Chăn nuôi
200.000 đồng một kg thịt heo thảo dược
Dù có giá cao gấp đôi thịt heo thông thường, nhưng thịt heo thảo dược vẫn rất đắt khách.
Chia sẻ với VnExpress, quản lý cửa hàng thịt heo thảo dược ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, nhận thấy xu hướng thịt heo thông thường ngày càng khó kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng, nên cửa hàng quyết định nuôi heo thảo dược để cung ứng ra thị trường.
Ban đầu, lượng khách dùng không nhiều nhưng khi quen thì quay lại mua và giới thiệu bạn bè nên mỗi ngày cửa hàng bán ra gần 2 con heo, mỗi con nặng 1,3 tạ. Do quy trình nuôi khắt khe, nếu heo thông thường nuôi mất 6 tháng mới được xuất chuồng thì heo cho ăn thảo dược phải 9 tháng mới xuất bán.
“4 tháng đầu chúng tôi cho heo ăn cám, 5 tháng còn lại bổ sung thêm thực đơn thảo dược như kim ngân hoa, thổ phục linh, sơn tra, sài đất, tỏi, nghệ và cá... cho nên chất lượng thịt khác hẳn so với thịt thông thường vì thế giá thịt cũng tăng gấp đôi”, quản lý ở đây nói và cho biết, thịt ba chỉ có giá 200.000 đồng một kg, tim là 225.000 đồng một kg, vai gáy 145.000 đồng, sườn thăn 162.000 đồng một kg….
Thịt heo thảo dược sau giết mổ được cấp đông ngay nên thịt tươi và thơm. |
Theo quản lý ở đây, hiện trang trại của cửa hàng nuôi vài trăm con heo một đợt. Chuồng trại khép kín, độc lập với khu dân cư. Quy trình chăn nuôi có ghi chép đầy đủ và rõ ràng. Lò mổ đặt ngay trong trang trại đã được cấp giấy phép, trang bị phòng lạnh với đầy đủ thiết bị. Do vậy, thịt heo thảo dược có đặc điểm nổi bật là nước luộc thịt trong, ít bọt, bọt có màu trắng, thịt dậy mùi thơm ngay trong quá trình luộc. Khi ăn dễ dàng cảm nhận được vị ngọt, mềm và thơm của thịt. Ngoài việc cung cấp thịt tươi, cửa hàng còn bán các loại sản phẩm chế biến từ thịt heo như xúc xích, giò chả….
Cũng bán thịt heo thảo dược, tuy nhiên, vì nuôi với số lượng lớn nên giá heo của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) rẻ hơn nhiều so với các cơ sở khác, nhưng vẫn cao hơn heo thông thường 20-30%. Hiện tại, mỗi ngày công ty cung ứng khoảng 30 con heo loại này, tương đương khoảng 3.000 kg.
Theo công ty, thức ăn “thảo mộc” cho heo có nguồn gốc từ Đài Loan, được sử dụng trong chăn nuôi từ 2004. Sản phẩm được bào chế từ 140 loại thảo dược thiên nhiên như hương thảo, đinh lăng, oải hương, húng quế, xô thơm, xạ hương… Khi sản phẩm này được trộn lẫn thức ăn cho gia súc, những tinh chất thảo mộc giúp vật nuôi giải trừ độc tố, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp phòng bệnh tốt trong suốt quá trình chăn nuôi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Bên cạnh thịt heo thảo mộc, thảo dược, hồi năm 2016, thịt heo tảo xoắn hay còn gọi là thịt heo kobe cũng được bán với giá 300.000 đồng một kg. Loại này ngoài thức ăn là cám ngô, cám mì thì còn bổ sung tảo xoắn tươi Spirullina từng ngày, từ khi rời sữa mẹ cho đến khi xuất chuồng với hàm lượng 10gr mỗi ngày một con.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch Ba Vì cho biết, heo tảo xoắn bán rất chạy, khách phải xếp hàng mua. Tuy nhiên, tới nay thì hàng đã hết. Sắp tới ông sẽ cung ứng ra thị trường một loại heo đặc biệt hơn được nuôi theo quy trình sạch.
Cùng với heo tảo xoắn, trước đó heo được cho là nuôi theo quy trình hữu cơ cũng có giá lên tới 400.000 đồng một kg. Tới nay, sản phẩm này đã dần dần hạ nhiệt còn 250.000 đồng vì nguồn cung đã dồi dào hơn.
Hiện trên thị trường, thịt heo thông thường tại chợ có giá 60.000-120.000 đồng một kg. Còn tại các siêu thị đang được bình ổn giá nên dao động 48.000-100.000 đồng một kg
Theo Thi Hà (Vnexpress)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó