Chăn nuôi
'Soái ca' kế toán bỏ phố về quê nuôi đàn dê khoang đẹp 'phát hờn'
Rời thành phố Hồ Chí Minh, bỏ lại sau lưng công việc kế toán ổn định, anh Nguyễn Hữu Phúc trở về quê hương ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và chọn cho mình một hướng đi mới đó là lên vùng cao Bác Ái nuôi đàn dê khoang đẹp đến "phát hờn". Đến nay, sau hơn 4 năm gắn bó với mô hình nuôi dê và đời sống "du mục", vợ chồng anh Nguyễn Hữu Phúc đã xây dựng được cơ ngơi mà nhiều đôi vợ chồng trẻ phải ao ước.
Anh Nguyễn Hữu Phúc, sinh năm 1983 vốn là cử nhân chuyên ngành Kế toán. Sau khi ra trường, anh có việc làm ổn định tại TP. Hồ Chí Minh. Thế nhưng mong muốn được lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương luôn thôi thúc anh trở về.
Năm 2012, anh Nguyễn Hữu Phúc quyết định rời thành phố phồn hoa tìm về với vùng cao Bác Ái (Ninh Thuận) để lập nghiệp vì nhận thấy ở đây cơ hội phát triển. Thuở ban đầu, từ nguồn vốn hỗ trợ của gia đình, anh mở cửa hàng bán gạo và vật tư nông nghiệp mang tên Nguyên Phát ngay tại trung tâm huyện Bác Ái...
Hai năm sau, khi các cửa hàng kinh doanh đi vào ổn định, anh tiếp tục huy động thêm nguồn vốn đầu tư sang nhượng đất mở trang trại phát triển chăn nuôi. Từ 1-2 sào đất, đến nay, anh đã có trong tay 4,5 ha đất rẫy, thành lập một trang trại nuôi dê và heo đen, một trang trại nuôi bò.
"Soái ca" du mục Nguyễn Hữu Phúc đang chăm sóc đàn dê khoang đẹp như tranh vẽ trong khu trại nuôi dê của gia đình.
Chuyển hướng sang chăn nuôi là bước đi khá táo bạo của chàng "soái ca" du mục Nguyễn Hữu Phúc. Ban đầu, anh Phúc khá dè dặt, chỉ dám đầu tư chăn nuôi bò, với quy mô nhỏ từ 2-3 con để học hỏi kinh nghiệm. Năm 2015, tỉnh Ninh Thuận ta xảy ra hạn hán nghiêm trọng, nguồn thức ăn cho gia súc khan hiếm. Sau này, anh sang nhượng thêm 3 ha đất tại xã Phước Chính để trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Khi nguồn cung cấp thức ăn được đảm bảo, anh mạnh dạn đầu tư, nâng tổng số bò lên 47 con. Trang trại chăn nuôi bò nằm trên khu đất với diện tích 1,5 ha tại thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại.
Vào đầu năm 2016, anh tiếp tục mở rộng đầu tư chăn nuôi dê và heo đen trên diện tích 3 ha tại xã Phước Chính. Trong quỹ đất 3 ha, anh dành 2 ha trồng cỏ voi, 0,3 ha trồng cây chuối làm thức ăn cho đàn vật nuôi. Phần còn lại anh xây dựng chuồng trại rộng 120 m2 bằng gỗ, cao ráo, thoáng mát cho đàn dê hơn 60 con.
Cách trại dê không xa, anh Phúc xây dựng khu chăn nuôi hơn 100 con heo đen, trong đó có trên 50 con heo mẹ. Khuôn viên rộng rãi nhưng anh chỉ dành một phần nhỏ để xây chuồng cho đàn heo tránh trú khi trời mưa gió. Số diện tích còn lại, anh để cỏ cây mọc tự nhiên làm nơi chăn thả đàn heo đen. Nhờ được sống gần như trong môi trường hoang dã, đàn heo của anh hiếm khi bệnh tật và sinh sôi nảy nở thuận lợi.
Nguồn thức ăn cho các đàn vật nuôi của gia đình anh Nguyễn Hữu Phúc chủ yếu là cỏ, bắp, chuối, các loại rau màu và hoàn toàn không dùng đến thức ăn công nghiệp. Trong chăn nuôi, anh đặc biệt chú ý tới khâu phòng bệnh cho đàn gia súc. Nhờ vậy, đàn vật nuôi phát triển nhanh, hiệu quả chăn nuôi vì thế tăng cao.
Từ hoạt động kinh doanh và chăn nuôi, anh tạo việc làm ổn định cho 5 lao động tại địa phương và mang về thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Chamaléa Hà, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Đại, nhận xét: Chỉ trong thời gian ngắn, hoạt động kinh doanh và chăn nuôi của anh Nguyễn Hữu Phúc nhanh chóng phát triển. Anh là tấm gương sáng cho phong trào thanh niên lập nghiệp tại địa phương...
Theo Ngọc Diệp (Báo Ninh Thuận)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó