Chăn nuôi
Bi kịch: Giá heo hơi giảm sâu, nông dân làm thơ "khóc" nghẹn ngào
Mới đây, mạng xã hội Facebook lan truyền nhau bài thơ "khóc" vì lợn chết trôi sông do nhiễm dịch tả lợn châu Phi của tác giả Trần Viêt Lê (Nam Định). Với những vần thơ vừa bi vừa hài, diễn tả nỗi niềm cay đắng của nông dân chăn nuôi lợn trước cảnh lợn chết, giá lợn hơi giảm sâu, bài đăng đã thu hút nhiều người bình luận.
"Biết là dịch hiểm nguy/ Làm chỉ để giữ uy/ Gọi là cho nó có/ Dập dịch tả châu Phi/ Những trại đã ra đi/ Hỗ trợ được những gì/ Sao trôi sông nhiều thế/ Cứ ngồi trên cái ghế/ Chỉ đạo mà được sao/ Những trại đang lao đao/ Chưa bị dịch chút nao/ Sao không lên phương án/ Không bệnh bán giá cao/ Để dân khóc nghẹn ngào/ Khi nhìn làn vôi trắng/ Với đống nợ là sao?".
Anh Trần Viết Lê trong một lần làm việc tại trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Nho Quan (Ninh Bình). Ảnh: NVCC
Trên đây là những vần thơ vừa cay đắng, vừa nghẹn ngào của tác giả Trần Viết Lê, trú tại huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) - nơi đang có ổ dịch tả lợn châu Phi. Trò chuyện với PV Dân Việt, anh Trần Viết Lê cho biết, anh đang làm kỹ thuật viên của Công ty Nutreco Feed - một doanh nghiệp chuyên về thức ăn chăn nuôi nên có nhiều điều kiện tiếp xúc, trò chuyện với người chăn nuôi, cũng như nắm khá rõ tình hình dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra trên địa bàn.
Thêm vào đó, trước khi đi làm cho doanh nghiệp, anh Trần Viết Lê đã từng có 4 năm đi làm công nhân chăn nuôi thuê cho một trang trại, vì thế anh rất thấu hiểu và đồng cảm với những vất vả, khó khăn của người chăn nuôi và cả nỗi đau xót khi phải chứng kiến những con lợn nhiễm dịch bệnh phải tiêu hủy.
Hình ảnh những con lợn bị chết do nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi vứt trên cánh đồng, chờ chôn lấp được nhiều cư dân mạng chia sẻ.
Anh Trần Viết Lê cho biết, chăn nuôi lợn ở Nam Định hiện nay phần lớn vẫn ở quy mô nông hộ, trang trại nhỏ nên việc phòng chống dịch bệnh cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác tiêu hủy lợn chết và hỗ trợ những hộ có lợn bị tiêu hủy triển khai còn lúng túng, dẫn đến việc phòng chống dịch bệnh chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Theo anh Lê, đối với hộ chăn nuôi, đàn lợn là cả gia tài của họ. Việc xảy ra dịch bệnh là điều không ai mong muốn, vì thế bà con rất mong được chính quyền địa phương, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kịp thời để giúp họ vượt qua khó khăn, có động lực tái đàn khi dịch đi qua.
Những vần thơ đồng cảm của tác giả đã được nhiều bạn bè, đồng nghiệp chia sẻ.
Lợn chết do nhiễm dịch tả lợn châu Phi chuẩn bị được đưa đi tiêu hủy.
Trước đó, anh Trần Viết Lê cũng có một bài thơ khác "khóc" lợn, Dân Việt xin trích đăng như sau:
Thương thay số phận cái nghề
Bao nhiêu công sức cũng về số không
Tháng ngày mòn mỏi ngóng trông
Bán được đàn lợn trả xong ngân hàng
Nào đâu số phận bẽ bàng
Màu vôi trắng xóa cả làng chăn nuôi
Chết rồi nào được êm xuôi
Chỗ chôn chẳng có để ruồi bâu đen...
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thú y, tính đến ngày 12/5/2019, đã có 29 tỉnh xuất hiện dịch tả lợn châu Phi với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy lên đến 1.220.488 con (chiếm khoảng 4% tổng đàn lợn của cả nước). Cục Thú y nhận định, trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP lây lan rất cao, diễn biến rất phức tạp, bệnh có khả năng lây lan sang các địa phương chưa có dịch; tại nhiều địa phương đã qua 30 ngày nhưng dịch bệnh lại tái phát; đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, gây hậu quả khó lường. Vi vậy, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi yêu cầu các địa phương chủ động phát hiện sớm, báo cáo dịch bệnh, công bố dịch bệnh theo đúng quy định. |
Theo Ngân Hương / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó