Chăn nuôi
"Quý tộc" gà cảnh quan trọng phải có thần thái, giá ngàn đô/con
Điều đáng chú ý đối với chú gà cảnh là phải có thần thái, dáng đứng, tướng đi oai phong, nhanh nhẹn, linh hoạt mà trong giới chuyên môn gọi là "show gà". Mỗi con gà như vậy có giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Để có một chú gà cảnh đẹp, người nuôi phải chăm sóc gà kỹ càng, dạy gà tạo kiểu dáng, thần thái, biết nghe lời theo tiếng búng tay của chủ.
Tại cuộc thi gà cảnh ở Tân Châu miền Trung lần 1 năm 2018 (TP. Đông Hà, Quảng Trị), anh Bùi Mạnh Dũng (trú phường Đông Lễ, TP. Đông Hà) giành giải nhất giải gà mùa thi năm nay.
Chú gà đạt giải nhất cuộc thi gà cảnh Tân Châu miền Trung của anh Bùi Mạnh Dũng. Ảnh: Ngọc Vũ.
Theo anh Dũng, gà cảnh Tân Châu có nguồn gốc từ TX. Tân Châu (An Giang) được lai tạo với giống gà cảnh Nhật Bản. Đây là một trong số ít giống gà đẹp nhất thế giới vì nó có ngoại hình cân đối.
Với kinh nghiệm 3 năm chơi gà cảnh, từng đạt nhiều giải thưởng vùng miền và toàn quốc, anh Dũng cho rằng tiêu chuẩn khó nhất đối với một con gà cảnh để dự thi là cân nặng, chỉ 1,1kg trở xuống.
Hiện nay, dân chơi gà cảnh đang chuộng con gà có bờm và râu. Ảnh: Ngọc Vũ.
Ngoài ra, về phần đầu và mào gà phải nhỏ gọn, cân đối, mỏ vàng. Ở cổ gà cảnh phải có bờm dày kín cổ, có độ phùng phình, suôn mượt,… Thân hình gà phải cân đối, ngực rộng, hông to, lông ôm "body". Cánh gà dài không quá chân, đuôi đủ 3 lớp, màu lông phải bóng mượt…
Quan trọng là con gà phải có thần thái, dáng đi đứng oai phong, luông ngẩng cao đầu. Ảnh: Ngọc Vũ.
Quan trọng hơn cả là mức độ thân thiện giữa gà và chủ gà. Điều này được thể hiện thông qua việc chủ gà dạy bảo gà thế nào để con gà nghe lời, đi theo tiếng búng tay của chủ.
Anh Dũng hiện là thành viên Câu lạc bộ gà cảnh Quảng Trị, từng giành nhiều giải cao tại các cuộc thi gà cảnh vùng miền và toàn quốc. Ảnh: Ngọc Vũ.
Anh Dũng cho biết, cuộc thi gà cảnh có yêu cầu khắt khe chẳng khác gì cuộc thi hoa hậu, đó là “thí sinh” tuyệt đối không được dùng dao kéo.
“Lông có thể cắt tỉa, nó như tóc con người. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng dạo kéo tác động đến da thịt, mào, phao câu, nhuộm màu, nối lông” – anh Dũng nói.
Chú gà cảnh từ 10 tháng tuổi trở lên dự thi được gọi là gà mùa, còn dưới thì gọi là gà tơ.
Việc tuyển chọn, huấn luyện gà rất kỳ công, đòi hỏi sự kiên trì của chủ nuôi. Ảnh: Ngọc Vũ.
Để có chú gà cảnh đẹp, người nuôi phải hết sức kỳ công chọn lựa, chăm sóc. Chế độ ăn của gà cảnh phải đủ chất, thường thì có bột tổng hợp, gạo lứt, cà chua cắt lát, dế, côn trùng, thịt bò, thịt heo, các loại vitamin, dầu cá,…
Người chủ phải thường xuyên tắm cho gà bằng nước ấm, có xà bông, sau đó sấy khô rồi cho gà tắm nắng…
Cà chua là món ăn khoái khẩu và bổ sung nhiều vitamin cho gà cảnh để có bộ lông đẹp. Ảnh: Ngọc Vũ.
Chuồng nuôi gà phải lót bằng cát mịn sạch sẽ để gà không bị đau chân và rụng lông, sơ lông.
Để gà mến, người chủ phải thường xuyên vuốt ve, chăm sóc rồi cho gà đi tới chỗ đông người để rèn luyện sự tự tin.
Phối giống đồng huyết sẽ cho ra con gà cảnh đẹp nhưng tỷ lệ trứng nở rất thấp, khoảng 1/100. Trong ảnh là số trứng bị hỏng do không nở được. Ảnh: Ngọc Vũ.
Theo anh Dũng, mỗi chú gà cảnh đạt 11 tiêu chí dự thi có giá khoảng vài chục triệu đồng. Còn với những chú gà đạt giải tại các cuộc thi gà cảnh toàn quốc có giá đến vài trăm triệu đồng.
Anh Dũng cho biết, muốn tạo ra một con gà cảnh đẹp thì nên cho giao phối đồng huyết.
“Tuy giao phối đồng huyết sẽ cho tỷ lệ nở rất thấp nhưng nếu con gà lai đồng huyết nào sống sót thì khả năng cao nó sẽ rất đẹp” - anh Dũng nói.
Theo Ngọc Vũ / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó