Chăn nuôi
Các biện pháp phòng trị bệnh đậu ở chim bồ câu
Hiện nay, phong trào nuôi chim bồ câu đang phát triển. Đã có nhiều gia trại nuôi chim bồ câu với số lượng vài chục đôi đến hàng trăm đôi; khi chăn nuôi với số lượng nhiều, vấn đề phòng chống dịch bệnh càng cần được quan tâm.
Thời tiết mùa xuân và mùa hạ, nhiệt độ và độ ẩm cao, muỗi phát triển nhiều, đây là nguy cơ lây lan bệnh đậu trên đàn bồ câu.
Đặc điểm của bệnh đậu ở chim bồ câu
• Tạo thành các mụn đậu, thường ở những phần không có lông (mào, tích, quanh mắt, chân).
• Các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh.
• Gây tỷ lệ chết cao cho gà con, chim non.
• Bệnh xảy ra nhiều vào mùa xuân, mùa thu.
dấu hiệu của bệnh đậu ở chim bồ câu
Đường lây lan của bệnh đậu ở chim bồ câu
• Chủ yếu qua các vết xây xát ở vùng da không có lông.
• Lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe.
• Do muỗi đốt và truyền mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.
Triệu chứng của bệnh đậu ở chim bồ câu
• Mụn đậu mọc ở những vùng da không lông (mào, tích, xung quanh mắt, chân, mặt trong cánh).
• Mụn có màu sắc khác nhau, từ màu trắng trong, màu hồng thẫm rồi chuyển sang màu xám.
• Mụn đậu khô dần, đóng vảy, tạo thành nốt sẹo có màu vàng xám.
• Trường hợp mụn ở mắt làm cho chim bồ câu bị mù.
• Mụn đậu mọc trong thực quản, chim bồ câu thường không ăn, uống được và chết.
Bệnh tích
* Dạng hầu họng
Bệnh tích: mụn đậu mọc trên niêm mạc miệng, thực quản
• Thường xảy ra ở chim bồ câu non.
• Gây các vết loét ở miệng, họng.
• Làm cho chim bồ câu khó ăn, khó thở rồi chết.
• Trong miệng và họng có lớp màng giả màu vàng xám.
• Chim bồ câu dễ bị nhiễm vi khuẩn kế phát.
Phòng bệnh đậu ở chim bồ câu
• Phòng bệnh bằng chủng vaccine đậu gà.
• Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, dùng thuốc diệt côn trùng theo định kỳ.
Chống bệnh đậu ở chim bồ câu
• Cạy mụn đậu và cạo hết bã đậu sau đó bôi dung dịch Glyxerin i-ốt, 1% Xanh Metylen lên mụn đậu (bôi hàng ngày), ít ngày sau mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
• Trường hợp chim bồ câu bị đậu ở niêm mạc miệng, có thể dùng thuốc sát trùng nhẹ như a-xít bô-ríc 3%.
• Bổ sung thêm vitamin, đặc biệt vitamin A. Nếu bệnh nặng cần bổ sung thêm kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
• Các chất thải của chim bồ câu, ổ đẻ cần đốt hết.
• Phun sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian chim bồ câu bị bệnh.
• Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng (cho ăn, uống tốt, bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực) để tăng sức đề kháng cho chim bồ câu.
Theo TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó