Chăn nuôi
Giới thiệu các phương thức lây truyền bệnh dịch tả trâu, bò
Bệnh dịch tả trâu, bò gây ra do một chủng virút được Nicolle và Adin tìm ra năm 1902. Sau đó các nhà khoa học đã nghiên cứu, phân loại xếp virút này vào nhóm Paramyxovirus và đặt tên là Rinderpest virút. Genome (hệ gen) của virút là ARN một sợi đơn nhất khoảng 5-7 MDa, chiếm 0,5% khối lượng virion. Đặc tính miễn dịch của virút dịch tả trâu, bò ở các nước đều giống nhau vì trên thế giới chỉ có một giống virút gây bệnh dịch tả trâu, bò.
Virút nuôi cấy được trên màng nhung niệu của phôi gà.
Virút có sức đề kháng kém với nhiệt độ và các dung dịch hoá chất. Ở 600C, virút bị tiêu diệt trong vài phút. Trong thịt muối, virút sống được một tháng. Dung dịch axit phênic 2%, Iodin 1%, Clorin 3%, crêolin 2%, HgCl2 (Chlorua thuỷ ngân) 1% diệt được virút trong 10 phút. Nước vôi 10% diệt virút trong 2 giờ.
Hình ảnh minh họa
- Loài vật mắc bệnh
Trâu, bò nhà và rừng, dê, cừu, hươu, nai, lợn nhà, lợn rừng, lạc đà đều có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh.
Ở nước ta, trâu bị bệnh nặng hơn bò. Trâu bị bệnh có thể chết 89%, bò bị bệnh có thể chết đến 50%.
Trong các ổ dịch, lợn cũng bị lây bệnh và chết. Ví dụ: ở Vĩnh Phú, năm 1950, trong các ổ dịch có nhiều lợn bị lây bệnh và chết.
Trâu và bò non 1-2 tuổi cảm thụ bệnh hơn con trưởng thành. Bê, nghé đang bú mẹ có sức đề kháng với bệnh do kháng thể truyền từ sữa mẹ sang con.
Thỏ cũng cảm thụ với bệnh, nhưng không cố định. Người ta truyền virút dịch tả trâu, bò cho thỏ liên tục đến đời thỏ 35 thì virút giết chết thỏ từ 5-7 ngày, nhưng không gây bệnh cho trâu, bò. Đó là giống virút Nakamura III dùng để chế tạo vắcxin phòng bệnh dịch tả trâu, bò.
- Chất chứa virút
Virút dịch tả trâu, bò thích nghi trên niêm mạc, nhất là niêm mạc bộ máy tiêu hoá. Virút có trong các tổ chức; các dịch thể như: máu, sữa, mật; trong các dịch bài tiết ra ngoài như: nước bọt, nước tiểu, phân; trong các phủ tạng như: hạch, lách, phổi, thận...
Trâu, bò chửa thường bị sảy thai khi mắc bệnh.
- Phương thức lây truyền
Bệnh lây lan trực tiếp từ trâu, bò bị bệnh sang trâu, bò khoẻ do tiếp xúc, nhốt chung chuồng, chăn thả trong cùng bãi chăn. Trâu, bò khoẻ ăn uống phải mầm bệnh trong các dịch bài xuất từ trâu, bò bệnh thải ra sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Bệnh cũng có thể lây nhiễm gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, chân tay người nuôi dưỡng có dính virút truyền cho trâu, bò khoẻ. Các súc vật không cảm thụ như: gà, vịt, chó, chuột... cũng có thể mang virút từ khu vực bị ô nhiễm truyền cho trâu, bò.
Việc vận chuyển trâu, bò và giết mổ trâu, bò ốm trong các ổ dịch cũng là điều kiện làm cho dịch lây lan nhanh và rộng.
- Mùa vụ và điều kiện phát sinh bệnh
Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu từ tháng 5 đến tháng 8.
Trâu, bò phải làm việc nặng, nếu nuôi dưỡng kém, sức đề kháng của chúng giảm thấp, thì sẽ rất dễ dàng bị lây nhiễm và phát bệnh.
Điều kiện vệ sinh chuồng trại kém, chăn thả tự do, sẽ làm cho dịch lây lan nhanh.
Trâu, bò sau khi khỏi bệnh còn mang virút vài tháng. Động vật hoang dã bị bệnh cũng là những nguồn tàng trữ mầm bệnh trong tự nhiên, lây truyền cho đàn trâu, bò, làm cho bệnh dịch tả trâu, bò tồn tại lâu dài./.
TTNCKH Nông Vận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó