngày sau khi vũ hóa.
- Khả năng sinh sản của ong chỉ tập trung trong những ngày đầu tiên sau khi vũ hóa đặc biệt là ngày thứ nhất và giảm dần về sau vì vậy cần phải cho ong ký sinh tiếp xúc với ấu trùng bọ dừa ngay sau vũ hóa.
- Sau khi bị ký sinh, ấu trùng bọ dừa không chết ngay mà vẫn tiếp tục sống sau 7 ngày do đó cần phải thay thức ăn (lá dừa non) cho chúng để đảm bảo ong ký sinh phát triển tốt trong cơ thể ấu trùng.
Vương Bích Vân - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó