Chăn nuôi
Các biện phương pháp phòng trị bệnh suyễn heo (Viêm phổi ở heo)
Bệnh viêm phổi địa phương trên heo hay bệnh suyễn heo là bệnh quan trọng trên đường hô hấp của heo ở các trại chăn nuôi cũng như hộ gia đình. Tỷ lệ heo mắc bệnh khá cao, tuy nhiên tỷ lệ chết thường thấp, bệnh gây thiệt hại rất lớn do heo mắc bệnh chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao và dễ dàng phát bệnh viêm phổi cấp tính nếu bị nhiễm kế phát các loại bệnh khác.
Nguyên nhân của bệnh suyễn heo (Viêm phổi ở heo)
Bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, thường xảy ra ở thể mạn tính với đặc điểm gây viêm phế quản, viêm phổi. Tuy nhiên, nếu nhiễm kế phát các loại bệnh khác (Bordetella bronchiseptica, Pasteurella multocida, Haemophillus pleuropneumoniae, Streptococcus và Staphylococcus, PRRS) thì bệnh sẽ càng trầm trọng hơn.
Bệnh chỉ xảy ra khi có các yếu tố stress bất lợi thúc đẩy: sau khi nhập heo mới vào trại, thay đổi khí hậu lúc giao mùa, trời lạnh, khí hậu ẩm ướt, mật độ chuồng nuôi cao, thức ăn không cân đối, thiếu vitamin A, D, E,...
Đặc điểm dịch tễ của bệnh suyễn heo
Nguồn lây bệnh chủ yếu từ heo bị bệnh, heo chết. Bệnh lây qua heo khỏe do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp và đường miệng, heo mẹ truyền qua heo con.
Heo tất cả các lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh, nhưng bệnh xảy ra mạnh và lây lan nhanh ở giai đoạn sau cai sữa và heo choai. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất lúc trời lạnh và ẩm.
Cơ chế gây bệnh suyễn heo
Mycoplasma thường trú tại amidal hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể heo dưới tác động trực tiếp của các yếu tố stress có hại, chúng tăng độc lực và chui vào niêm mạc các phế quản và phế nang, ký sinh và sinh sản ở đó gây viêm cata phế quản, tăng tiết dịch bề mặt niêm mạc và kích thích tiết chất nhầy phủ dầy và nút kín nhiều nhánh nhỏ đối xứng của phế quản, trước hết là các thùy đỉnh, thùy giữa. Đến đây, nếu heo có sức đề kháng tốt thì hiện tượng viêm phế nang và phế quản sẽ dần được khắc phục và heo dần hồi phục. Ngược lại, nếu tác động các yếu tố stress bất lợi kéo dài thì sức đề kháng của cơ thể giảm và bệnh nặng hơn. Các vùng phổi bị viêm sẽ là nơi lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh thứ phát phát triển làm cho bệnh diễn biến phức tạp và trầm trọng hơn. Từ ổ viêm cata có thể biến thành các ổ áp xe mủ, từ viêm thùy đỉnh, thùy giữa lây lan sang thùy khác, có thể viêm dính màng phổi, viêm màng tim và thể trạng heo xấu đi nhanh chóng. Trong các trường hợp này,bệnh suyễn trở thành bệnh tổng hợp của hàng loạt chứng bệnh đường hô hấp.
Triệu chứng của bệnh suyễn heo (triệu chứng của bệnh suyễn ở heo)
Thể cấp tính:
Bệnh ít phổ biến, chỉ xảy ra khi bệnh xâm nhập vào trại lần đầu tiên.
Heo thường tách đàn, nằm ở góc chuồng, kém ăn, chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ (40-40.5 0C) heo bệnh hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy.
Hình 1. Heo chảy nước mũi
Heo khó thở, ho nhiều, sốt ngắt quãng, ăn kém.
Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất vào sáng sớm đặc biệt khi trời lạnh.
Heo thở thể bụng, kiểu chó ngồi, nhịp tim và nhịp thở tăng
Hình 2.Heo thở kiểu chó ngồi
Trong 1 ô chuồng đầu tiên chỉ một vài con bị ho, sau đó lan ra toàn đàn. Bệnh ít gây chết nhưng heo thường bị viêm phổi kế phát.
Thể mạn tính:
Thường là do từ thể cấp tính chuyển sang, đây là thể bệnh phổ biến nhất.
Heo ho khan từng tiếng hay từng chuỗi dài, đặc biệt là lúc sáng sớm hay buổi tối sau khi ăn xong
Heo thở khó, thở khò khè về đêm
Heo ăn uống bình thường, nhưng còi cọc, chậm lớn, da kém bóng, lông xù.
Trong trại có một số con bị viêm khớp, đôi khi bị liệt.
Bệnh tích của bệnh suyễn heo:
Bệnh tích đặc trưng của bệnh do Mycoplasma gây ra là ở phổi và hạch phổi.
Hạch phổi sưng to, gấp 2-5 lần bình thường.
Hình 3. Hạch phổi sưng 2-5 lần
Thường viêm phổi bắt đầu ở thùy đỉnh, sau đó lan sang thùy tim và thùy hoành cách mô, với đặc điểm đặc trưng là có tình chất đối xứng.
Hình 4. Phổi nhục hóa bắt đầu thùy đỉnh
Hình 5. Phổi bị viêm, gan hóa
Các ổ viêm lan từ khí quản vào tận phế nang gây tắc nghẽn phổi, phổi xẹp dần, lâu ngày vùng phổi đó bị nhục hóa, gan hóa, không thực hiện được chức năng hô hấp.
Các biện pháp phòng và trị bệnh bệnh suyễn heo:
- Thức hiện chăm sóc quản lý tốt đàn heo, tránh stress cho heo
- Chuồng trại thông thoáng, không nuôi với mật độ quá cao
- Định kỳ phải tiêu độc, khử trừng chuồng trại
- Đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống. Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
- Con giống phải được mua từ những vùng, trại an toàn dịch. Trước khi nhập đàn phải nhốt riêng, theo dõi từ ít nhất 30 ngày.
- Kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc, lai lịch heo đực giống
- Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch vaccine cho heo nái và heo con
- Khi heo bị bệnh: cách ly và điều trị riêng, sử dụng kháng sinh để điều trị như: tylosin, Tiamulin, florphenicol kết hợp với chăm sóc, tăng trợ sức, trợ lực, giảm ho long đờm cho heo.
Theo Công ty TNHH Nhân Lộc
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó