Chăn nuôi
Thành phần dinh dưỡng cho heo (Cẩm nang chăn nuôi heo - phần 3)
- Thức ăn cung năng lượng chủ lực như: bắp, tấm, cám, khoai củ và phụ phẩm của công nghệ chế biến ngũ cốc (hèm, xác bia, nước bột). Chiếm từ 60 – 80% khẩu phần.
- Thức ăn cung protein động vật như: bột cá, bột thịt, bột ruốc, bột sữa chiếm từ 5 – 15% khẩu phần.
- Thức ăn cung protein thực vật chủ lực như các loại bánh dầu, các loại đậu chiếm từ 5 – 15% khẩu phần
- Thức ăn cung cấp vitamin, khoáng chất như premix, bột xương, bột sò, muối chiếm từ 3 – 5% khẩu phần.
khẩu phần ăn của heo con
I. Pha trộn thức ăn hỗn hợp
Phải cân đúng số lượng thực liệu sử dụng trong công thức, việc sai số khi cân nếu quá lớn sẽ làm cho số lượng dưỡng chất trong thức ăn không còn đúng với nhu cầu: nếu thiếu làm cho heo chậm lớn, sinh sản trì trệ, năng suất giảm, nếu thừa vừa tốn kém, vừa ảnh hưởng xấu đến sự tiêu hoá hấp thu những dưỡng chất khác.
Khi pha trộn thức ăn hỗn hợp phải chú ý đến độ đồng đều, sao cho bao cám thứ nhất đến bao cám cuối cùng của mẻ trộn đều có chất lượng như nhau. Muốn như thế, thì phải bảo đảm thời gian trộn không quá lâu hoặc quá mau, các thực liệu dùng với số lượng ít phải trộn với nhau trước và làm tăng số lượng dần dần với những thực liệu khác có số lượng sử dụng nhiều hơn.
Mẻ trộn cuối cùng trong ngày phải làm vệ sinh máy trộn đảm bảo không còn tồn đọng thức ăn để lưu lại sang ngày hôm sau, có như vậy sẽ tránh thức ăn hư mốc vấy nhiễm những mẻ trộn thức ăn đi qua máy.
Trong khi pha trộn nếu thấy có loại thực liệu nào bị hư hỏng, thối mốc, dù là với số lượng ít cũng phải cương quyết loại bỏ ngay, không nên tiếc pha trộn vào các thực liệu tốt, nhờ vậy mới bảo đảm phẩm chất thức ăn hỗn hợp và thời gian tồn trữ mới kéo dài.
II. Kiểm tra phẩm chất thức ăn hỗn hợp
Sau khi pha trộn đóng bao cần kiểm tra phẩm chất thức ăn hỗn hợp để đảm bảo heo nuôi đạt mức tăng trưởng, sinh sản như ý muốn. Việc kiểm tra phẩm chất thức ăn có thể tiến hành bằng nhiều cách:
Thường là kiểm tra chất lượng thức ăn qua việc cho heo ăn. Nếu thức ăn tốt ngon miệng heo sẽ không chê, ủi phá thức ăn mà ăn hết định lượng ăn trong ngày, không bỏ dư thừa vung vãi, heo ăn nhanh mau rồi bữa. Thức ăn đảm bảo thoả mãn nhu cầu thì sau khi ăn heo không còn cảm giác đói, thường nằm ngũ ngay. Nếu không thoả mãn nhu cầu, heo thường gặm máng, cạp nền, mau đói, kêu rền, ăn bậy, cắn đuôi, da lông xơ xác, da dùn, nhăn, dễ bị bệnh ghẻ lở da…
Nên kiểm tra vòng ngực heo nuôi (hàng tuần hay nửa tháng) để biết heo có tăng trọng tốt hay không khi cho heo ăn một loại thức ăn hỗn hợp nào đó. So sánh tăng trọng của heo nuôi trong một thời gian với lượng thức ăn đã sử dụng (HSTTTĂ) có thể cho biết phẩm chất của một loại thức ăn hỗn hợp nào đó.
III. Bảo quản thức ăn
Thức ăn có thể bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời (vì có thể làm hỏng các chất sinh học như enzyme, vitamin). Nơi có độ ẩm cao và nóng nhanh chóng làm hư hỏng thức ăn do hoạt động của nấm mốc. Thức ăn hỗn hợp có độ ẩm dưới 14% có thể dự trử trong thời hạn 15 – 30 ngày tuỳ theo nhiệt độ và độ ẩm không khí. Cần có biện pháp chống mối mọt đúng mức để tránh phá hoại thức ăn. Không nên nấu chín thức ăn hỗn hợp vì làm tăng chi phí và mất đi hiệu dụng của các chất sinh học hoặc khoáng chất vi lượng, vitamin.
IV. Cách cho heo ăn
Thức ăn hỗn hợp có thể cho ăn khô với các loại máng ăn bán tự động, tuy nhiên nếu cho heo ăn theo bữa (3 – 4 bữa ăn/ ngày) thì cho ăn ẩm là tốt (rưới nước cho ẩm, có thể vắt thành nắm trong tay là được). Nếu pha với nhiều nước thành dịch lỏng thì có thể xảy ra tình trạng heo lựa nước để uống hoặc heo lựa cái để ăn và thường là bỏ lại các chất như bột sò, bột xương… lắng đọng dưới đáy máng ăn, hậu quả là đàn heo tăng trưởng không đồng đều.
Cho ăn ẩm còn có bất lợi là thức ăn mau hư hỏng do vi sinh vật lên men chua, cho ăn khô thì heo chán ăn trong những lúc trời hầm nóng và hay sặc do bụi vào đường hô hấp. Vì vậy, việc cho ăn ẩm phải cân nhắc định lượng thức ăn cho mỗi con hàng ngày, sao cho không thừa, không thiếu, san sẻ đều giữa các ô chuồng nuôi heo.
V. Một số công thức thức ăn hỗ hợp dành cho heo
1. Công thức thức ăn hỗn hợp nuôi heo con tập ăn đến 90 ngày tuổi.
( Năng lượng trao đổi 3200 – 3300 Kcal/kg 18 – 20 % protein thô)
Loại thức ăn |
Từ tập ăn đến 45 ngày (tỷ lệ %) |
Loại thức ăn |
Từ 46 – 90 ngày (tỷ lệ %). |
Bột ngô |
40,9 |
Bột ngô, tấm, gạo |
50 |
Bột gạo |
20 |
Cám gạo loại 1 |
20 |
Bột đỗ tương rang |
20 |
Khô lạc nhân loại 1 |
12 |
Bột cá loại 1 |
11 |
Bột đậu tương rang |
8 |
Bột xương |
6 |
Bột cá nhạt loại 1 |
8 |
Premix vitamin |
1 |
Premix protein |
1 |
Premix khoáng |
1 |
Premix khoáng |
1 |
Tetracycline + Lysine |
0,1 |
|
|
Tổng |
100 |
|
100 |
2. Công thức thức ăn hỗn hợp nuôi heo từ 18 – 60 kg (3-5 tháng)
(Năng lượng trao đổi 3000 – 3150 kcal/kg, 16 – 17 protein thô).
Loại thức ăn |
Công thức 1 (%) |
Công thức 2 (%) |
Bột ngô |
25 |
35 |
Bột gạo |
20 |
25 |
Cám |
18 |
10 |
Bột sắn |
10 |
5 |
Bột đỗ tương rang |
12 |
- |
Khô lạc nhân |
5 |
15 |
Bột cá nhạt |
7 |
7,6 |
Bột xương |
1 |
- |
Premix vitamin |
1 |
1 |
Premix khoáng |
0,6 |
1 |
Muối ăn |
0,3 |
0,4 |
Lysine |
0,1 |
- |
Tổng |
100 |
100 |
3. Công thức thức ăn hỗn hợp nuôi heo giai đoạn cuối 61 – 100 kg ( 6- 7 tháng tuổi)
( Năng lượng trao đỏi 2950 – 3000 kcal/kg, 16 – 17 protein thô).
Loại thức ăn |
Công thức 1 (%) |
Công thức 2 (%) |
Bột ngô |
42 |
50 |
Bột gạo |
15 |
15 |
Cám |
16 |
10 |
Bột sắn |
10 |
10 |
Bột đỗ tương rang |
3 |
- |
Khô lạc nhân |
4,5 |
8 |
Bột cá nhạt |
8 |
5 |
Bột xương |
0,3 |
- |
Premix vitamin |
0,6 |
1,0 |
Premix khoáng |
0,5 |
1,0 |
Lysine |
0,1 |
- |
Tổng |
100 |
100 |
4. Công thức thức ăn hỗn hợp nuôi các loại lợn nhiều nạc
Heo nuôi thịt (%)
Loại lợn
Công thức hỗn hợp |
Nái chửa (%) |
Nái nuôi con (%) |
Heo đực giống (%) |
||
15 – 50 kg |
51 – 100 kg |
||||
Bột ngô |
55 |
54 |
45 |
51 |
25 |
Cám gạo |
28,5 |
26,5 |
35,5 |
35,5 |
45 |
Bột đỗ tương rang |
5 |
8 |
10 |
5 |
10,5 |
Khô lạc nhân |
4 |
4 |
- |
- |
9 |
Bột cá loại 1 |
6 |
6 |
8 |
7 |
9 |
Premix vitamin |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Premix khoáng |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Tổng |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
VI. Lượng thức ăn cho các loại heo
Lượng thức ăn hỗn hợp dùng hàng ngày cho heo lai, heo ngoại
Khối lượng heo |
Tuổi |
Thức ăn hỗn hợp (kg/ngày) |
Heo tập ăn, heo choai |
|
|
10 kg |
2 - 3 tháng tuổi |
0,600 |
25 kg |
|
1,200 |
30 kg |
3 – 5 tháng tuổi |
1,500 |
50 kg |
|
2,000 |
60 kg |
6 – 9 tháng tuổi |
2,300 |
100 kg |
|
3,500 |
Nải chửa 150 – 180 kg |
|
3,000 |
Nái nuôi con 200 kg |
|
5 – 5,500 |
Nái tơ 150 – 180 kg. |
|
2,5 - 3 |
Theo Lê Thị Ánh Tuyết / Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi Trăn
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó