Chăn nuôi
Tiêu chuẩn chọn giống gà Tây tốt
Nếu mục đích chăn nuôi gà tây để sản xuất và sinh lợi về lâu dài, chắc chắn người nào cũng muốn có trong tay một đàn gà hội đủ những đặc tính tốt để làm giống.
Kỹ thuật chăn nuôi gà tây Huba thịt (Phần 1)
Ước muốn này rất đúng, nhưng thực hiện được lắm khi không phải là chuyện dễ. Vì rằng có nhiều tiền bỏ ra mua một lần chưa chắc đã có, mà dù có mua được thì tất cả chưa hẳn đã hợp với ý mình.
Vậy tốt hơn hết như phương cách của nhiều người chăn nuôi đi trước đã làm: Nên kiên nhẫn chọn lựa dần dần các thế hệ nối tiếp trong những đàn gà để cuối cùng ta sẽ được đàn gà giống ưng ý.
Nhưng muốn làm nên việc đó, trước hết ta phải có trong chuồng một gà tây giống thật tốt để làm “nền” vì cha mẹ có tốt, có rắc dòng thì đàn con cháu của chúng sau này mới có những con mang đúng đặc tiếng tốt của cha mẹ được.
Chọn giống gà Tây – một công việc quan trọng
Trong bài viết này các bạn sẽ được tham khảo những tiêu chuẩn để chọn lựa gà tây trống mái tốt dùng làm giống:
Chọn dòng giống gà Tây
Như các bạn đã biết, gà tây có nhiều giống: Có giống lớn con, nặng cân, có giống nhẹ cân nhưng phẩm chất thị thơm ngon, có giống sinh sản kém, có giống được nhiều người chọn nuôi. Đó là chưa nói đến sắc lông, vóc dáng khác nhau của từng giống. Từ đó tuỳ vào ý thích của mình, tuỳ vào sự tính toán khôn ngoan và mục đích chăn nuôi ra sao mà chọn lựa giống gà như ý mà nuôi. Cần nhất là cố chọn cho được gà rặc giống và nên chọn nhiều dòng gà khác nhau, từ nhiều nơi để tránh đồng huyết. Vẫn biết tác hại của sự đồng huyết của loài động vật có lông vũ không nặng bằng các loài động vật có vú, những tránh được vẫn là điều hay, nên làm.
Chọn ngoại hình gà Tây
Bước thứ nhất là chọn dòng giống và bước kế tiếp là chọn ngoại hình. Gà tây trống mái cần phải có ngoại hình đẹp, thân xác to cao mạnh khoẻ tương xứng với dòng giống của chúng. Sắc lông phải mượt mà, tươi tắn có ánh sắc, tướng đi tướng đứng chững chạc.
Chọn sức khoẻ của gà Tây
Gà trống mái cần có sức khoẻ tốt, cử chỉ lanh lợi, năng động. Các bộ phận từ phần đầu đến phần chân không bị một chứng tật gì.
Chọn tính nết của gà Tây
Cần chú trọng nhiều đến cách ăn nết ở của gà tây. Gà có nết ăn tốt là không kén ăn. Khi có nết ăn như vậy, gà không phàm ăn, chỉ chọn lựa thức ăn ngon và bỏ lại những thức ăn dở. Và nết ở là mỗi chiều tối biết trở về chuồng ngủ, chứ không ngủ lang chạ ngoài sân, ngoài vườn, hoặc nhập bầy với gà hàng xóm. Gà mà có tính ngủ lang như vậy cũng thường đẻ hoang nơi này nơi khác, khiến hàng ngày chủ nuôi phải mất công theo dõi để nhặt trứng về. Những con gà tây, nhất là gà mái tính nết như vậy thật không ai ham.
Thực tế cho thấy một số ít gà tây tuy đã được thuần hoá lâu đời, nhưng bản tính của chúng cũng còn ít nhiều mang tính hoang dã của gà rừng tổ tiên chúng. Đối với những gà này nên loại bỏ, nhưng nếu cần nuôi làm giống thì nên nuôi nhốt trong ngăn chuồng tương đối rộng để tập dần cách ăn nết ở, giúp chúng đi vào nề nếp một thời gian cho quen dần.
Tiêu chuẩn chọn gà tây trống làm giống
Nên chọn gà rặc giống, có sức khoẻ tốt, cao to mập mạp, mào màu đỏ, mắt sáng long lanh, ngực nở, lưng rộng, bộ lông bóng mượt có ánh sắc, đôi chân to chắc và cứng cáp cử chỉ nhanh nhẹn, năng động.
Những con gà trống vẹo lường, vẹo đuôi, bộ lông xơ xác dễ giòn dễ gãy, chân yếu lại có tật dị vòng kiềng dù dòng giống tốt đến đâu cũng nên loại bỏ, đừng tiếc.
Tiêu chuẩn chọn gà tây mái làm giống
Những tiêu chuẩn để chọn gà tây mái làm giống cũng như cách chọn gà tây trống làm giống. Chỉ thêm vài chi tiết như tính hiền, ít gây sự gà đồng loạt, phàm ăn, và là con của gà mẹ sinh sản tốt, nuôi con giỏi. Nên chọn những gà có đít xệ, hông rộng, hai ghim sau đuôi đều nhau và có độ hở rộng.
Những gà trống mái được chọn lựa để làm giống này cần được nuôi dưỡng chu đáo, hàng ngày vẫn chăn thả ra vườn, trưa chiều nên lùa về chuồng cho ăn bổ sung thêm để bảo đảm lúc nào cũng được no nê với thức ăn bổ dưỡng. Nơi ngủ của chúng phải sạch sẽ ấm áp trong mùa mưa, lạnh và mát mẻ trong mùa hè oi bức. Cần thường xuyên theo dõi sức khoẻ và tăng cường vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn của chúng trong mùa sinh sản.
Trên lý thuyết, một trống có thể phủ tốt đến mười mái, nhưng để đảm bảo trứng có nhiều cồ, ta nên bắt cặp một trong bốn mái mà thôi.
Cách chọn gà tây con làm giống
Cũng như các loài chim thú khác, cha mẹ dù tốt đến đâu, nhưng bầy con của chúng thường ít khi mang đúng những đặc tính tốt của cha mẹ. Gà tây cũng vậy. Nghĩa là gà cha mẹ tốt, nhưng bầy con của chúng chỉ có một số ít con tốt như gà cha mẹ mà thôi. Vì vậy, muốn chọn gà tây con để giống, ta phải bỏ công chọn lựa thật kỹ.
Cách chọn lựa càng kỹ bao nhiêu, càng khắt khe với sự dễ tính của mình bao nhiêu càng đem lại kết quả tốt bấy nhiên. Khi chọn lựa, không cho phép ta cẩu thả và gấp gáp nóng vội, nhờ đó mới được việc.
Phải chọn gà làm giống từ trứng
Nhiều người cẩn thận, chọn lựa gà con làm giống từ lúc chúng còn là những quả trứng trước khi đem ấp. Họ chọn những quả trứng vừa to vừa nặng, vỏ dày, không móp méo, đầu chứa túi khí không quá lớn và phần nhọn của trứng cũng không vót quá.
Chọn gà con một tuần tuổi
Phải theo dõi sức khoẻ của gà tây con từ lúc khẻ mỏ cho đến khi được một tuần tuổi. Chỉ chọn những gà con ra đời đúng ngày (ngày thứ 28 kể từ ngày ấp) và tự đó đủ sức khoẻ mỏ để chui ra khỏi vỏ trứng được. Trên thân mình gà tây con đó không mang một tật bệnh gì và trong tuần tuổi đầu nó sống mạnh khoẻ hơn những con gà khác.Gà tây: Tiêu chuẩn chọn giống tốt
Từ khóa: tiêu chí chọn gà tây làm giống, hướng dẫn cách chọn gà tây tốt, cách chọn giống gà tây tốt, tiêu chuẩn chọn gà tây làm giống, mua bán giống gà tây, cung cấp giống gà tây, trang trại nuôi gà tây, trang trại sản xuất gà tây giống, cơ sở cung cấp gà tây giống,
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó