Chăn nuôi
Cả làng nuôi tằm làm thực phẩm sạch cho thu nhập rủng rỉnh
Nuôi tằm làm thực phẩm sạch đang là hướng phát triển kinh tế của nhiều hộ dân xã Tam Đa, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
Điều thú vị, nuôi tằm làm thực phẩm sạch không phải vất vả trồng dâu làm thức ăn như nuôi tằm lấy tơ mà chỉ tận dụng lá sắn để làm thức ăn cho nó. Vì vậy, đầu tư cho nuôi tằm làm thực phẩm sạch thì ít nhưng lãi chẳng ít nếu so với mặt bằng thu nhập ở nông thôn.
Bà Hoàng Thị Thiện (bên trái), thôn Tân Tiến thu mua tằm của người dân trong xã để đổ buôn làm thực phẩm sạch. |
Ông Nguyễn Mạnh Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đa cho biết, hơn 3 năm trở lại đây, nhu cầu thị trường dùng thực phẩm sạch tăng cao, tằm thương phẩm là món hàng đặc sản, được thị trường ưa chuộng, nghề nuôi tằm làm thực phẩm sạch ở Tam Đa (Sơn Dương) cũng từ đó bắt đầu phát triển mạnh. Năm 2013, toàn xã Tam Đa mới có 40 - 50 hộ nuôi nhưng đến nay đã có hơn 200 hộ nuôi, hầu hết các hộ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Bà Hoàng Thị Thiện, thôn Tân Tiến chuyên thu mua và cung cấp con giống cho các hộ dân trong xã cho biết, tằm giống được bà lấy từ trại giống tỉnh Phú Thọ về bán lại cho người nuôi và khi tằm chín gia đình bà đứng ra thu mua tằm cho bà con và giao cho thương lái ở các tỉnh lân cận.
Bà Thiện cho biết, hiện đang là vụ thu hoạch tằm, nhu cầu thị trường lớn nên tằm chín đến đâu, thương lái lấy hết đến đó. Thời điểm này, mỗi ngày gia đình bà xuất bán từ 700 kg đến 1 tấn tằm với giá từ 60.000 - 80.000 đồng/kg.
Gia đình chị Nguyễn Thị Kiều là hộ nuôi tằm nhiều nhất thôn Lộ Viên. Chị Kiều chia sẻ, nuôi tằm ăn lá sắn cũng giống như nuôi tằm cho ăn lá dâu nhưng tằm ăn lá sắn là tằm thương phẩm không nhằm mục đích lấy tơ. Chu kỳ nuôi ngắn chỉ từ 15 - 18 ngày, tùy theo từng mùa, và có thể nuôi từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Người nuôi tằm dựa vào diện tích trồng sắn của gia đình để nuôi số vòng tằm cho thích hợp.
Với 100g trứng tằm giống ươm nuôi đến khi xuất bán có thể đạt trọng lượng 140 - 160 kg tằm, tiêu thụ hết 1 tấn lá sắn. Nhận thấy nghề nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình chị Kiều đã mạnh dạn đầu tư mở rộng 1,5 ha sắn để nuôi tằm. Với cách nuôi gối vòng, mỗi tháng gia đình chị xuất ra thị trường từ 300 - 400 kg tằm thương phẩm, trừ chi phí gia đình chị thu lãi hơn 15 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Liên, thôn Lộ Viên là người có 15 năm kinh nghiệm nuôi tằm khẳng định: “Ngần ấy năm nuôi tằm, chưa năm nào gia đình tôi bị thua lỗ bởi chi phí đầu tư không cao, hoàn vốn nhanh”. Thức ăn cho tằm là lá sắn rất dễ trồng và có thể trồng dày, mỗi ha sắn nuôi tằm có thể đạt thu nhập trên 90 triệu đồng. Lá sắn cho tằm ăn phải là lá sắn sạch nếu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì lứa tằm đó chết hết.
Nuôi tằm tuy lãi nhanh nhưng tính rủi ro cao đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm trong phòng trừ bệnh, các loại bệnh tằm hay mắc phải như phù đầu, phong hàn, nấm...Khi phát hiện bệnh phải được xử lý ngay và khử trùng bằng vôi bột. Theo ông Liên, nuôi tằm có thể cho thu lợi “kép” vì phân tằm là thức ăn rất tốt cho cá; cây sắn đến cuối vụ cho thu củ làm thức ăn chăn nuôi gà, lợn... từ đó hình thành mô hình chăn nuôi sạch, khép kín. Cũng từ mô hình chăn nuôi khép kín mà mỗi năm gia đình ông Liên thu nhập gần 200 triệu đồng.
Nuôi tằm bằng lá sắn làm thực phẩm đang được coi là nghề cho thu nhập cao ở xã Tam Đa. Bất cứ người nông dân nào cũng có thể làm được, đặc biệt là phụ nữ có thể tận dụng thời gian nông nhàn nuôi tằm, tăng thu nhập./.
Theo Cao Huy/Báo Tuyên Quang
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó