Chăn nuôi
Chàng trai dân tộc Mông làm giàu từ mô hình gia trại
Sinh năm 1984, Vàng A Lai, ở bản Sin Suối Hồ được rất nhiều người trong vùng biết đến bởi sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế.
Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ dám làm, Vàng A Lai - chàng trai dân tộc Mông, ở bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đi đầu trong phát triển kinh tế, làm giàu từ mô hình gia trại, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng và trở thành điển hình cho bà con trong vùng học tập, làm theo.
Sinh năm 1984, nhưng Vàng A Lai, ở bản Sin Suối Hồ được rất nhiều người trong vùng biết đến bởi sự năng động, sáng tạo và tháo vát trong phát triển kinh tế. Trên diện tích vườn nhà rộng khoảng 4.000 m2, anh đã bố trí xây dựng chuồng trại, đầu tư vốn chăn nuôi lợn thịt "cắp nách" và gà thả đồi để tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn.
Bình quân mỗi năm anh xuất bán hai lứa, khoảng 4 tấn lợn hơi và khoảng 1 tấn gà thịt, thu về trên 300 triệu đồng. Trừ chi phí các khoản, gia đình còn lãi khoảng 150 triệu đồng.
Vàng A Lai chia sẻ kinh nghiệm trồng lan cho bà con nhân dân. |
Vàng A Lai cho biết, trước khi bắt tay vào chăn nuôi, anh đã tham gia nhiều lớp tập huấn do địa phương tổ chức, cũng như tích cực tìm hiểu qua sách báo về kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà. Ban đầu anh chỉ nuôi 3 con lợn nái và vài chục gà mái để tự cung tự cấp con giống, sau đó, anh nhân lên hàng chục con lợn mẹ và hàng trăm gà đẻ khác để tự sản về giống.
Anh Vàng A Lai chia sẻ: "Từ năm 2005 kinh tế gia đình tôi rất nghèo, chỉ làm lúa, làm ngô để ăn. Đến năm 2011 - 2012 gia đình tôi bắt đầu chăn nuôi lợn, gà, thu nhập khá hơn một chút. Bây giờ trồng địa lan, cây ngô, cây lúa tôi vẫn làm, thu nhập kinh tế nó khá hơn trước. Tiền nong để tiêu trong gia đình tôi cũng ổn định, không nghèo như trước nữa".
Cùng với chăn nuôi lợn, phát triển đàn gia cầm, gia đình đầu tư vào trồng Địa Lan, một loại hoa đang đem lại thu nhập cao cho bà con nơi đây. Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên Địa Lan tại bản phát triển tốt và trở thành "thương hiệu" địa lan Sin Suối Hồ, bởi vẻ đẹp độc đáo mà không nơi nào có được. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, gia đình anh bán ra thị trường gần 100 chậu địa lan, thu về trên 300 triệu đồng.
Với mô hình trang trại tổng hợp, mỗi năm gia đình Vàng A Lai thu về khoảng 500 triệu đồng và đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Mô hình kinh tế của anh đã trở thành điểm tham quan của nhiều đoàn nông dân do chính quyền địa phương tổ chức. Nhiều hộ nông dân trong bản và trong vùng đã học tập mô hình này để áp dụng vào làm kinh tế của gia đình và đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Anh Vàng A Tủa, bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, Phong Thổ cho biết: "Trong bản, nhà anh Lai năm nào cũng bán được nhiều địa lan nhất. Về phát triển kinh tế và về trồng địa lan anh Lai luôn luôn đi đầu và có kinh nghiệm trồng địa lan tốt. Ở trong bản tôi cũng nhiều nhà lên nhà học tập để về trồng địa lan của gia đình".
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Vàng A Lai còn là tấm gương tiêu biểu trong mọi hoạt động, phong trào của bản, của xã. Với mô hình kinh tế và tấm lòng vì cộng đồng của mình, anh đã được các cấp, các ngành ở địa phương ghi nhận với hàng chục giấy khen, bằng khen và được người dân trong bản, trong vùng tin yêu.
Ông Vàng A Chỉnh, Trưởng bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, Phong Thổ cho biết: "Trước gia đình anh Lai rất là nghèo, nhưng anh có nhiều cố gắng và có đầu óc, nhanh nhẹn, nuôi lợn lớn rất nhanh và bán được rất nhiều. Anh Lai còn có kinh nghiệm, năng lực tốt trồng cây địa lan, chăm sóc rất tốt. Tôi đang tuyên truyền cho bà con trong bản là phải làm theo anh Lai để phát triển kinh tế, thoát nghèo"./.
Theo Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó