Tổng hợp kỹ thuật nuôi Chim Cu Gáy

Ngày đăng: 2016-02-03 07:28:27


I. Cách nhận biết chim trống, chim mái: 

Chim trống, chim mái của chim gầm ghì và chim gáy nhìn giống nhau nhưng  thật ra bề ngoài chúng có chút ít khác nhau. Chúng bắt đầu trưởng thành và sinh sản vào khoản 5 tháng tuổi. Để xác định trống mái của 2 giống chim này ban dựa vào những cách sau đây:
– Tròng đen – Vòng tròn của tròng đen của con trống nhỏ hơn và sáng hơn con mái.

– Màu lông – khi ta nhìn thật kỷ sẽ thấy mầu lông của chúng có khác. Lông trên trán của con trống sáng hơn con mái. Riêng chim gầm ghì lông trên trán con trống có màu xám nhạt còn con mái có màu nâu nhạt.

– Kích thước goại hình – Chim trống dĩ nhiên to hơn con mái. Hai con xuất hiện, tướng tá của con trống to khỏe hơn của con mái và cái đầu cua con trống to và cục mịch hơn.

– Giọng – Con trống gáy to tiếng hơn con mái. Con mái rất im lặng và khi con mái gù sẽ có âm sắt cao hơn con trống.

– Gù đấu (gù chào) – con trống sẽ gù đấu; Khi con bạn tình xuất hiện, thì con trống sẽ gù sát đất (gù cái đầu thấp) với con mái nhiều lấn, còn con mái thì hầu như không bao giờ gù, trừ khi trong đàn toàn mái và không có con trống trong khoản thời gian dài.

– Chân của chim trống thì to và dài hơn chim mái.

– Xương dưới bụng (2 xương ghim) gần phao của chim mái thì rộng hơn chim trống. Điểm này hầu như loài chim đều giống nhau, bởi vì chim mái phải có khoản trống để cho trứng nằm.

– Chim trống ngực phải rộng và thường đậu trên những cành chắc chắn, con con mái thì đậu khác hơn (cành nào cũng được).

– Cái đầu của chim trống to và rộng hơn, còn chim mái thì đầu nhỏ và tròn hơn.

– Chim trống chủ động và hung hăng về phía chim trống khác.

– Ngoài ra còn có một số đặc điểm khác để ta có thể nhận biết trống – mái: Khi ghe gù đấu, chim mái ở trong lồng chạy ầm ầm, nhưng đưa chim mồi tới lại không chịu gù; Chim mái khi lên nhánh thế nằm đó, không bao giờ gù, rồi tự nhảy; Khi chim mái cất tiếng gáy thì hầu như chim lồng trộn rồi gáy rất xôn xao. ( điềm này sao giống con người quá ….nghe tiếng cô gái nào nói ngoài của sổ thì bằng mọi giá, các chàng chắc chắn hé cửa ra nhìn…

Tổng hợp kỹ thuật nuôi Chim Cu Gáy

 

II. Kỹ thuật chăm sóc chim cu gáy

1. Chim cu là giống ăn hạt, hạt không được bóc vỏ (xây sát) trước khi cho chúng ăn. Hầu như người nuôi chim thích làm thức ăn bằng cách kết hợp nhiều loại hạt khác nhau. Lúa hạt ngắn, trước khi cho ăn, họ thường rữa sạch bụi và những cọng cỏ, phơi khô rồi cất giữ chúng nơi khô ráo hay bỏ vào chai lọ rồi đậy kín lại để tránh ẩm móc và côn trùng. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho chim cu sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp chất bổ cho bộ lông, đậu thì dồi dào chất bổ, mè thì có chất dầu nên giữ cho lông bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình ( chim ngói, chim gáy …) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ ( cu pháp, cu gầm ghì …) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ, nhưng chúng sẽ ăn bobo hay lúa mì nếu chúng ta cho chúng ăn. Ở thailand, lúa là món ăn chính cho chim cu, những loại hạt khác chỉ món ăn phụ. Chứa đựng thức ăn trong hủ riêng. Không được trộn hạt với lúa bởi vì chim cu chỉ ăn ngũ cốc thôi, như vậy sẽ làm chim cu mập và không khỏe mạnh được.

2. Nước cho chim cu uống phải là nước sạch, nếu dùng nước máy thì đừng che đậy và chờ cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Nếu lòng chim thường treo ngoài nắng, thì nên thay nước mỗi ngày để ngừa triệu chứng khô cổ họng.

3. Chim cu phải cần được nhận ánh sáng mặt trời vài tiếng mỗi ngày. Treo lồng những nơi khác nhau sẽ làm cho chim cu có khí thế và sung hơn, không được để ánh sáng trực tiếp chiếu hết lồng mà phải có bóng râm để có chổ cho chim cu vào khi cần thiết. Chim cu khi phơi nắng thường nằm xòe cánh và đuôi dưới đấy lồng để tống khứ những côn trùng (ve) ra khỏi lông chúng. Nếu không có ánh sáng mặt trời thí phải mua bóng đèn (spectrum light) để chiếu sáng cho chim cu để thây thế ánh sáng mặt trời. Nếu để lồng những nơi tối trong nhà hay là những nơi lạnh, bạn có thể mắc thêm bóng đèn cho mỗi cái lồng với khoản cách phù hợp.

4. Đất đen – ở Thailand, công thức làm đất đen thật đặt biệt, đất đen được làm ra từ cây cỏ và khoán chất, làm nền tản vững chắc cho sức khỏe và giọng gáy cho chim cu. Nó bao gồm chất vôi, trộn với đất và một ít than đập nhỏ (hay mồ hống). Chim cu trong thiên nhiên ăn đất và đất núi lửa (đất đỏ) đôi khi liếm muối để bồi dưỡng chất dinh dưỡng và sức khỏe.

5. Chim cu trong tự nhiên rất cần ăn sạn để nghiền nát thức ăn nhất là những hạt già và cứng. Chim cu cần chất vôi để tạo vỏ trứng và sú thức ăn cho chim con. Đặt biệt cho việc sinh sản và tạo xương của chúng. Sinh học của chim cu mái sẻ lấy chất vôi từ xương chúng để cung cấp đủ cho con cái, bởi thế sự sinh sản sẽ dừng lại đến khi nào có đầy đủ chất vôi chúng cần cho cơ thể. Than củi giúp tiêu hóa và sạn giúp nghiền nát hạt trong mề của chim cu. Đất sạn không nên trộn chung với thức ăn mà phải chứa vào cóng riêng.

6. Muối là chất khoán cần thiết. Chim cu thường hấp thụ những khoán chất vi lượng từ thức ăn nhưng không đủ những phân tử như là iod, mangan, coban … thận trọng cho ăn thêm muối cho vật nuôi rất tốt. Muối biển nguyên chất rất có nhiều khoán chất cho chim cu, nhưng nếu ta cho ăn nhiều quá sẽ làm giảm chất giọng. Tốt nhất cho chim cu ăn muối mỗi tuần một lần, muối cho vào cái dĩa cho chim ăn và ngày hôm sau nhớ lấy dĩa muối ra.

7. Sự hoản sợ ban đêm
– Trong thiên nhiên khi chổ ngũ bị đe dọa (hoản sợ) chúng sẽ bay lên để thoát khỏi sự đe dọa nguy hiểm của chúng. Thỉnh thoản chim trong nuôi trong lồng cũng bị hoản sợ ban đêm. Sự hoản sợ này có thể lảm gảy lông cánh, lổ đầu hay rách mình chảy máu. Sự việc xảy ra khi chim cu ngủ những nơi rất tối hay là những con chim mới đặt trong tình cảnh mới (đổi chổ, chim bổi mới…). Chim cu nhìn đêm tối rât kém nên chúng dễ bị hoản sợ, khi chúng nghe ồn ào và chúng sẽ nhảy ngay và kết quả là bị thương. Dĩ nhiên chim cu càn cố thoát khỏi cái lồng, thì những chắn song lòng sẻ làm chim cu bị thương tồi tệ hơn.

– Cách giải quyết là mắc bóng điện ngủ sao cho vừa đủ ánh sáng cho chúng thấy chung quanh vào ban đêm. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm chim khó ngủ, nếu vậy thì tốt nhất trùm tấm màng để có bóng tối cho chúng ngủ. Tiếng động, đồ đạc trong nhà có thể làm chim hoản sợ.

8. Nhiệt độ
Chim gầm ghì và cu cườm chịu nhiệt rất kém. Khi nhiệt độ hạ xuống 10 độ C chim cu sẻ bị cú rũ, nếu nhiệt độ hạ hơn nữa thì chim cu sẻ chết. Người nuôi nên đặt một bóng điện trong lồng. Vì chim cu là loại sống ở khí hậu xích đạo nên chúng có thể sống ở môi trường mà nhiệt độ lên tới 42 độ C.

 

III. Lồng nuôi Chim Cu Gáy

1. Lồng đơn nuôi Chim Cu Gáy

– Mỗi lồng đơn chỉ nuôi nuôi chứa cho mỗi con chim cu thôi. Thông thường lồng nuôi có kích thước là 16 – 16,5 in ( 40,6 – 61,9 cm). Hai kiều lồng mà người Thái Lan thường dùng là; một, lồng có hình dạng giống như cái trống, hay hình ống, còn kiểu khác có hình ovan (hình quả đào).

– Nang lồng (song) được làm bằng tre nên có thể chống lại côn trùng và mối mọt. Nang lồng làm bằng song mây thì cứng và bền. Nhiều nang lồng làm bằng dây leo nhưng không nhìn đẹp bằng song mây.

– Cầu lồng (dùng để chim đậu) nên chọn kích thước phù hộp cho chân chim đứng bám. Cầu ba cạnh (hình chữ Z) thì rất phù hộp cho loại lồng này, vì nó rât tốt cho chim khi chúng thây đổi vị trí. Một số cầu được làm bằng thủ công, nhám nhưng mịn; để cho chim cu bám chắc hơn. Cầu, thông thường được làm bằng gổ hay rể cây cứng.

– Trong lồng đơn, người nuôi chim nên đặt bổn hủ (cóng) chứa thức ăn bao gồm: ngũ cốc, nước, sỏi cát, và khoán chất.

– Để giữ cho chim cu yên tỉnh và không chú ý những tiếng động, người nuôi phải làm 2 màng vải. Người nuôi che phủ ( trùm ) một tấm màng làm bằng vải mỏng bên trong, màng vải này có chúc năng ngăn ngừa tiếng động gây sợ hãi cho chim gáy nhưng vẫn thấy đối thủ khi thi đấu nên. Một tấm màng dày phủ bên ngoài dùng để trùm kín lòng, giữ chim yên tỉnh và khỏi bị sợ khi di chuyển.

2. Chuồng chim

– Người nuôi nên làm một cái lồng lớn hay là chuồng chim cho chim gáy khi chúng không đi thi đấu. Không được nhốt chim luôn cu trong lồng đơn. Chuồn nuôi rất cần thiết cho chim con, và chim trưởng thành và chim mồi nghĩ ngơi sau khi thi đấu. Chim gáy rất cần một cái chuồng rộng, để chúng cần luyện tập, dùng cơ bắp để bay và giúp chúng có sức khỏe và giọng gáy chúng tốt hơn.

– Nếu có điều kiện thì nên làm chuồng rộng, đặt vào trong chuồng vài nhánh cây cho chim đậu, và chuồng phải có đủ không gian cho chim bay, cái này rất lợi cho chim cho đôi cánh chim. Dưới sàn chuồng nên làm bằng gỗ hay bằng cát trần. Cu gầm ghì và chim gáy là những loại chim đi dưới đất, vì thế chúng thường đi hay nằm dưới sàn chuồng. Một cái chuồng tốt được làm bằng 2 lớp dây kẽm để ngăn ngừa và tránh xa những con vật thường tung hoành và sát hại cho chim cu như là chuột, mèo.

– Không được nhốt chim cu luôn trong chuồng nuôi hay lồng đơn mà phải nuôi nhốt thây đổi. Người nuôi nên nhốt chúng trong chuồng nuôi thường xuyên hơn lồng đơn. Không được nhốt chim trong lòng đơn all time.
Có lẽ người Thái Lan nuôi chim gáy so với người Việt Nam mình có khác…

– Khi người nuôi chọn một đôi chim cu cho đẻ, điều trước tiên là phải cần chuẩn bị một cái chuồng (lồng) đẻ, Chuồng đẻ không có qui định về kích thước, nó chỉ phụ thuộc vào điều kiện nơi ở của người nuôi. Để bảo vệ chim cu từ mèo, chuột và các loài thú ăn thịt khác, chuồng đẻ nên làm bằng lưới sắt. Chiều cao của chuồng nuôi đẻ thường là 45, 90, 135 hay là 180 cm, chiều rộng 60 cm và chiều dài từ 100 đến 180 cm.

– Dưới đấy lồng người nuôi thường đổ cát sỏi khô hay làm bằng gổ ván, bởi vì chim cu ngoài hoang dã thường kiếm ăn ở dưới đất nên việc này giúp chúng cảm thấy giống ngoài thiên nhiên hơn. Chuồng phải đặt nơi có ánh nắng buổi sáng chiếu vào, nhưng cái tổ cần phải đặt trong bóng râm (tối).

– Lần đầu chọn 2 chim cu giống, người nuôi phải để cho chúng “làm quen” với nhau trước khi bỏ vào chuồn đẻ. Nhốt chim cu trống, mái vào hai lồng riêng và treo (đặt) hai cái lồng gần kề với nhau từ một đế hai tuần. Khi cả hai đã quen nhau, ban đêm chúng sẽ nằm ngủ gần nhau. Khi chuyển chúng ra xa nhau chúng sẽ gù và gáy gọi nhau ầm ỉ (cái này sao giống mấy bác quá nhỉ … mất bạn gái ai mà không la làng chứ). Kỷ thuật để tránh chúng gây hấn và đá nhau, nên sang con chim cu mái từ lồng nuôi vào chuồng đẻ trước rồi đặt lồng nuôi của chim cu trống kề bên chuồng chim đẻ. Sau vài ngày sang chim cu trống vào luôn chuồng đẻ. Tốt nhất là nên sang chim trống vào buổi chiều tối bưởi vì chúng không có thời gian để gây hấn và đá nhau. Nếu chúng còn tiếp tục đá nhau thì nên ngăn chúng bằng một tấm bìa cứng hay là bỏ thêm vào chuồng đẻ vài con chim con để chúng có bầu bạn và sẻ hết đá nhau.

– Trong chuồng đẻ nên đặt vài cái tổ làm bằng dây mây, hộp gỗ hay vật liệu khác có hình dạng giống như cái bát (tô) nhỏ, vừa cho chim cu. Nên đặt 3 hay 4 cái tổ trong lồng đẻ để cho chúng chọn. Chim cu sẽ đẻ 2 trứng và nở sau 14 – 15 ngay ấp. Chim trống và chim mái thay phiên sú cho chim con. Không được quấy rối hay kiểm tra chúng thường xuyên, bưởi làm như vậy chúng sẽ bỏ tổ hay bị stress và không sú cho chim con nữa. Suốt những ngày đầu tiên, chim cu cha mẹ sú cho chim cu non bằng sữa của chúng. Sữa này được sản làm thức ăn lỏng ở trong cổ họng của chim cu bố mẹ. Chim cu sẽ chăm sóc con của chúng đến khi chúng có thể tự kiếm ăn, và rời tự rời xa bố mẹ.

– Nhiều người nuôi đã dùng chim ngói sú ,nuôi và chăm sóc chim gáy hay chim gầm ghì con thay cho cha mẹ chúng. Người nuôi có thể dụng chim giống tốt và chỉ lấy trứng cho chim ngói ấp và nuôi, tiến trình này có thể sản sinh ra nhiều chim cu trong thời gian ngắn. Chim ngói không có gây sự với các loài chim cu khác và nuôi chim con rất tốt. Chim ngói có thời gian ấp trứng giống như chim gáy hay chim cu gầm ghì. Chim ngói nuôi chim non rất tốt và chim con sẻ lớn rất nhanh.

– Nuôi chim gáy đẻ phải cho chim mái ăn đầy đủ chất vôi, dinh dưỡng, thức ăn, vitamin …

Thú chơi chim thì có “ muôn hình vạn tượng” về cách chơi. Kẻ thì thích chim đá, ngừơi thì thích chim hót, còn các Bác trong trang này, theo tôi đoán biết vẫn thích chim rập (chim gáy) hơn. Một con chim gáy hay, giá có thể lên đến bạc triệu và thậm chí hơn. Cổ nhân có nói “Con chim quí phải ở lồng son” nhưng có ai hiểu hết nghĩa “lồng son” ấy. Có ngừơi định nghĩa là phải một cái lồng bằng gỗ quí, bên trong phải có cầu ngà, cóng ngọc… và đa số người đời cho rằng ” lồng son” là cái lồng đẹp và rất quí giá, thế thôi. Nhưng lồng son mà nhốp con chim gáy thì quả là “trọc phú” quá, “dị hợm” quá … đôi khi khách tới chơi và chỉ coi cái lồng, “quên” đi chú gáy cưng thì làm cho người chủ gáy buồn lắm lắm…. còn nếu nuôi chim gáy mà nhốt cái lồng to, rộng quá, lông đuôi dài nhằng, thân hình bóng mựơt … thì sẽ bị đánh giá ngay; là không phải “nghệ nhân” chơi chim gáy, và chú gáy cảm thấy mình thật là “hạnh phúc” và “sung sướng” thì làm sao cất tiếng gáy một cách ” Bức bối, tức tới, và dằn vặc” được. Bởi thế người chơi chim gáy sang trọng ở chổ là phải “biết chơi lồng”.

 

IV. Kỹ thuật nuôi Chim Cu Gáy

Lồng chim gáy tiêu chuẫn là lồng quả đào, mà các Bác đã đề cập nhiều trên diễn đàn, nên miễn bàn, nhưng bố trí “nội thất” và “ngọai cảnh” như thế nào thì quả là một vấn đề. Cái lồng quả đào ấy mà bỏ vào vài cái “cóng” bằng chai nhựa “lavie” hay lon “sữa ông thọ” cắt ngang thì khó coi lắm. Nên các Bác “chịu khó” ra tiệm mua cái cóng bằng nhựa hay thủy tinh đựng nước, và kiếm vài cái giỏ đang bằng tre như bác “Kiwi đã làm” để đựng thóc thì hoàn mỹ gì bằng, có vậy chú gáy mới biết rằng chủ của nó cũng “thương yêu” và “chiêu hiền đãi sĩ” vậy, tuy ở trong cái lồng chật chội nhưng cũng không đến nổi “bạc đãi nhân tài” như chú ta và người đời thường nghĩ. Khi có cóng trong tay thì chủ nhân cũng phải trang trí nội thất sao cho hợp lý một tý. Đặt cóng cao quá thì “làm khó” anh tài quá, khi đói khát thì phải ráng dói cổ lên thật là bất tiện …, còn nếu đặt cóng thấp quá thì cũng dễ bị chú ta “khinh khi” rồi ị luôn trong đó… “khổ lắm” nói mãi… nên các Bác phải để vừa tầm cho chim dễ ăn dễ uống. Cái cầu trong lồng tốt nhất là phải tròn và to như ngón tay cái và bề mặt phải nhám nhưng mịn để cho chú gáy cưng dễ đậu… Cái cầu không được đặt sát đáy lồng, mà phải cách đáy lồng khoản 1 cm, vì để sát đáy lòng dễ bị chú ta “hứng khởi” rồi “bum bùm bum” lên đó hay lên những nang lồng thì “mất sức lắm”. Nếu các bác dùng tấm lót để lốt phân thì phải nên dọn vệ sinh mỗi ngày. Còn vị trí treo lòng trong nhà cũng rất quan trọng, nơi treo phải thoáng một tý. Đừng bao giờ treo lồng sát mái nhà, nhất là mái nhà bằng tole vì nóng nên rất dễ bị nhặm mắt, nhất là mùa hè. Cẩn thận với lũ kiến và lũ chuột xăm lăng thức ăn rồi gây hại cho chim cu. Nếu chú chim cu cưng là chim bổi thật hay mới bắt về thì nên che phủ hai phần ba lồng bằng một tấm vải mỏng, để cho em nó cảm thấy an toàn nơi định cư mới. “Nhà sạch thì mát” nên chú bổi cưng mới cảm thấy “hứng khởi” trong lòng rồi cất lên vài tiếng gáy để chủ nhân nó “mát lòng mát dạ” và hãnh diện với ba con lối xóm, rồi nhấc cái telephone gọi cho anh em trong hội chim cu: “À chú bổi của nhà em “chịu gáy” rồi đấy.

– Tiêu chuẩn thiết kế lồng lụp: 0Một cái lụp tốt thì cần ít nhất 3 yếu tố quan trọng sau:
+ Thứ nhất: cái lụp phải gọn, nhẹ, và cứng, vì vậy có thể vác lồng đi cả vài cây số mà không thấy mỏi mệt, khung lồng nên làm bằng thép lò xo thì quả tuyệt vời. Còn nếu có lò xo giường sắt thì càn tuyệt vời hơn.
+ Thứ hai: “mặt qui” (mặt trước) của lụp phải tối màu, chắc, mỏng; tiêu chuẩn này thì mặt qui nên làm bằng cáp dây thắng xe mink là số một, đan mặt qui hình lục giác và lỗ nhỏ như ngón tay cái là ok, sau đó lấy nước chanh chà lên cho tối màu, rồi rữa sạch. Lúc này mặt qui đã hội đủ tiêu chuẫn; mỏng, tối màu và chắc chắn. Khi bổi lên gù trên nhánh thế, ít thấy sợ mà “can đảm” nhập hộ khẩu nhà ta, còn mục đích nữa là đề phòng rủi ro từ cắt, ó và bìm bịp; ba cai thứ này cộng với kiến vàng đã giết biết bao nhiêu anh tài, để chủ nhân của nó “ngậm đắng nuốt cây”.
+ Thứ ba là cầu ngoài (cầu để bẫy) thì phải sáng, to, nhẹ và có độ cong vừa phải. Sáng ở đây không phải dùng sơn hay đánh bóng bằng vétni cho sáng mà là cái cầu sáng màu gỗ tự nhiên. Cong không phải chỗ nào cong cũng được, cong ở đây mình muốn nói là điểm cong và điểm cong ấy cao nhất trong cái cầu và vị trí 1/3 tính từ ngoài vào. Chiếc cầu ngòai sáng và có điểm cong như vậy sẽ tiếc kiệm rất nhiều công sức cho chim mồi.

– Cái lồng một lẽ, nhưng yếu tố chính là phải phụ thuộc vào tài năng của con mồi, làm nhánh thế và cách bố trí lụp cho hợp lý trước khi bẫy. Buổi sáng nên chọn nơi treo lụp mà đối diện có cây cao và có nhiều nhánh khô, vì sáng sớm, cây cao thường để cho những “anh hùng” một cõi đậu lên và cất tiếng gáy, gù… để thị uy thiên hạ. Buổi trưa nên chọn những cây thoáng có bóng mát, riêng lẽ và gần nguồn nước. Buổi chiều thì nên chọn những bụi cây nào mà buổi sáng sớm các em gáy trước khi ra khỏi cội…

Tổng hợp kỹ thuật nuôi Chim Cu Gáy, kỹ thuật nuôi cu gáy

 

V. Tiêu chuẩn chọn lựa chim gáy bổi

– Về đầu Chim Cu Gáy: Đầu nhỏ, tròn, cổ lãi, đa phần là chim rất hay, và rất nhanh miệng, nhưng nhược điểm khó ra mồi, ít bền chim, chăm sóc tốt thì chơi bẫy được khoản 5 năm đến 8 năm sau đó sẽ giảm nước và hầu như không được rừng già nữa, lúc này thích hợp nhất chơi bẫy ở rừng thưa, láng, hay đồng bằng. Đầu to, cổ rô, nuôi khó nổi (căng lửa), nhưng nổi căng thì dễ ra mồi. Loại này đa phần gáy, thúc chậm nhưng bền, thích hợp đi bẫy xa và ở bất cú địa hình nào… nên nuôi.

– Về đôi mắt Chim Cu Gáy:
+ Nếu chim cu gáy có dạng mắt lồi không nên nuôi, bởi vì ít đứng chim, xào lồng, nhác, nóng chim, khó thuần…
+ Mắt lửa: nóng chim, xào lòng, dữ chim, ngu , khi gặp chim ngoài thường bay lòng….không nên chọn nuôi.
+ Mắt vàng: loại này hiền chim, rất sát bổi, nhưng nước gù đấu ít, dặm mắt me nhiếu, nước xa cầu mấy cánh nhiều…
+ Mắt vàng màu nghệ: ít xào lồng, gù đấu tốt, rất tỉnh chim khi giao đấu… loại này thích hộp nuôi ra mồi.

– Khi chim gù: chim có tròng vàng dãn ra, tròn đen co lại, đây là chim sát thủ (may bổi).

– Khóe chỉ: Lông màu đen tính từ khóe mỏ vào nếu: ngoài nhỏ trong lớn thì có nước hậu, bền chim và ngược lại ngoai lớn trong nhỏ thì nước hậu kém.

– Cấp mình: Phải chọn con có hình bắp chuối, ngực nở, to con, nên nuôi nhỏ con thì chơi không có sức và thường bị đứt quãng trong lúc giao đấu, hụt hơi, không nên chọn. Cấp mình ngắn (có nơi còn gọi là mình cù), lóc chóc, ưa xào lồng; Cấp mình dài, chơi bền và rất êm lòng.

– Về màu lông của Chim Cu Gáy:
+ Móc xám là tiêu chí của một con mồi, muốn cho bền và ổn định chim thì phải lựa những con lông mịn, chỉ lông vừa, đen rõ, lông phải bó sát chừng nào tốt chừng nấy. Chim có bộ lông đen quá thì rất khó ra mồi, nếu có ra được cũng khó luyện cho thuần.
+ Lông màu đỏ quá thì nóng chim, gù không biết đối thủ là ai (ngu chim) và thường xào lồng…
+ Lông phao trắng nuôi dễ ra mồi, nhưng không bền
+ Lông phao hồng khó ra mồi , nhưng bên nên đa số các nghệ nhân ưng ý lắm.

– Về đôi cánh của Chim Cu Gáy:
+ Hai bên phải no tròn, lông qui phải nhỏ, mịn và phải đều 2 bên, nếu không đều thì sẽ sáng nắng chiều mưa, chơi chán lắm… đôi cánh phải che khuất phần lưng nhiều chừng nào tốt chừng ấy, nếu chéo cánh càng tốt.
+ Cánh hở lưng: chim rất lười gáy, loại này bắt chim phục cội thì sướng lắm … nhưng đi chơi hội thì thua.
+ Cánh “mốp” thì đa phần không bền chim, chơi cho giỏi lắm thì 4 năm rớt đài.

– Về đôi chân của Chim Cu Gáy:
+ Khô, to, lùn, và đóng vảy nhặc chừng nào tốt chừng đó, nếu có vẩy chẻ vuông góc thì chim có nước phóng, nước rước, con chim có vẩy giao long thì thiên về nước dậm (mắc me) nghe phê lắm… đôi chân như vậy mà có long phủ xuống gối tý thì quá tuyệt, đa phần là chim hay, siêng.
+ Chân chim có vẩy ước thì rất dễ bị nhậm mắt, không nên nuôi.
+ Chim co đôi chân màu đỏ nhạt… là chim thiếu chất khoán nên ít có sung cần phải cho ăn bổ xung chất khoán gắp.
+ Chân chim nhỏ, cao, vuông góc thì đừng nên nuôi, đa số chim như vậy thường là chim già, giẫy đêm, khó nổi…. có nổi ra cũng chòi lòng, lúc nắng lúc mưa…

– Về cườm của Chim Cu Gáy: Cái này là quan trọng nhất trong tướng con chim (bởi thế người ta mới gọi là cu cườm) nó là đại diện cho nước non của con chim gáy, nếu chim có cườm thẳng hàng thì có nước rước. nhưng về nước khuya thường hay bỏ vẹt…
+ Cườm lộn xộn không hàng ngũ thì có nước dặm (mắt me) nhiều hơn.
+ Cườm trắng nhiều hạt to (cườm đá), nước gù được nhưng ưa bị đứt nữa chừng.
+ Cườm trắng nhỏ hạt kèm với cườm vàng thì gù nhiều.
+ Cườm lửa (vàng) nhiều gù nhiều nhưng nóng chim, hay xào lồng.
+ Cườm đen nhiều, thường rất êm lồng, gù khá.
+ Cườm có hình chử V thì gù không ra hồn gì cả, không nên nuôi, bởi vì loại này nhác rừng, chơi thời gian ngắn.

 

VI. Kỹ thuật chăm sóc chim bổi (cu mồi)

– Thứ nhất: Nhiều khi bẫy được chim bổi hay, nhưng chỉ vài ngày sau nó không thèm “ăn uống” rồi lăn đùng ra chết làm cho chủ nhân của nó tiếc “đứt ruột”. Nhiều người cho rằng đó là chim khôn nên sống theo tôn chỉ “freedom or die” (tự do hay là chết). Không phải vậy đâu. Đó chỉ qua sự non kém nghề nghiệp mới để chết như vậy. Chẳng qua con chim không biết ăn uống ở cóng nên chết do đói khát thôi. Nen khi bắt chim bổi, chiều về khi ngang qua suối nhớ nhúng bị chứa ” bổi ” sâu khoản 2 cm, thời gian 5 phút đề cho chim bổi tự uống nước, nếu chứa chim bằng bị nhỏ cá nhân, thì cho uống từng con một, bằng cách đưa cóc chứa đầy nước vào mỏ chim từng con một, chúng sẽ uống ngay, cẩn thận hơn nhét vào miệng chim vài hạt ngô cho chắc ăn. Khi về nhà chứa ngay con chim bổi “độc” ra riêng 1 lồng. Buổi sáng hôm sau, lấy lồng hạ thố, bỏ lúa, bắp (ngô) vào cóng thật đầy sau đó bỏ dưới đất vài hột lúa hay bắp ở gần cóng lúa, thấy chim ăn dưới đất, hết lúa dưới đất, chim thấy lúa trong cóng chúng sẽ tiếp tục ăn… nghĩa là đã thành công rồi đấy. Uống nước cũng vậy, cóng nước chứa đầy rồi dùng một tấm khăn sạch ướt nước, treo lên sao cho khi nước rơi xuống cóng từng giọt từng giọt một, lúc này con bổi sẽ thấy nước, và nó sẽ uống, nếu thấy nó uống nước trong cóng, thì con bổi sẽ không còn sợ chết vì “tự tử” nữa mà sẽ là con mồi hay trong tương lai.

– Thứ hai: Chim đi ngoài bệnh này rất khó trị và con bổi ấy sẽ chết ngay trong vòng ít ngày. Chim rừng tỷ lệ có sán lải rất cao; nên nhiều người mới phục về, thấy phân loãn, thường nghĩ rằng chim bị đi ngoài, nên dùng nhiều loại thuốc đông tây để “điều trị” nhưng không thiên giảm… sán lãi không giết chết chim, nhưng dùng sai thuốc có thể hại chim một cách vô tình và lâu dài. Khi chim có lải thông thương phao của nó lúc nào cũng “ướt” . Nếu vậy thì dùng thuốc xổ sán lải cho gia cầm, trị đúng liều lượng … thì chúng sẽ hết sán lải trong vòng một tuần. Còn việc sai lầm khác nữa là chim nhẩy đêm cũng có hiện tượng đi ngoài, phân xanh. Nếu đúng vậy thì nên tìm cách “che chắn” cho chim khỏi nhảy đêm, được vậy phân sẽ không còn loãng, theo kinh nghiệm, khi chi hết nhảy đêm, thì chim sẽ “nổi” căng và chuẩn bị ra mồi rồi đấy; Bởi thế chim có hiện tượng đi ngoài thì nên theo dõi thật kỷ mà trị cho đúng bịnh. Nhiều người có kinh nghiệm chuyên sâu về con chim gáy, có thể nhìn con chim gáy rồi nhìn phân, có thể đoán được khi nào con chim ấy có thể ra mồi là vậy. Ví dụ: thấy chim bổi có bộ lông mướt, mắt hơi đỏ, phân to, không lỏng thì con chim ấy có thể ra mồi từ 3 đến 6 tháng sau… đây là bí quyết để đi “mua” chim bổi.

– Thứ ba: Chuyện đấu chim, khi chim bổi có chiều hướng “sung”. nhiều người nghĩ rằng dùng mồi thục đấu với bổi sẽ làm bổi “căng” hơn. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Chim bổi khi đang sung lên, là nó đang trong thời kỳ chuẫn bị tranh giành lãnh địa, nên nó chỉ gáy hơi nhiều và hơi căng thôi, chứ chưa nổi lắm, đấu chim, nó vẫn đấu dữ dội, nhưng khi hết đấu nó sẽ bị xuống theo thời gian, nhất là gặp những anh mồi già mồm thì bổi sẽ nằm liệt luôn, có xung lửa lại thì nó cũng dễ thành mồi lúc nắng lúc mưa sau này. Tệ hại hơn có nhiều bác cho nó đấu gù mới chết chứ… có khi gù đến tắc tiếng luôn … muốn kích chim cho xung lửa hơn, nên để chim mồi thật xa, ít nhất là 100 m, cho đấu vài tiếng đồng hồ rồi đừng cho đấu nữa, làm như vậy chim rất dễ xung hơn. Còn khi nào nó xuống cầu, thúc gù với đôi cánh nhịp nhịp cả ngày… lúc này có đập chết cũng không hư… nói thì nói như vậy thôi … tốt nhất là đấu những con mồi cở trung bình thôi. Bởi nếu gặp mồi hay quá (nhất là mồi già gù) dễ bị knock out thì tiếc lắm, dù gì nó cũng là con bổi thôi mà. Nếu có đấu thì nên đấu theo hình bật thang; hôm nay đấu con mồi tệ nhất, ít ngày sau đầu con mồi hay hơn ty…. cứ như vậy mà tăng lên. Nhưng nên nhớ đừng bao giờ đấu gần và nhất là đừng cho gặp mặt gù quá lâu … dễ bễ chim.

– Thứ tư: Sự tham lam quá độ có thể làm hư một con mồi tương lai. Con chim mồi mới tiếng gáy còn “rung” nên rất sát bổi, nhiều khi gọi và bắt bổi nhiều hơn chim thuộc. Nên chủ nhân của nó hứng chí lắm nên quên rằng em nó là chim mồi tập nên cứ gặp, nghe chim rừng gáy… bẫy, đấu, bắt thoải mái… hậu quả đi vài chuyến là chim mồi “bẹp” luôn. Khi con mồi tơ mới đi tập, đừng nên bắt nhiều, khi gặp con bổi già rừng thì đừng bao giờ cho đấu lâu, chỉ vài chục phút nên xách lồng bẩy nơi khác. Nếu gặp những con già lồng đấu ít thôi, để vài ngày tới cho đấu lâu hơn. Khi mồi cứng rồi cho đấu thoải mái. Nếu những ngày đầu đi bẫy nên tìm những con chim bổi thường, bắt 1 hay 2 con bổi dễ bắt. nếu gặp những con bổi già lồng hay già rừng thì nên để dành đó khi nào con mồi “cứng” sẽ quay lại tính sổ với chúng. Đừng nên bắt quá nhiều chim bổi trong một chuyến, vì làm thế con mồi sẻ bị “rớt” trong thời gian ngắn… vì ngán….

– Thứ năm: tập thói quen cho chim; như tập gù sào, chơi một buổi, cho chim nghĩ trưa… đó là điều rất tệ hại cho chim mồi sau này. Khi chúng đã quen cách chơi như vậy thì sẽ rất khó trị. Khi tập chim bổi nên phải kiên nhẫn, trên mọi địa hình, Cây cao, cây rậm… làm láng hết. Nhưng tốt nhất là tập ở rừng già trước. Khi thuộc ở rừng già rồi thì bẫy bất cứ lúc nào, bất cứ địa hình nào… vì chim chơi tốt ở rừng già sẽ chơi tốt hơn ở rừng thấp, láng … còn ngược lại thì chưa chắc được như ý. Khi treo bẫy chim mồi tập, cội đầu tiên phải chờ cho nó gáy mới chuyển cội, dù phải chờ lâu, nếu không nó sẽ dễ bị “sượng” và lười sau này. Khi đi tập thì phải đi suốt ngày, kể cả buổi trưa nắng nóng, nếu không chim dễ có thói quen, gáy một buổi,sáng gáy, trưa nghĩ, chiều nghỉ luôn thì phiền…

* Chú ý: khi tập chim mồi: đừng bao giờ đi quá xa nơi bẫy chim, vì chỉ cần sơ ý tý…gặp chồn, cắt, kiến, bìm bịp… thì …. coi như công cóc.

 

VII. Kỹ thuật bẫy chim

Có 3 thứ rất quan trọng trong việc bẫy chim gáy (thời cơ, địa lợi và nhân hòa), nếu kết hợp cả 3 điều này tốt thì hiệu suất bẫy chim cao hơn.
– Về thời cơ: Tim hiểu thật kỹ về con chim bỗi (kết), thời điểm nào nó hăng (sung) nhất để phục. Đây là điều quan trọng hàng đầu. Thông thường con rừng hăng nhất là lúc hắn ta sống một mình và đã làm chúa được một vùng, loại này sáng ngũ dậy bay lên cây cao gáy gù thật rôm rả, khi thấy em nào bay sạt qua, hoặc nghe em chim lạ nào gáy….thì hắn ta bay tới và đuổi đánh thật mảnh liệt. Còn loại còn lại là từ sáng tới chiều chỉ đứng trong bụi và thúc trận với chim mái nhè nhẹ …. nghe thật sướng tai. lúc này rình rình đi tới rồi bẫy lót thì sướng biết chừng nào…

– Về địa lợi: phải biết được vị trí con chim bổi đàng làm chúa ở khu vực nào, thường gáy ra oai ở cây cội nào nhất… nếu đặt bẫy sai vị trí lãnh thổ cũng làm cho con mồi khốn đốn vô cùng, nhiều khi chỉ cách nhau một bờ ranh, con đường mòn, hay là sai hướng thì coi như công cóc, dù chim mồi có làm rát cuống họng thì nó có về đấu chăng nữa thì chỉ đấu cầm chừng thôi, và rất ít có cơ hội nhập hộ khẩu nhà ta…

– Về nhân hòa: Dù chim hay cở nào mà, nhưng chủ nhân của nó yếu tay nghề, hoặt cẩu thả cho điểm này thì có ngày sẽ ôn hận … thông thường nhất là bể trận nhì là “bể chim”. Trước khi treo lồng thì phải quan sát gần nơi bẩy có đường mòn nào, có người làm rẫy đốn củi gần đó không, treo lồng cao chừng nào tốt chừng ấy, nhánh thế phải chọn cho thật đẹp, tốt nhất là đừng bao giờ chọn nhánh thế quá xa, quá cao và nhất là quá to; vì quá cao, quá xa chim bổi rất khó nhảy và rất dễ bị trượt… còn quá to thì có ngày gặp bổi già gù thì chim mồi rất dể bể mồi bởi thế nên chọn nhánh thế nhỏ thôi, và cái cầu ngoài phải sáng và to hơn nhánh thế là tốt nhất. Để ngăn ngừa kẻ thù của chim gáy (trộn, chồn, bìm bịp…) nên việc quan sát thì phải “me” gần lồng, và quan trọng nhất là phải để mồi trong tầm mắt… Nếu lỡ chim rừng có đậu sát chổ ngồi thì cứ ngồi im đừng nhúc nhích, chờ cho đến khi nó đấu và chuyền gần tới lòng thì lúc ấy ta tha hồ chuyển chố… Ngoài ra banchu tôi và các bạn chơi chim còn rút kinh nghiệm rắng;nếu gặp những trường hợp dưới thì hôm ấy rất khó bắt bổi.

 

VIII. Dụng cụ bẫy chim

Nếu bẫy quanh nhà thì lụp, sào, bị chứa “cà tàng” sao cũng được… Còn nếu đi bẫy xa thì phải chuẩn bị sao cho gọn, nhẹ và phải tiện lợi duy chuyển trên mọi địa hình… Nếu đi xa mà không trang bị cho tốt dụng cụ chơi thì đôi khi rất bực mình và sao mà còn hứng thú.

– Lụp: có nơi còn gọi là lục, bẫy rập cu… cái này rất quan trọng. Nếu cái lụp quá to, quá nặng thì chủ nhân khó lòng mà “vác” đi xa …”vì mệt” và cồng kền nên chủ nhân đánh lòng vòng giữ xe cho đồng nghiệp. Một trong những điểm quan trọng nữa là mặt lụp phải xếp được và nên xếp khi di chuyễn. Lá dùng “lộp” cho lụp thì phải xanh, nhẹ, dai khi héo, tốt nhất nên dùng lá nanh heo, keo lá tràm, hai loại này có thể chơi suốt 2 tuần… tốt nhất là nên thây lá mới cho mỗi chuyến đi… vì lá mới sẽ giảm độ nóng cho chim, nhất là mùa hè… và nhớ cắt tỉa gọn gàng sau khi lộp lụp. Ngoài ra còn phải có áo lồng để che lụp khi di chuyễn xa, hay là ngủ qua đêm gần địa điểm bẫy, áo lồng nên dùng màu tối, nếu làm màu quá sáng hay rằn ri thì mồi hay bị hoẵng sợ mà bung lồng (giãy)… hạn chế lộp lụp bằng lá vải, nhựa, vì 2 loại này vừa nóng chim và dễ bị vướng nếu móc trong bụi rậm hay gần những cây táo rừng, mắc ó… nhiều khi móc lụp thì được đến khi lấy xuống… không được… nữa bên cây, nữa bên sào… lúa thóc đổ tùm lum, mồi thì giãy phạc phạc…. chủ nhân thì mỏi tay….tiến thoái lưỡng nan…. thiệt tình…

– Sào: có nơi còn gọi là ” sào câu liêm “. Thông thường sào được làm bằng tre “tầm vông” loại này dùng làm sào thì quả là tuyệt, đặt ruột, bền, chắc, vừa tầm tay… chọn tre làm sào thì nên chọn cuối mùa xuân (tháng năm là tốt nhất)… lúc này thân cây tích nhựa để chuẩn bị cho măng mọc nên rất cứng và ít bị mọt ăn… chọn những cây già, thân thẳng., coi kỷ có bị sâu mọt ăn không… nếu thân không được thẳng thì nên uống lại bằng cách hơ lửa rồi uốn… nếu không uốn được thì nên chọn nhiều cây… rồi cắt khúc khoản 70 cm tới 110 cm rồi dùng ống sắt hay inox nối lại, nếu sang hơn thì nên vào tiệm thợ tiện, móc những khúc nối có thể nối lại khi treo mồi và mở ra khi di chuyễn… dễ dàng hơn, nên làm sào chim khoản 4 khúc là vừa và tổng độ dài của cây sào khoản 3 – 4 m là tốt nhất… Câu liêm thì nên làm bằng thép cứng, phải mỏng, bén, điểm này rất quan trọng cho việc đánh lót, và ” nhẹ nhàng” khi cắt tỉa nhánh thế… Hôm nay, nhiều người ở phố thị dùng sào nhôm, sào inox… kéo ra, rút sào lại rất nhanh và rất tiện cho việc đi bẫy xa… nhưng hạn chế của sào nhôm thì yếu còn sào inox thì quá nặng… đôi khi cũng rất phiền lòng cho những chuyến đi.

– Bị chứa: dưới đít bị nên đan bằng dây thép mảnh và lổ rộng khoản 2 ngón tay là vừa, chung quanh nên dùng vải nhạt màu và hơi dày tý (vải may quần tây) là được, vải mỏng quá thì dễ rách và chim bổi thấy cảnh chung quanh rồi nhảy “tưng tưng”… gây ra sự khó chịu cho người lẫn mồi… ngăn ngừa việc sẩy bổi trên miệng bị phải làm thắt gút cho kỷ càng … có bác khi bắt bổi, bỏ vào bị, khi rút tay ra thì chim bổi theo tay bay ra ngoài luôn, có khi đang ngồi rình chim nhập tàn … con bổi trong bị bay ra, làm giật mình… tưởng rằng chim đi ăn gặp người bay ra… đôi khi còn phán “con quỉ này đui hay sao, ngồi đây mà rán bay vào làm giật mình…” đến khi coi lại, miệng bị thì… Nhiều người dùng túi như túi đựng chào mào hay khướu… để chứa bổi…nhìn thấy mấy cục thật là sướng mắt,… và rất tiện lợi cho viêc bẫy trong ngày, nhưng rất dễ làm cúm và hư chân chim bổi khi ta bẫy thời gian dài ngày… nhiều khi về nhà thả bổi vào lồng chứa bổi đứng dậy không nổi…

– Ngoài 3 phụ kiện chính kia, còn phải nên sắm một cái võng tốt (võng quân đội). Võng còn có thể tránh kiến, bồ cạp và rết… một trong những thú mà banchu tôi thích nhất là vừa nằm võng vừa thưởng thức chim nhập tàn, tay điếu thuốc thơm…. thì không có cảnh tiên nào bằng…. quan trọng hơn là tối về có chỗ ngũ khi đánh xa… khỏi phải xin vào nhà người ta ngủ nhờ… phiền phức. Nên sắm thêm đôi giày… tốt nhất là giày bata…. loại này vừa nhẹ, rẻ, và rất mau khô khi lội nước, sắm thêm một bộ áo mưa loại tốt, nhất là loại có quần… vì buổi sáng còn sương đọng trên cỏ nên rất dễ ướt quần … nhẹp nhẹp thật khó chịu… nên mặc thêm quần áo mưa vào thì… sướng lắm phải không các bác…

 

IX. Nhìn chỉ mỏ đoán chim

– Cái chỉ mỏ ngoài nhỏ trong to thì chim chơi hay nước trong (chung cội), tệ nước ngoài (nước xa), những con như vậy + cấp mình dài: chơi bền chim và sát bổi, và hầu như trở nước liên tục. Nếu cấp mình ngắm thì thường hay hụt hơi, ưa soái, nhưng khi hết soái… làm tiếp…. loại này chơi ngày càng hay, nhưng hơi hiếm.

– Ngoài to, trong nhỏ dù cấp mình nó to, dài cở nào… thì nước ngoài khá hay, nhưng nước trong ít trụ lâu được, và luôn bị xuống nước, vì điều này làm chủ nhân nó dể nhàm chán, đôi khi rất bực bực mình … nếu cái đầu nhọn cái chỉ mỏ nó chiếu thẳng vào tròng con mắt thì nó rất may bổi và bắt bổi rất nhanh… loại này chơi còn được, còn nếu nó chỉa xuống phía dưới con mắt thì dù con mồi hay cách mấy… cũng là con mồi không may bổi… Đôi khi kêu bổi về cho mồi của thằng hàng xóm nó ăn thôi…

– Những con có cái chỉ mỏ ngắn (đoản chỉ) thông thường yểu tử và rất dễ bị đứt (bể, chết) nữa chừng… nên cẩn thận với những con mồi như thế này, bác nào có mượn thì cũng nên dành tý tiền … để có mà đền.

– Tiêu chuẩn nhất là con chim mồi có cái chỉ mỏ đậm, to, dài và phải thẳng + cấp mình tốt tốt tý thì rất hạp và rất bền chim. Có nhiều bật tiền bối còn cho rằng con có chỉ mỏ to đậm dài + cấp mình dài thì nước rước nước gù bao la và đấu với bổi rất thừa hơi… và gù rất thư thả khi có bổi…. còn con có






TIN TỨC KHÁC :