Chăn nuôi
Cúm H7N9 áp sát Việt Nam
Virus cúm A/H7N9 không có biểu hiện trên lâm sàng như cúm H5N1, H5N6 nên nếu giết mổ gia cầm hoặc ăn tiết canh vịt thì nguy cơ lây bệnh rất cao
Chiều 20-2, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã họp khẩn bàn biện pháp ứng phó với dịch cúm gia cầm H7N9 và H5N1.
Bùng phát nhiều ổ dịch
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho biết dịch cúm A/H7N9 đang bùng phát mạnh mẽ tại nước láng giềng Trung Quốc. Sau ca bệnh đầu tiên được phát hiện từ năm 2013 đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 1.200 ca, trong đó có 30 chùm ca bệnh. Số ca mắc trên người gia tăng nhanh chóng từ tháng 10-2016 đến nay với hơn 426 trường hợp được ghi nhận, tập trung chủ yếu tại 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), giáp biên giới Việt Nam.
Gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn được bày bán ở TP Cần Thơ Ảnh: NGỌC TRINH
Qua phân tích dịch tễ học, hơn 90% số ca mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm. Virus được phân lập từ người bệnh cùng chùm ca bệnh có kết quả giống nhau với tỉ lệ rất cao. Tuy nhiên chưa có bằng chứng về sự lây truyền dễ dàng và bền vững từ người sang người.
Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y - Bộ NN-PTNT, dù Việt Nam chưa ghi nhận dịch cúm A/H7N9 trên gia cầm nhưng từ đầu năm đến nay đã phát hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm. Ổ dịch cúm gia cầm mới nhất được phát hiện trong ngày 20-2 tại xã Trực Thuận (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Trước đó, cũng trong tháng 2-2017, ngành chức năng cũng phát hiện 3 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 ở tỉnh Bạc Liêu và Nghệ An. Cũng trong thời gian này, đã ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Từ đầu năm 2017 đến nay, tại tỉnh Svayreing (Campuchia) giáp với tỉnh Long An, Tây Ninh đã ghi nhận các trường hợp nhiễm cúm trên đàn gia cầm.
Khó phát hiện gia cầm mắc bệnh
Thời gian qua, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP HCM, Viện Pasteur Nha Trang... đã giám sát và tăng cường xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm nhưng không ghi nhận ca bệnh nào nhiễm virus H5N1, H7N9.
Tuy vậy, GS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng khả năng lây lan của virus cúm H7N9 vào Việt Nam là hoàn toàn có thể. Dịch đã tiến sát biên giới, tốc độ gia tăng khá nhanh. Đây là đợt dịch cúm H7N9 thứ 5 bùng phát trên thế giới nhưng lần này diễn biến phức tạp hơn rất nhiều.
“Đặc tính virus chưa có sự thay đổi nhưng phức tạp nhất là virus này không có biểu hiện trên đàn gia cầm. Tức là gia cầm hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có thể mang virus cúm. Ngay tại Trung Quốc - nơi dịch đang bùng phát mạnh - cũng chỉ phát hiện 26/160.000 mẫu gia cầm dương tính với virus cúm A/H7N9. Do đó, ngành chức năng cần giám sát chặt chẽ và tuyên truyền cho người dân không ăn và giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh gia cầm” - ông Long nhấn mạnh.
Trước nguy cơ dịch cúm lây lan trên người, GS Nguyễn Thanh Long yêu cầu các Viện Pasteur khu vực miền Trung, miền Nam và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cần mở rộng giám sát, tăng cường lấy mẫu nghi ngờ tại những địa phương giáp biên giới các nước đang xảy ra dịch. Tỉ lệ tử vong do nhiễm H7N9 trước đây là gần 50%, nay giảm còn 30% nhưng bệnh trở nặng rất nhanh.
Mua bán gia cầm ở vùng biên giới đã giảm
Đến thời điểm này, sau khi phát hiện 5 ổ dịch cúm gia cầm ở huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu), tại các tỉnh còn lại ở miền Tây chưa phát hiện thêm ổ dịch nào. Hiện toàn huyện Phước Long, nơi phát hiện nhiều ổ dịch, có tổng đàn gia cầm gần 70.000 con. Nguyên nhân dịch cúm gia cầm bùng phát ở Phước Long là do thời tiết thất thường, ban ngày nắng nóng, lạnh khi về đêm và cả mưa trái mùa làm giảm sức đề kháng của vật nuôi.
“Ngoài những hộ nuôi tập trung, số lượng gia cầm nuôi tự phát trong dân rất lớn song hiếm có hộ chủ động liên hệ cơ quan chức năng để tiêm phòng cho gia cầm. Các ngành chức năng không thể kiểm soát được tất cả các hộ dân có nuôi gia cầm” - ông Lâm Chí Trung, Trưởng Trạm Thú y huyện Phước Long, nhìn nhận.
Theo ghi nhận của phóng viên, sau khi có thông tin xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm ở Campuchia thì tình hình mua bán, vận chuyển gia cầm ở vùng giáp biên giới thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang đã không còn tấp nập như trước đây. Tại khu vực chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), sức mua giảm đáng kể. Còn tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và cửa khẩu quốc gia Giang Thành của tỉnh Kiên Giang cũng rất vắng vẻ.
Thế nhưng tại TP Cần Thơ, việc mua bán gia cầm sống, gia cầm chưa qua kiểm dịch vẫn diễn ra ồ ạt tại các chợ. Đặc biệt, khu vực cầu Bà Bộ, chợ gà, vịt sống lớn nhất ở TP này hoạt động rất rầm rộ. Mỗi khi lực lượng chức năng xuất hiện thì người bán vội gom gia cầm chạy trốn, sau đó lại bày ra bán công khai.
Nhóm phóng viên
Theo Ngọc Dung / Người lao động
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó