Chăn nuôi
9X bản Thái "chỉ huy" đàn dê núi 80 con, lãi 150 triệu/năm
Với đức tính cần cù, năng động, anh Lò Văn Chung, dân tộc Thái, sinh 1990, bản Nà Sành (xã Bó Mười, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), đang nuôi đàn dê 80 con dê núi. Nhiều người nói vui, anh Chung còn trẻ mà chỉ huy được 80 con dê núi. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh Chung “bỏ túi” 150 triệu đồng.
Do điều kiện gia đình khó khăn, anh Chung học xong cấp 2 rồi ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nương ngô, nương sắn. Mặc dù, làm việc bận tối tăm mặt mũi nhưng cuộc sống gia đình vẫn không khá lên được. Chán cảnh làm bạn với bắp ngô, củ sắn, anh Chung “bám càng” các anh lớn tuổi trong bản đi buôn dê khắp tứ phương.
Sau một thời gian lăn lộn với nghề buôn dê, anh Chung thành thục kỹ thuật chăn nuôi, cách chọn những con dê đực khỏe mạnh cho hiệu quả kinh tế cao. Nắm được bí kíp trong tay, trong lúc đi mua dê không kể con to, con bé Chung đều mua tất về nhà. Con nào béo tốt, khỏe mạnh anh Chung xuất bán. Những con dê đực con bán không được giá cao, anh Chung giữ lại rồi làm chuồng chăm bẵm.
Từ nuôi dê, anh Chung đã xóa đói, làm giàu ngay trên mảnh đất mình sinh ra
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Chung cho biết: Ban đầu, do không có vốn nên mình chỉ nuôi 8 con. Năm 2017, từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thông qua Hội Nông dân xã, mình được vay 50 triệu đồng để phát triển sản xuất. Có được vốn trong tay, gia đình làm thêm 2 chuồng trại và mua 80 con dê con có trọng lượng khoảng 10 kg đổ lại về nuôi.
Đàn dê thương phẩm nhà anh Chung được chăm sóc tốt nên con nào con nấy đều béo tốt, khỏe mạnh
Để giảm chi phí, anh Chung sử dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên như tre, nứa, gỗ để làm chuồng. Chuồng trại nuôi dê của anh Chung được làm khá bài bản. Sàn chuồng cách mặt đất khoảng 1m. Mặt sàn được làm bằng cây tre có khe hở nhỏ vừa đủ để phân lọt được ra ngoài và hơi nghiêng về phía sau.
Mặt sàn chuồng được thiết kế cẩn thận với khe hở chỉ đủ lọt cho phân lọt được ra ngoài
Theo anh Chung, để chọn được những chú dê con khỏe, có sức đề kháng tốt cần chú ý những đặc điểm như: Thân hình cân đối, lông mịn, tầm vóc to, chân thẳng, nhanh nhẹn…
“Dê núi là loài động vật ăn tạp nên rất dễ nuôi. Tôi thường cho chúng ăn cỏ kim, cỏ voi, là chuối, cám ngô. Trung bình, 3 tháng tôi xuất bán từ 7 – 8 tạ dê thịt cho các nhà hàng ở Thuận Châu và lò mổ ở huyện Mai Sơn (Sơn La). Một năm, tôi xuất bán được 3 lần, với giá bán bình quân 120.000 đ/kg, thu trên 270 triệu đồng/năm. Sau khi trừ 120 triệu đồng chi phí, tôi bỏ túi 150 triệu đồng. Nếu so với cây ngô, phải hơn 40 tấn mới thu được số tiền như trên, đấy là chưa kể chi phí mua giống, phân, thuốc diệt cỏ” – anh Chung vui mừng.
Từ đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, anh Chung đã phất lên thành hộ giàu có
Tâm sự với chúng tôi, ông Lường Văn Thương – Chủ tịch Hội Nông dân xã Bó Mười, cho hay: Trước đây, nhà cháu Chung là một trong những hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã. Nhưng nhờ đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, không chịu khuất phục trước khó khăn, sau khi vay được vốn từ Ngân hàng CSXH, cháu nó đã mạnh dạn đầu tư nuôi dê thương phẩm. Bởi vậy, đến nay gia đình Chung không những thoát được nghèo mà còn vươn lên thành hộ khá giả. Chung là một trong những hội viên nông dân điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của xã.
Theo Tuệ Linh / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó