Chăn nuôi
Các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi trâu, bò
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng, vệ sinh, phòng bệnh rất quan trọng. Vì vệ sinh, phòng bệnh tốt giúp giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh với chi phí thấp, hợp lý. Mặt khác, giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm lây từ vật nuôi sang người đồng thời tạo ra sản phẩm (thịt, sữa … ) chất lượng, vệ sinh và an toàn cho tiêu dùng.
1. Các biện pháp chung để phòng bệnh trâu bò
(a)- Khi mua trâu bò về nuôi cần chọn mua từ các cơ sở chăn nuôi, những vùng không có dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành. Phải chọn mua những con khỏe mạnh, không bệnh tật và phải được tiêm phòng đầy đủ theo quy định của cơ quan thú y.
Trâu bò mới mua về phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 2-3 tuần. Chỉ những con không có dấu hiêu bệnh mới được nhập chung vào đàn cũ.
(b)- Tốt nhất là xây dựng chuồng nuôi trâu bò xa nhà ở hoặc chí ít cũng tách rời nhà ở, cuối hướng gió. Nên xây chuồng theo hướng Đông – Tây, bảo đảm đủ diện tích, khô ráo và thông thoáng.
(c)- Hàng ngày phải làm vệ sinh, quét dọn chuồng nuôi. Tất cả phân và rác thải phải được thu gom và ủ nhiệt sinh học để diệt mầm bệnh. Nếu có điều kiện nên xây bể biogas để xử lý chất thải đồng thời tạo ra nguồn năng lượng phục vụ đun nấu và thắp sáng.
Khi không có dịch, cứ 2 tuần sát trùng chuồng nuôi một lần và khi có dịch xảy ra, sát trùng mỗi tuần 1-2 lần. Có thể dùng các biện pháp sát trùng sau đây:
– Dùng Han Iodin 10%, pha với nước thành dung dịch 1%, phun chuồng không có trâu bò và pha nồng độ 0,5%, phun chuồng đang có trâu bò
– Dùng Hantox-200, pha thành dung dịch 5% phun chuồng nuôi.
– Dùng nước vôi 10% hoặc rắc vôi bột trên nền chuồng và xung quanh chuồng
(d)- Cho trâu bò ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng. Không cho trâu bò ăn thức ăn thối mốc, thức ăn ướt, dính nước mưa, dính bùn đất. Không chăn thả trâu bò nơi sình lầy, đọng nước hoặc gần các khu công nghiêp.
Cho trâu bò uống đầy đủ nước sạch, nước không bị ô nhiễm. Khi có lũ lụt cần xử lý nước bằng Cloramin T, B (dùng 300g thuốc pha trong 01m3 nước và cho trâu bò uống).
(e)- Hàng ngày quan sát để phát hiện bệnh tật và điều trị kịp thời. Trường hợp có dịch xảy ra tuyệt đối không bán chạy gia súc, không giết mổ và ăn thịt (tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan thú y).
2. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trâu bò
Trâu bò có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, biện pháp tốt nhất để phòng các bệnh này là tiêm vác-xin
a. Phòng bệnh Lở mồm long móng:
Sử dụng vac-xin LMLM, loại vacxin chết, chứa một hoặc nhiều chủng huyết thanh lưu hành (typ O, A, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3).
Bê, nghé đạt 4 tháng tuổi tiêm lần đầu, đến 12 tháng tuổi tiêm lần thứ 2. Sau đó tiêm mỗi năm 01 lần, miễn dịch kéo dài 12 tháng. Liều tiêm 03ml/con (tiêm dưới da cổ)
b. Phòng bệnh Tụ huyết trùng:
Có thể dùng loại vác-xin THT chủng R1 (là vac-xin chết); vác-xin THT chủng P52 (vac-xin vô hoạt) và vác-xin THT chủng Iran (vac-xin chết)
– Vác-xin THT chủng R1: Tiêm liều 02ml/con (tiêm dưới da cổ), 02 lần/năm.
– Vác-xin chủng P52: Bê, nghé dưới 01 năm tuổi tiêm 1,5ml/con. Trên 01 năm tuổi, tiêm 02ml/con. Tiêm dưới da cổ, 02 lần/năm.
– Vác-xin chủng Iran: Liều 02ml/con. Tiêm dưới da cổ, 02 lần/năm
c. Phòng bệnh Dịch tả:
Dùng vac-xin DT đông khô (là loại vac-xin sống nhược độc). Chỉ tiêm cho bê, nghé trên 6 tháng tuổi và trâu bò trưởng thành. Liều tiêm: 02ml/con. Tiêm dưới da cổ, 01 lần/năm.
d. Phòng bệnh Nhiệt thán:
Dùng vac-xin nhiệt thán (vác-xin nha bào nhược độc). Liều tiêm: 01ml/con. Tiêm dưới da cổ. Mỗi năm tiêm 01 lần trước mùa mưa.
3. Phòng và trị các bệnh ký sinh trùng
a. Phòng và trị các bệnh ký sinh trùng đường máu
– Sử dụng Trypamidium để phòng & trị bệnh Tiên mao trùng: Tiêm tĩnh mạch với liều 01mg/kg khối lượng cơ thể. Pha thuốc với nước cất hoặc nước sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%) thành dung dịch 2-3%. Thuốc đặc hiệu trị bệnh Tiên mao trùng đồng thời có tác dụng phòng bệnh, kéo dài khoảng 1-1,5 tháng. Nên tiêm vào mùa hè khi ruồi mòng (vật chủ trung gian truyền bệnh) phát triển mạnh.
– Sử dụng Hemosporidin để điều trị bệnh Lê dạng trùng: Liều tiêm 0,5mg/kg khối lượng cơ thể, pha thành dung dịch 1%. Tiêm tĩnh mạch.
b. Phòng và trị bệnh Sán lá gan, Sán lá dạ cỏ
– Sử dụng Fasinex (liều 10mg/kg khối lượng cơ thể, đường miệng) hoặc Dovenix (tiêm 01ml/20kg khối lượng cơ thể)
– Sử dụng Dertil B, liều 8-9mg/kg khối lượng cơ thể (cho uống)
– Sử dụng Albendazol, liều 50mg/kg khối lượng cơ thể (cho uống)
c. Phòng và trị bệnh Giun đũa bê nghé và các loại giun tròn khác
– Sử dụng Levamisol: Tiêm bắp thịt, liều 01ml/10kg khối lượng cơ thể (hoặc 6-7mg/kg khối lượng cơ thể)
– Sử dụng Mebendazol, liều 15-20mg/kg khối lượng cơ thể (hòa với sữa hoặc nước cho uống)
– Sử dụng Ivermectin, liều 0,2-0,3mg/kg khối lượng cơ thể (tiêm dưới da)
d. Phòng và trị bệnh ngoại ký sinh (ve, rận)
Phun định kỳ 02 tuần/lần. Sử dụng các loại thuốc Abuitox, Amitaz hoặc Hantox-200
Phùng Quốc Quảng – VACVINA
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó