Chăn nuôi
Đối mặt dịch tả châu Phi, tôi bán 30 tấn lợn hơi, thu 1,5 tỷ đồng
Đó là chia sẻ của anh Trần Như Kiên, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phương Nam, bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu (Sơn La). Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi con “ăn cơm nằm”, anh Trần Như Kiên gặp thất bại thảm hại trong 2 năm đầu. Sau thất bại đó, lứa lợn nào anh Kiên cũng trúng nhờ chịu khó tìm hiểu thông tin trên báo, đài để xử lý tình huống trong kinh doanh.
Đã hơn 11 năm trôi qua nhưng anh Trần Như Kiên vẫn nhớ như in thất bại liên tiếp của 2 năm đầu nuôi lợn nái, lợn thịt thương phẩm. Năm 2006, anh Kiên bắt đầu nuôi lợn. 10 con lợn nái với hơn 100 con lợn con mà anh mua về nuôi, cứ chết dần, chết mòn. Không nản chí, anh tiếp tục mua đàn khác về nuôi, nhưng cũng chỉ được một thời gian sau đó, đàn lợn chết sạch sành sanh.
Khu chuồng trại nuôi lợn của anh Kiên được bố trí khoa học, với nhiều dãy chuồng nuôi lợn nái, lợn thịt tách biệt.
“2 năm trời, bao vốn liếng tích cóp, vay mượn dồn vào nuôi lợn mất trắng, tôi lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Lúc đó, tôi mới biết nguyên nhân khiến đàn lợn nhà tôi bị chết hết con này đến con khác là do mắc dịch. Bài học nhớ đời này đã giúp tôi nhận ra rằng, làm gì cũng cần phải có kiến thức và thông tin, nhất là đối với nghề có nhiều rủi ro như nuôi lợn” – anh Kiên nhớ lại.
Sau thất bại đó, anh Kiên vừa mầy mò tìm hiểu, tích lũy kiến thức nuôi lợn qua sách, báo, vừa tham quan học hỏi cách làm chuồng trại ra sao, cho lợn ăn thế nào tại một số trang trại lợn lớn ở Hà Nam, Hà Nội...
Anh Kiên thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ.
Nắm vững kiến thức, anh Kiên, cuối năm 2008, anh Kiên mạnh dạn vay tiền mua 17 con lợn nái và 100 con lợn thịt về nuôi. Đàn lợn được vợ chồng anh chăm sóc cẩn thận, tiêm vắc xin phòng bệnh, cho ăn đều đặn mỗi ngày 2 bữa: sáng và chiều tối. Anh Kiên còn thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng trại mỗi ngày, hạn chế dịch bệnh xảy ra ở đàn lợn.
Công sức của 2 vợ chồng anh bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng. Khi đàn lợn nái lần lượt đẻ cũng là lúc anh xuất chuồng lứa lợn thương phẩm đầu tiên. Lứa lợn đó anh Kiên thu hơn 500 triệu đồng. Liên tiếp những lứa lợn sau đó, lứa nào anh Kiên cũng trúng quả, vì bán được giá cao. Anh tiếp tục mở rộng chuồng trại, tăng quy mô đàn lợn nái, lợn thương phẩm qua từng năm. Mấy năm gần đây, anh Kiên duy trì đàn lợn nái 160 con và khoảng 1.500 con lợn thương phẩm.
Đàn lợn nhà anh Kiên được chăm sóc đúng kĩ thuật, cho ăn đủ dinh dưỡng nên luôn sinh trưởng, phát triển tốt.
Trao đổi với Dân Việt, anh Kiên cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, năm nào tôi cũng thu lãi đều tay từ xuất bán lợn hơi ra thị trường. Ngay cả thời điểm giá lợn hơi giảm mạnh như đầu năm 2017, tôi cũng lãi gần nửa tỷ đồng. Sở dĩ tôi nuôi lợn trúng quả liên tiếp là nhờ biết cách chắt lọc thông tin trên báo, đài...".
"Cũng nhờ nắm bắt, phân tích thông tin trên báo, đài về giá lợn các loại cũng như tình hình dịch bệnh chung trong cả nước nên tôi có kế hoạch tăng, giảm đàn cho phù hợp. Thông tin là một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong quá trình nuôi lợn của tôi...”, anh Kiên thổ lộ.
Nói có sách, mách có chứng, anh Kiên kể cho chúng tôi nghe cách anh nuôi lợn thời dịch tả lợn Châu Phi. “Vào khoảng trung tuần tháng 2.2019, sau khi nghe đài, báo thông tin Đài Loan xét nghiệp mẫu bánh mỳ do 1 du khách bay từ thành phố Hồ Chí Minh sang, dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tôi phán đoán chắc chắn nước ta sẽ xuất hiện loại dịch này.
Theo anh Kiên, thông tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp anh nuôi lợn lứa nào trúng lứa đó.
Nhận định, nếu công bố dịch tả lợn châu Phi, chắc chắn giá lợn hơi sẽ giảm nên tôi quyết định bán đàn lợn thương phẩm của gia đình. Chỉ trong vài ngày, tôi đã bán cho thương lái khoảng 30 tấn lợn hơi với giá hơn 50.000 đồng/kg, thu hơn 1,5 tỷ đồng. Nếu không nắm bắt được thông tin, không đi trước một bước thì lứa lợn đó, tôi lỗ nặng. Bởi chỉ ít ngày sau đó, nhiều tỉnh đã công bố dịch tả lợn châu Phi, trong đó có Sơn La. Theo đó, giá lợn cũng vì thế mà giảm xuống”.
Theo anh Kiên, từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Sơn La, ngoài việc thường xuyên phun thuốc sát trùng bên trong chuồng và xung quanh khu vực nuôi lợn của gia đình, anh không cho người lạ vào khu vực nuôi nhốt lợn các loại. Đàn lợn nái, lợn nuôi thịt thương phẩm ở các độ tuổi khác nhau vẫn sinh trưởng, phát triển tốt.
Theo Văn Chiến / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó