Chăn nuôi
Đàn gà rừng đột biến gen 500 triệu đồng, đại gia Thái mua không bán
Từ một cặp gà rừng đột biến gen, sau 3 năm nhân nuôi, anh Tuệ đã có trong tay 100 con gà rừng đột biến có giá trị ước tính trên nửa tỷ đồng. Nhiều người đã tới hỏi mua về làm gà cảnh, thậm chí có cả đại gia từ Thái Lan sang, nhưng anh quyết không bán.
Được biết đến là người sở hữu trong tay hơn chục giống gà cổ thuần Việt quý hiếm, song, ít người biết được rằng anh Nguyễn Minh Tuệ (Diên Khánh, Khánh Hòa) còn có một đàn gà rừng đột biến gen cực kỳ quý mà ở Việt Nam này có lẽ không có người thứ 2.
Ngồi ngắm đàn gà rừng đột biến đang chăm chỉ nhặt thóc tại trang trại của mình, anh Tuệ kể cách đây 3 năm, anh có mua một đôi gà rừng bố mẹ thuần chủng lông tía, được người dân bẫy ở trong rừng Ninh Thuận. Lúc gà mái ấp đẻ lứa trứng đầu tiên ra hơn chục con gà rừng con, anh đem nuôi. Khi gà đủ lông cánh thì phát hiện trong đàn có một cặp trống mái lông trắng tinh từ đầu đến chân.
Gà rừng đột biến gen với màu lông trắng tinh, chân xanh độc đáo ở Khánh Hòa
Thông thường, gà rừng có lông màu tía, lông hoa mơ, đen, chứ hiếm khi lông trắng. Thấy lạ, anh hỏi chuyên gia trong ngành thì được biết đó là gà rừng đột biến gen cực kỳ quý hiếm, ở Việt Nam không có nhiều và nếu có chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Vì thế, anh quyết định giữ đôi gà quý lại để thử nhân đàn, xem đời con của chúng có giữ được màu lông trắng nữa không. Kết quả, lứa gà đầu tiên nở ra, một đàn hơn chục con thì 100% đều là lông trắng, tuy nhiên, chân thì lại ra hai màu khác nhau là xanh và vàng.
Dù chúng là giống gà rừng đột biến gen nhưng bản tính sinh hoạt lại giống hệt gà rừng thường. Thức ăn chính của gà gồm các loại ngũ cốc ngô, lúa, các loại côn trùng, rau cỏ,... Chúng thích bay nhảy và ngủ ở trên cành cây, sức đề kháng các loại bệnh rất cao.
“Gà từ lúc bóc trứng đến lúc đẻ phải nuôi tầm 6 tháng, mỗi lứa gà đẻ tầm 15-17 trứng, một năm trung bình đẻ được 110-120 trứng”, anh Tuệ nói. Vì để nhân đàn nên anh nuôi theo phương pháp hoang dã, gà mẹ đẻ và tự ấp trứng nuôi con cho đến khi con lớn tự tách đàn.
Theo anh Tuệ, trong 3 năm nuôi nhân đàn, từ cặp gà rừng đột biến gen đầu tiên đến nay tính ra đã 6-7 đời, song, tất cả các cá thể ấp nở và nuôi lớn thành công đều cho lông màu trắng, có chân màu xanh hoặc vàng, tuyệt đối không có con nào lông màu tía hoặc hoa mơ như lông gà rừng thuần chủng thường thấy.
Hiện tổng đàn gà rừng đột biến này là 100 con, được nhiều người hỏi mua với giá cao nhưng chủ nhân chưa đồng ý
Vì lông trắng tuyền rất hiếm, mỗi con gà lại chỉ nặng từ 7-8 lạng khi trưởng thành, thế nên, trong quá trình nuôi rất nhiều người chơi gà đến mua về làm cảnh hay để làm giống, anh cho hay.
“Dạo trước có một đại gia gà cảnh ở Thái Lan bay sang đây để hỏi mua toàn bộ đàn gà rừng đột biến quý hiếm này, với mục đích mua về nhân đàn rồi bán gà cảnh. Tuy nhiên, tôi đã từ chối mặc dù khi đó họ trả giá rất cao”, anh Tuệ nói.
Cũng theo anh Tuệ, giống gà rừng thuần chủng hiện nay đã được nhân nuôi khá nhiều, song, giống gà rừng đột biến gen của anh thuộc hàng hiếm có khó tìm. Do đó, anh quyết tâm giữ lại để nhân giống bảo tồn.
Hiện tại, sau 3 năm nhân đàn, từ 1 cặp bố mẹ, anh đã có trong tay đàn gà rừng đột biến gen số lượng lên đến cả 100 con, giá trị ước đạt hơn 500 triệu đồng.
“Nhiều người trả 10-13 triệu đồng/cặp nhưng tôi chưa muốn bán vì vẫn muốn nhân đàn lớn hơn nữa. Tôi định đầu tháng 9 này sẽ xuất bán những con gà đầu tiên ra thị trường. Sắp tới, tôi sẽ mời chuyên gia của Viện Nông nghiệp vào xem xét, sau đó đưa ra Hà Nội nhân nuôi để phục vụ công tác bảo tồn giống gen quý hiếm”, anh Tuệ tiết lộ.
Theo Bảo Phương / VietnamNet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó