Chăn nuôi
Độc đáo gà "khổng lồ năm ngón" giá 30 triệu ở Hà Nội
Gà khổng lồ có hình dáng oai vệ, lông mượt phủ xuống tận chân và có trọng lượng lên tới gần 20kg/ con, ở Việt Nam giống gà này có giá bán từ 20 – 30 triệu đồng/ con gà trưởng thành.
Gà kỳ lân khổng lồ hay còn có tên gọi là gà Brahma, có nguồn gốc từ nước ngoài và chỉ mới du nhập vào Việt Nam được vài năm. So với các loại gà khác, gà kỳ lân có trọng lượng lớn, trung bình khoảng từ 9 – 18kg/con.
Anh Nhữ Giáp (chủ một trang trại chăn nuôi ở Mễ Trì – Hà Nội) cho hay, gà kỳ lân được thế giới gọi là “Vua của các loài gà” nhờ hình dáng oai vệ và khổng lồ của mình. Điều đặc biệt, bộ lông của chúng phủ kín cơ thể xuống tận móng chân, nhìn tổng thể không khác gì những chú “chó ngao Tây Tạng”. Với nhiều người loại gà này còn được xem là biểu tượng của quyền lực, sự giàu sang và may mắn. Hiện trang trại của anh Nhữ Giáp cũng đang nhân giống và nuôi thử nghiệm 2 cặp gà khổng lồ.
Trang trại anh Nhữ Giáp được xem là trang trại đầu tiên ở miền Bắc nuôi và nhân giống gà khổng lồ thành công |
Theo chủ trang trại này thì tùy từng nơi mà các giống gà kỳ lân có những điểm khác nhau: Nếu những chú gà kỳ lân đến từ Hà Lan có đặc điểm là nhiều màu sặc sỡ, bắt mắt thì các chú gà kỳ lân đến từ Pháp lại ít màu hơn, trọng lượng to hơn; còn gà kỳ lân nhập từ Anh lại có trọng lượng nhỏ và có vẻ “duyên dáng” riêng biệt. Ở Việt Nam, gà khổng lồ chủ yếu được nuôi để làm cảnh bởi chất lượng thịt của loại gà này không có gì đặc biệt.
“Giống gà kỳ lân nuôi khá dễ và thích nghi với mọi thời tiết khắc nghiệt. Giá cả cũng đa dạng theo từng thời kỳ phát triển và sinh trưởng của gà. Trung bình, gà con từ 1 – 3 tháng tuổi có giá khoảng vài triệu đồng trong khi đó 1 con gà trưởng thành có thể được trả giá lên tới từ 20 – 30 triệu đồng. Việc định giá cả phụ thuộc vào hình dáng, kích thước và màu lông của gà. Gà khồng lồ càng có lông đẹp, óng mượt, hình dáng oai vệ lại càng được trả giá cao", anh Giáp nói.
Chủ trang trại này cho biết, cũng nhờ hình dáng độc lạ, mà trong dịp Tết Đinh Dậu vừa rồi khá nhiều dân chơi sinh vật cảnh tìm đến trang trại của anh để hỏi mua loại gà này. "Tôi đang ấp ủ kế hoạch nhân giống loại gà này nên dù có được trả giá cao đến đâu tôi cũng không bán. Hiện các cặp gà bố mẹ khổng lồ ở trang trại đều phát triển, sinh trưởng tốt, bước đầu tôi cũng đã ấp nở thành công một số lượng gà con khổng lồ tương đối lớn".
Loại gà này có hình dáng oai vệ, lông mượt và bóng phủ xuống tận ngón chân |
Một con gà khổng lồ trưởng thành có thể có trọng lượng lên tới 30 kg/một con |
Việc định giá phụ thuộc vào hình dáng của gà. Gà càng có dáng oai vệ, lông đẹp, mào đỏ... càng được định giá cao |
So với các loại gà khác, gà khổng lồ có 5 ngón chân và các ngón đều được phủ lớp lông mịn màng lên trên |
Dù chỉ mới du nhập vào Việt Nam nhưng loại gà này nhanh chóng được nhiều dân chơi sinh vật cảnh săn lùng |
Vẻ đẹp oai vệ của gà khổng lồ mà ít loại gà nào có được |
Hiện tại trang trại anh Nhữ Giáp đã nhân giống thành công gà con khổng lồ từ cặp gà bố mẹ được nhập về |
Một con gà con khổng lồ vài tuần tuổi tại trang trại anh Nhữ Giáp |
Theo Dân trí
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó