Chăn nuôi

3 năm, Trung Quốc 'ăn' 27 triệu con heo của Việt Nam

Ngày đăng: 2017-08-19 06:49:06


Khi đàn heo nái được khống chế tăng ở mức ổn định, nguồn cung so với nguồn ra thị trường của heo thịt sẽ được cân bằng hơn trong tương lai gần, sẽ đẩy giá heo hơi tại trại tăng trở lại.

Theo dự đoán của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Ipsos Business Consulting, năm 2018 nhiều trang trại sẽ quay trở lại việc chăn nuôi heo khi nguồn cung và đầu ra thị trường được cân bằng hơn.

Tổng nguồn cung heo thịt sẽ tiếp tục tăng, đạt 41 triệu con. Dù sản lượng nhập khẩu thịt heo chiếm tỷ lệ không đáng kể nhưng có thể sẽ tăng 1,2% trong tương lai nhờ vào việc xóa bỏ thuế nhập khẩu thịt heo của hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và Cộng đồng kinh tế ASEAN

Tình hình xuất khẩu heo hơi theo đường tiểu ngạch sẽ khó phục hồi và trở lại lạc quan như trước đây. Ipsos Business Consulting dự đoán tổng số heo hơi xuất khẩu theo đường tiểu ngạch vẫn giữ ở mức thấp, khoảng 2,41 triệu con. Sản lượng xuất khẩu chính ngạch sẽ rất nhỏ.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thịt heo nội địa vẫn tiếp tục tăng đều. Nhưng nguồn cung sẽ tăng ở mức khống chế, dẫn đến số heo thịt dư thừa trên thị trường giảm từ 7,05 triệu con còn khoảng 100.000 con năm 2018.

Riêng xuất khẩu tiểu ngạch đi Trung Quốc qua đường biên giới tăng mạnh trong ba năm qua. Cụ thể năm 2013 Việt Nam xuất khẩu 6,2 triệu con, năm 2014 lên 9,1 triệu con, năm 2016 xuất khẩu đạt gần khoảng 12 triệu con, tương đương mỗi ngày xuất đi khoảng 33.000 con. Điều này dẫn đến sự tăng đột biến của giá thịt heo hơi Việt Nam tại trại trong hai năm qua

Tuy nhiên, từ giữa năm 2016, do giá heo hơi tại trại giảm mạnh nhất trong lịch sử, nhiều trang trại nhỏ lẻ và trang trại tư nhân lớn đã phải tạm ngừng chăn nuôi heo hoặc giảm đàn nái. Trong khi đó, các trại nuôi theo mô hình khép kín vẫn tiếp tục kinh doanh.

“Dự báo năm 2017 việc xuất khẩu heo hơi theo đường tiểu ngạch ước tính khoảng 2,41 triệu con, giảm 80% so với năm 2016. Do đó, dư thừa khoảng 104.750 con heo…Khủng hoảng heo có thể lặp lại nếu như không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ đàn nái do đầu mối duy nhất xác định tăng hay giảm đàn là giá heo xuất chuồng và do các trại tự quyết định”, Ipsos Business Consulting cảnh báo.

  khủng hoảng hiện tại dẫn đến việc treo chuồng của các trại nuôi nhỏ lẻ

khủng hoảng hiện tại dẫn đến việc treo chuồng của các trại nuôi nhỏ lẻ

Nhằm tháo gỡ khúc mắc của thị trường heo thịt, Ipos Business Consulting chỉ ra, các công ty sản xuất thức ăn và thuốc thú y sẽ chứng kiến sự dịch chuyển trong cơ cấu trang trại nuôi heo Việt Nam.

Vì khủng hoảng hiện tại dẫn đến việc treo chuồng của các trại nuôi nhỏ lẻ; thị phần của các trại nuôi nhỏ lẻ sẽ giảm, thị phần dần dịch chuyển sang trại nuôi theo mô hình khép kín.

Ngoài ra, việc giảm đàn heo nái sẽ tạo ra cơ hội cho trang trại nuôi heo tập trung tăng cường năng suất và hiệu quả chăn nuôi trong tương lai. Các trại nuôi heo có thể cắt giảm chi phí chăn nuôi nhờ thực thi một số phương thức như sử dụng thuốc thú y rẻ hơn, giảm tỷ lệ chích vắc xin cho heo. Áp dụng biện pháp an toàn sinh học, hoặc trộn thức ăn cho heo với một vài nguyên liệu thay thế phù hợp.

"Khi đàn heo nái Việt Nam được khống chế tăng ở mức ổn định, nguồn cung so với nguồn ra thị trường của heo thịt sẽ được cân bằng hơn trong tương lai gần, sẽ đẩy giá heo hơi tại trại tăng trở lại.

Tuy nhiên, việc thiếu chặt chẽ trong triển khai cắt giảm đàn nái khiến nhiều trại cho rằng việc tăng giá này như một dấu hiệu để tái đàn và tăng đàn nái của họ. Nên vòng khủng hoảng thị trường sẽ tiếp tục diễn ra", cơ quan trên dự báo.


Theo Tú Uyên / Pháp luật Tp Hồ Chí Minh





TIN TỨC KHÁC :